top of page

Ngày Lễ Phật Đản nên làm gì cho ý nghĩa?

Updated: May 16

MỤC LỤC:

***

Hằng năm, tầm ngày 7 - 8 tháng 4 âm lịch, bạn lại thấy những con phố, con hẻm đều được giăng cờ hoa, băng rôn trang hoàng rực rỡ sắc màu mừng Đại Lễ Phật Đản. Trước cổng chùa còn được trang trí bằng cờ hoa, hoa sen, hay lồng đèn Phật Đản. 


Bạn biết đây là ngày lễ lớn mừng Đức Phật sinh ra đời. Bạn biết đây là ngày mình sẽ đi chùa để thắp nhang, cầu nguyện. Mặc dù vậy, có thể bạn chưa biết được ý nghĩa sâu sắc hơn của ngày lễ Phật Đản. 3goc.vn mời bạn cùng đọc bài viết bên dưới nhé!


Lễ Phật Đản có ý nghĩa gì?

Lễ Phật Đản, hay còn gọi là Vesak, có nguồn gốc từ hơn 2500 năm trước tại Lumbini, Nepal. Vào ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, Hoàng hậu Maya đã hạ sinh Thái tử Siddhartha Gautama, người sau này trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 


Sự kiện trọng đại này đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử nhân loại, mở ra con đường giải thoát khỏi khổ đau và giác ngộ.


Lễ Phật Đản mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông thì ngày này chỉ là kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên, theo Phật giáo Nam Tông thì ngày này được xem là Tam Hiệp, hội tụ của ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật:


  • Đản sinh: Thái tử Siddhartha ra đời, mang theo ánh sáng trí tuệ và từ bi đến với thế gian.

  • Thành đạo: Sau nhiều năm tu hành gian khổ, Ngài Siddhartha đã giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề.

  • Niết bàn: Sau khi ngài thành đạo ở năm 35 tuổi, ngài đã dành 45 năm tiếp theo đi khắp nơi khai ngộ cho người hữu duyên và nhập Niết bàn ở năm 80 tuổi.


Đối với Phật tử nói riêng và nhân loại nói chung Lễ Phật Đản còn là dịp để chúng ta ôn lại những lời dạy cao quý của Đức Phật về từ bi, trí tuệ, vô ngã, nhân quả,...

Cùng CHUNG TAY đóng góp trí lực và vật lực để giúp 3goc.vn sản xuất thêm nhiều nội dung hay trong thời gian tới, bạn nhé!

Hoạt động ý nghĩa ngày Lễ Phật Đản

Thường đến ngày này, chúng ta nghĩ ngay đến việc vào chùa để thắp nhang và cầu nguyện nương nhờ Đức Phật ban cho một mong ước nào đó. Đây là một nét đẹp văn hoá tâm linh, đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt. 


Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ việc đi chùa nói chung, hay Lễ Phật Đản nói riêng là cơ hội để mỗi chúng ta tìm về sự tĩnh lặng, hướng tâm hồn về với những giá trị thiện lành, mở rộng lòng từ bi và vun bồi trí tuệ, thì những hoạt động dưới đây sẽ còn mang nhiều ý nghĩa hơn nữa. 


Cho nên, mỗi khi tham gia những hoạt động được gợi ý dưới đây, bạn hãy luôn chú tâm quay về với chính mình nhé.


Thả đèn hoa đăng

Dưới góc nhìn Phật giáo, nghi thức thả đèn hoa đăng không chỉ mang vẻ đẹp lung linh huyền ảo mà còn ẩn chứa những tầng ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và triết lý. Bởi vì ngọn nến trên hoa đăng tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ của Đức Phật. Khi thả đèn hoa đăng bạn mong muốn lan tỏa trí tuệ, giác ngộ đến với mọi người


Ngọn đèn trên hoa đăng tỏa ra ánh sáng, làm cho bông hoa sen nở rộ. Nhìn từ bên ngoài thấy một đoá sen của lòng từ bi, sự bao dung và lòng nhân ái gợi lên sức truyền cảm hứng cho mỗi hạt giống từ bi bên trong mỗi người. 


