top of page
Writer's pictureNhàn Lý

Halloween - bạn muốn hóa trang hay tẩy trang?

Updated: Mar 18

Một vài năm gần đây, Halloween trở nên phổ biến với giới trẻ Việt Nam. Dường như sức hút của lễ hội không chỉ thể hiện ở những màn hóa trang kỳ quái mà ẩn đằng sau đó là khao khát được sống thật, được trải nghiệm điều mới lạ mà không sợ phán xét, chối bỏ, dị nghị.


Vậy thì Halloween có thật sự là lễ hội "hóa trang" để trở nên ghê rợn, xấu xí? Hay là ngày "tẩy trang" để được sống thực là chính mình?


Mục lục





Từ lễ hội hóa trang Halloween…

Halloween có từ 2000 năm về trước, bắt nguồn từ Kitô giáo với mục đích xua đuổi tà ma và chào đón những người thân đã mất quay trở về. Tuy nhiên trải qua hàng nghìn năm, du nhập vào nhiều nền văn hóa, không phải ai cũng lưu giữ ý nghĩa này. Khi vào Việt Nam, lễ hội hóa trang đơn thuần chỉ mang tính giải trí, vui chơi, không còn màu sắc của tôn giáo và lễ nghi nữa.

Thường thì con người thích hóa trang thành hoàng tử - công chúa, đàn ông thành công, phụ nữ thành đạt (những hình mẫu đẹp, chính diện) nhưng trong lễ hội khác thường này, mọi người lại bị cuốn hút bởi việc biến mình thành những nhân vật rùng rợn lượn lờ trên đường phố: phù thủy, ma quỷ, bộ xương khô, con vật kinh dị, nhân vật hoạt hình gớm ghiếc…

Dường như đây là ngày duy nhất người ta không sợ xấu, thích thú với diện mạo kỳ quái nhưng cũng không kém phần hài hước của mình. Đây là dịp mong chờ của các tín đồ thời trang khi được hóa thân thành nhân vật mình thích hay trải nghiệm cảm giác lạ, thỏa sức sáng tạo những hình ảnh độc đáo, khác lạ và ấn tượng.




Sự nhộn nhịp, vui vẻ, náo nhiệt khiến ta bất chợt tự hỏi: Tại sao con người có lúc lại thích thú với những hình ảnh mang tính phản diện? Những lát cắt xấu xí ngày thường ta cố gắng che đi để phô ra những điều đẹp đẽ, lộng lẫy phải chăng có lúc khiến con người căng thẳng, mệt mỏi, nhàm chán? Để rồi khi có một khoảnh khắc được “đảo vai” ta không ngần ngại muốn chớp lấy. Hàng ngày ta sợ những điều khác thường bị chê bai, ngày Halloween ta có thể “tẩy trang” để làm những điều mà ngày thường người khác cho là điên rồ.


Vậy thì rốt cuộc ta đang HÓA TRANG hay đang TẨY TRANG để được là chính mình?


…đến những màn hóa trang xuyên cuộc đời

Sau một ngày Halloween vui nhộn, ta trở về với cuộc sống đời thường: hiện diện với sự nghiêm túc, chỉn chu, phù hợp với xu thế đám đông, không còn những chiếc mặt nạ muôn hình muôn vẻ để tiếp tục hành trình mưu sinh, đối diện với những áp lực của mình.


Ta TẨY TRANG nhưng dường như lại HÓA TRANG vào những vai diễn chính diện với đầy đủ những phẩm chất theo quy chuẩn xã hội: Một người sếp thành đạt - một người nhân viên mẫn cán; một người hướng ngoại vui vẻ - một người hướng nội trầm lặng; một người cố khoác lên mình chiếc áo đồng phục để không dị biệt với thế giới xung quanh mình…





Vì sống với quy chuẩn xã hội, tuân thủ thước đo đám đông, rất ít khi ta dám phá cách, thể hiện cá tính và đặc biệt không muốn bộc lộ mặt trái của mình. Thực tế ta “đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” (Bức tranh - Nguyễn Minh Châu) nhưng ta lại chỉ muốn người khác nhìn thấy diện mạo thiên thần nên tâm niệm “tốt đẹp phô ra - xấu xa đậy lại”. Mải mết phô vẻ đẹp - nỗ lực che đậy xấu xa, ta chẳng thể được là chính mình trong từng dòng cảm xúc. Muốn mặc một chiếc áo nhưng sợ không hợp tuổi, muốn bước ra vùng an toàn nhưng sợ cười chê, thèm một cuộc đời tự do nhưng lại chẳng biết làm thế nào để tự lo, thậm chí chẳng biết bản thân thật sự cần gì vì không hiểu nổi chính mình.


Sống với những chiếc mặt nạ, hóa trang mình trong những vai diễn không hồi kết khiến chúng ta mệt mỏi, căng thẳng. Bề ngoài luôn cố tỏ ra mình là thiên thần nhưng đâu biết rằng sự kìm hãm và chịu đựng bên trong có thể là mầm mống của ác quỷ (tham sân si). Làm sao để cân bằng? Làm sao để dung hòa giữa 2 ranh giới?


Đẹp đẽ thì lan tỏa - xấu xa thì nhận ra

Một trong những ý nghĩa của lễ hội Halloween từ ngàn xưa đó là không muốn linh hồn người chết trở về nhập vào người sống nên họ tự hóa trang hình hài ma quỷ. Người ta tin rằng, để tránh khỏi những linh hồn tà ác thì phải ngụy trang thành một linh hồn độc ác. Điều đó chẳng phải cũng giống như cuộc sống của chúng ta, cái xấu cũng thèm khát được ngụy trang trong vỏ bọc đẹp đẽ?