Cho nên bạn thấy đấy, thả đèn chỉ là hình thức. Dùng hình thức để khơi gợi trong tâm mỗi người những giá trị tốt đẹp. Dùng đèn để nhắc nhở mỗi chúng ta quay lại bản thân, đây mới đích thị là ý nghĩa tâm linh sâu sắc của hoạt động này.


Lễ Tắm Phật

Lễ tắm Phật xuất phát từ các bản kinh thuộc truyền thống Nam Tông và Bắc Tông, khi mà Hoàng hậu Ma-da đản sinh Thái tử thì từ trên không trung có hai dòng nước của chư Thiên, một dòng nước mát, một dòng nước ấm rưới xuống để tắm cho Hoàng hậu cùng Thái tử.


Hai dòng nước cùng lúc nóng và lạnh được lấy ý tưởng từ đó để tượng trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch, vui và buồn, sướng và khổ trong cuộc đời mỗi con người. 


Tương tự, trong kinh sách Đức Phật cũng chỉ rằng nếu ai chịu được cả hai chiều thuận nghịch với tâm bình an, thì người đó chính là vị Phật của tương lai.


Thêm nữa, các buổi lễ sẽ có một chậu nước và các cánh hoa Sala bên trong, ngụ ý rằng đây là nước thơm để tắm Phật. Nước thơm này cũng chính là giáo pháp của từ bi-trí tuệ-nghị lực gột rửa những tham-sân-si bên trong mỗi người, để Phật tính được hiển hiện ra. Nước thơm tắm Phật là hình thức nhưng cũng gợi lên được bao điều.

Ăn chay chào lễ Phật Đản

Vấn đề ăn chay không còn quá xa lạ với mỗi người dân Việt Nam vào các ngày rằm hay mùng 1. Có người 1 tháng ăn 4 ngày, có người thì ít hơn chỉ 2 ngày, nhưng có một số người lại chưa có thói quen này. 


Có rất nhiều khía cạnh cùng những lời giải thích về lợi ích của ăn chay như có sức khoẻ, bảo vệ môi trường hay như tránh sát sinh để tỏa tâm từ đến chúng sinh. Tuy nhiên, trong bài viết này sẽ không đề cập quá sâu vào, thay vào đó chỉ muốn hướng đến độc giả một cơ hội để ăn chay nhân ngày Phật Đản.


Bạn có thể nấu ăn tại nhà với các món chay ngon lành, nhờ thế cả bạn và người thân sẽ có thêm một món ngon lạ miệng. Hoặc khi đến chùa tham dự cúng bái, bạn hãy thử nán lại dùng bữa “thọ trai" - là hoạt động dùng bữa tại nhà chùa. 


Bạn có thể đến sớm hơn để tham gia vào các hoạt động chuẩn bị bữa ăn trong gian bếp, hoặc chuẩn bị các phần ăn để đi phân phát cho khách đến tham quan chùa. Những hoạt động này nếu không có Lễ Phật Đản, chắc rất khó để bạn trải nghiệm.


Ăn chay là một hình thức giúp bạn nhìn ra được rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống.

>>> Đọc thêm: Ăn chay hay ăn mặn

Xem phim, đọc sách cuộc đời Đức Phật

Nhiều người khi nghĩ đến giáo pháp thường e ngại vì nghĩ đến những quyển kinh dày cộm, những câu giáo lý khó hiểu được phiên âm từ tiếng Bali. Nhưng sự thật không phải vậy. 


Giáo pháp của Đức Phật thực chất rất dễ hiểu nếu được xem thông qua những quyển sách, hay bộ phim về cuộc đời Đức Phật. Trước khi bạn tìm hiểu về những gì Ngài để lại cho chúng sinh, bạn hãy tìm hiểu nguồn gốc tại sao Đức Phật lại làm những việc đó.