Nhiều khi chúng ta tin, để “đối đầu” với xấu ác, mình đáp trả bằng một sự xấu ác hơn? Nhiều khi ta nhầm lẫn rằng sống thật với chính mình là phô bày tất cả sự xù xì của bản thân dù điều đó làm tổn thương người khác. Không phải ai cũng nhận ra, sống thật là soi mình trong sự đa chiều, thừa nhận trong mình có ác quỷ để chuyển hóa dần thành thiên thần.


Nếu thiên thần có sức hút như vậy, tại sao ta không dùng vẻ đẹp của nó để đồng cảm và chuyển hóa ác quỷ? Dùng chính tình thương - trí tuệ - sự nhẫn nại để cảm hóa lòng tham, sự ích kỷ, mê mờ? Bởi thiên thần và ác quỷ chẳng ở đâu xa, vốn dĩ vẫn tồn tại trong ta và được biểu hiện qua cảm xúc 3 gốc và cảm xúc 3 độc (hạt giống tâm đã có từ khi ta đến với thế giới này)





“Khoe” đẹp đẽ để tô vẽ sự hào nhoáng- “đậy chặt” xấu xa để giấu sự bất toàn, cả một đời hóa trang, ai rồi không có lúc cảm thấy bức bối và đau khổ?


Không được lựa chọn nơi sinh ra nhưng ta được lựa chọn cách để sống: Lựa chọn hóa trang cồng kềnh hay tẩy trang gọn nhẹ, chọn sống ảo với thế gian hay sống thật với chính mình, chọn chăm chút bề ngoài hay nâng tầm bên trong…Lựa chọn không hề dễ dàng nếu tự ta không thấu hiểu bản thân, không nhận diện được đâu là hạt mầm 3 gốc - đâu là hạt giống 3 độc vẫn âm ỉ nhân đôi tế bào trong tâm hồn mình.


Người ta thường dùng thần số học, DISC, sinh trắc vân tay, tử vi…để hiểu bản thân nhưng còn 1 công cụ cũng giúp hiểu bản thân không kém đó là quay vào bên trong tĩnh lặng và lắng nghe tiếng nói tâm hồn mình. Muốn biết mình đẹp ở đâu - xấu chỗ nào, ta cần quay vào bên trong bằng tất cả sự tĩnh lặng và tỉnh thức.


Không phải ai cũng có năng lực ngồi thiền, nhất là người mới bắt đầu, nên có một công cụ hữu ích để “tôi đi tìm tôi” đó là VIẾT. Viết giúp ta chậm lại, neo vào từng khoảnh khắc, chạm vào từng dòng suy nghĩ. Tuy nhiên nếu chỉ viết thôi là chưa đủ, để có năng lực nhận diện hạt mầm HOA (tốt đẹp, thiện lành) - soi tỏ hạt giống CỎ (tham lam, ích kỷ) , để biết cách TƯỚI TẨM hay LOẠI BỎ, ta cần VIẾT 3 GỐC.





  • Nếu viết đơn thuần có thể khiến ta rơi vào tự cao khi chỉ thấy được mặt lợi hại, tích cực của mình thì viết 3 gốc là tấm gương soi mình khách quan - đúng sự thật như nó vốn là.


  • Nếu viết đơn thuần che đi những xù xì gai góc rồi khiến ta rơi vào trạng thái của kìm nén và chịu đựng thì viết 3 gốc giải tỏa những căng thẳng, nhận diện rác và chuyển hóa thành hoa.


  • Nếu viết đơn thuần là “tốt đẹp khoe ra - xấu xa đậy lại” thì viết 3 gốc cho ta hiểu “đẹp thì lan tỏa - xấu thì nhận ra”


Đẹp lan tỏa để giúp đời - xấu nhận ra để sửa mình. Con đường viết 3 gốc chính là hành trình chánh kiến lại bản thân, giải mã chính mình để chuyển hóa sâu sắc.

Đến với viết 3 gốc, bạn chẳng cần hóa trang, chẳng cần khoác lên mình những vai diễn quá sức, hãy cứ là mình, một ĐÓA HOA với phiên bản DUY NHẤT tự trang điểm cho mình và tô điểm cho đời.


Lời nhắn gửi

Thật khó để bỏ đi lớp hóa trang ngay tức khắc nhưng nếu bạn vẫn cần trang điểm thì hãy chọn cho mình một loài nước tẩy trang tốt, để sau một ngày mỏi mệt, bạn có khoảnh khắc thư giãn, cho da của mình nghỉ ngơi, để mai lại tiếp tục trang điểm trong một ngày dài.


Còn nếu bạn chưa thật sự hài lòng với những lựa chọn của mình, hãy tham khảo dòng nước tẩy trang không chỉ làm sạch sâu mà còn giúp trẻ hóa tâm hồn, cân bằng cuộc sống, vun bồi sự trưởng thành có tên là Content 3 gốc tại https://talk.gnh.vn/content3goc


—---


Nội dung: Nhàn Lý - Học viên Content 3 gốc khóa 1

Biên tập: Liên Thanh - Admin lớp Content 3 gốc & Viết hiểu mình



42 views0 comments

Commenti

Valutazione 0 stelle su 5.
Non ci sono ancora valutazioni

Aggiungi una valutazione
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

Trí nhân

Đóng góp tài năng viết lách của mình cho trang

01

Tài vật

Đóng góp bằng tài chính

02

Nội dung chuyển khoản:

3goc.vn_Tên_Điều nhắn gửi

Số Tài Khoản: 215962349

Ngân hàng: ACB - PGD Vạn Hạnh

Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh

z5270840594423_a3c1e7ba81d7effac77193110559e12d.jpg
bottom of page