Khi đọc sách, xem phim về Ngài, bạn sẽ cảm thấy thật ra Đức Phật rất gần gũi chứ không phải là một vị thánh xa lạ có trong truyển thuyết. Ngài có thật, được mẹ sinh ra bằng xương bằng thịt, được nuôi nấng và cũng trải qua những sự kiện trong cuộc đời giống như chúng ta.


Xem phim, đọc sách mới mới hiểu rõ được giác ngộ của ngài thật ra nó đơn giản, gần gũi với đời sống hằng ngày biết nhường nào. Bạn có thể đọc sách “Đường xưa mây trắng" và bộ phim “Cuộc đời Đức Phật” bài viết chia sẻ nhé.

Bài viết có gắn đường dẫn mua sách trên BKE Shop. Đồng hành "Góp gạo nuôi quân" cùng Trí Tuệ Việt Nam để lan toả Văn Hoá Đọc đi khắp mọi miền đất nước!

Thiền định và tụng kinh

Đây là 2 hoạt động bạn có thể tham gia cùng nhà chùa, hoặc tại nhà của bạn. Như trên đã có chia sẻ, Đại lễ Phật Đản là cơ hội để mỗi người nương theo giáo pháp của Đức Phật mà quay về với chính mình. Cho nên, hoạt động này sẽ giúp bạn đi sâu hơn vào tâm thức.


Ở chùa thông thường sẽ có các thời khoá thuyết pháp, hoặc ngồi thiền tụng kinh. Bạn có thể xem lịch tại mỗi chùa bạn đến để cùng tham dự với các sư thầy. Sau buổi lễ, bạn có thắc mắc gì về những câu kinh, hay giáo pháp của Đức Phật, bạn có thể tham gia buổi dùng trà với các thầy để được giải đáp rõ hơn.


Nếu bạn không có cơ hội đi đến chùa, bạn hoàn toàn có thể thiền định và tụng kinh tại nhà, như thói quen bạn vẫn làm mỗi ngày (trường hợp bạn đã có thói quen này từ trước). Ngoài ra, đối với những người chưa quen với việc này, bạn có thể thay thế bằng việc chọn một ngày không làm gì cả, để quay vào bên trong với ý thức chánh niệm.

Hay như lúc này, bạn chọn một ngày để đọc bài viết này, hiểu hơn về ý nghĩa của Lễ Phật Đản, và tự chiêm nghiệm về cuộc sống, về con đường tu tâm của chính mình.


Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài chia sẻ trên về Đại lễ Phật Đản. Bài viết nếu có chia sẻ thiếu sót phần nào, rất mong nhận được phản hồi bên dưới phần bình luận nhé!


***

Nội dung: Trung Căn Bản - BTC lớp Content 3 Gốc & Admin Page Hoan Hỷ

Biên tập: Khánh Vi

Hình ảnh:

Nguồn tham khảo:

-Wikipedia - Lễ Phật Đản

-https://tamnhuhanh.com/ "Ánh sáng Từ Bi: Ý nghĩa thâm sâu của Nghi thức thả đèn hoa đăng trong Phật Giáo"

-https://kinhtedothi.vn/ "Tại sao có nghi thức tắm Phật trong Đại lễ Phật đản?" - Như Hương

289 views2 comments

2 Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Guest
May 16
Rated 5 out of 5 stars.

Bài chia sẻ ý nghĩa, mình cũng thấy treo cờ, biết vậy thôi chứ ko hiểu rõ như bài viết đề cập

Like
khanhvi
khanhvi
Jun 04
Replying to

Cảm ơn bạn đã chia sẻ!

Like
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

Trí nhân

Đóng góp tài năng viết lách của mình cho trang

01

Tài vật

Đóng góp bằng tài chính

02

Nội dung chuyển khoản:

3goc.vn_Tên_Điều nhắn gửi

Số Tài Khoản: 215962349

Ngân hàng: ACB - PGD Vạn Hạnh

Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh

z5270840594423_a3c1e7ba81d7effac77193110559e12d.jpg
bottom of page