top of page

Đâu là “chìa khóa vàng” để xây dựng văn hóa đọc?

Updated: May 25

Bạn có bao giờ tự hỏi: "Đọc sách để làm gì?" hay "Làm sao để biến việc đọc sách thành một thói quen mang lại giá trị thực sự?",  “Đọc thế nào để nhớ lâu?”


Văn hóa đọc được ví như cánh cửa thần kỳ mở ra những chân trời tri thức, những vùng đất chưa được khám phá. Nhưng có thể bước qua cánh cửa ấy rồi trở về với một phiên bản tốt đẹp hơn thì mỗi người cần phải sở hữu cho mình một chiếc “chìa khóa vàng”, mở đúng cánh cửa dẫn mình đến nền tảng cao hơn.


“Chìa khóa vàng” đó là gì? Mời bạn cùng 3goc.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!


Mục lục



văn hóa đọc 1

Văn hóa đọc là gì?

Có người cho rằng văn hóa đọc chỉ là đọc sách, càng đọc nhiều càng có văn hóa.

Lại có người nghĩ rằng văn hóa chỉ dành cho trẻ đến trường hoặc những người có học, làm công việc liên quan đến sách vở và giáo dục nên cho mình là kẻ nằm ngoài cuộc của những hoạt động đọc.

Thực ra cả 2 cách hiểu trên đều sai lầm, Vậy hiểu thế nào mới đúng về văn hóa đọc?


Văn hóa là thay đổi để trở nên đẹp đẽ (Văn có nghĩa là đẹp; Hóa là sự thay đổi, chuyển hóa). Như vậy, văn hóa đọc có nghĩa là nhờ hoạt động đọc mà chúng ta có sự chuyển hóa nhận thức và hành vi giúp mình ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.


Theo Trí Tuệ Việt Nam, thì văn hóa đọc bao gồm 5 hoạt động chính sau đây:


1- Đọc những điều có văn hóa (chủ động thông tin - chủ động thái độ)

Tức là chúng ta sẽ đọc những thông tin (bao gồm cả thông tin trên mạng internet) có văn hóa, cùng hướng về 3 gốc rễ (Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực). Những thông tin này giúp chúng ta đào luyện bản thân, phát triển nghề nghiệp, hướng tới chân lý.


2- Đọc mọi điều với thái độ có văn hóa (thụ động thông tin - chủ động thái độ)

Thái độ có văn hóa là chúng ta không bị đồng hóa, đọc không vội tin ngay mà có sự nghi ngờ và phản biện, có sự quan sát kĩ càng để không bị dẫn dắt và lôi kéo về mặt cảm xúc.



văn hóa đọc 2

3- Suy ngẫm và có góc nhìn đa chiều

Góc nhìn đa chiều là ta tìm hiểu qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ đó có suy luận và diễn giải cho riêng mình. Quan trọng nhất là từ suy ngẫm và đúc kết này, mỗi người có thể ứng dụng bài học vào thực tế cuộc sống.


4- Có thực hành và chuyển hóa nhận thức, hành vi đúng tốt

Vì lựa chọn thông tin đọc có nội dung 3 gốc nên khi thực hành, mỗi người sẽ có sự chuyển hóa mang lại lợi ích cho mình, cho cộng đồng và cho thiên nhiên.


5- Có lan tỏa, chia sẻ, giúp đỡ cộng động các hoạt động Văn hóa đọc

Sẵn sàng chia sẻ cho mọi người về hành trình mình đã trải qua để mọi người có thêm cơ hội mở mang và tiếp nhận điều đúng tốt. Đây cũng là cách để hành trình học của mình trở nên sâu sắc hơn.


Như vậy, việc đọc không đơn thuần chỉ là đọc để hiểu mà bao gồm tiến trình học - hiểu - hành; không chỉ đề cập đến thói quen đọc mà còn là thái độ và phương pháp đọc; đối tượng đọc không đơn thuần chỉ là sách mà bao gồm tất cả các hoạt động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau tuy nhiên đọc sách vẫn là quan trọng nhất.



văn hóa đọc 3

Lợi ích và thách thức của văn hóa đọc

Israel là một trong những đất nước yêu thích đọc sách nhất thế giới. Ngay từ nhỏ những đứa trẻ đã được dạy bảo rằng “Sách là nơi cất giữ trí tuệ, còn quý hơn tiền bạc, châu báu, và trí tuệ là thứ mà không ai có thể cướp đi được”.


Vì vậy mặc dù dân số họ thưa thớt nhưng nhân tài vô số, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng sản xuất lương thực không chỉ đủ cung trong nước mà còn xuất khẩu lượng lớn ra thế giới. Đó là minh chứng đầy thuyết phục về giá trị của việc đọc sách và tinh thần học tập giúp họ có những thành tựu đáng nể phục.


Vậy thì việc duy trì văn hóa đọc mang lại những lợi ích cụ thể nào đối với chúng ta?


Những giá trị bền vững

Việc đọc những điều có văn hóa với thái độ văn hóa không chỉ vun đắp tri thức và tâm hồn cho mỗi cá nhân, mà còn góp phần kiến tạo những giá trị bền vững cho gia đình và toàn xã hội.


  • Bồi dưỡng tâm hồn - kiến tạo bản thân: Khi đọc sách mỗi người sẽ có thêm những thông tin kiến thức mới, phát triển những kỹ năng cần thiết, hiểu bản thân và cao hơn cả đó là vun bồi giá trị cốt lõi của chính mình. Tóm lại, mỗi người sẽ có cơ hội vun bồi bản thân theo 4 vòng tròn đào tạo.


  • Thắp lửa yêu thương - gắn kết gia đình: Đọc sách cùng nhau là hoạt động để gắn kết các thành viên trong gia đình. Khi cùng có thói quen, cùng thảo luận về nội dung giá trị, mọi người không chỉ cùng phát triển mà còn hiểu nhau hơn. Những đứa trẻ được lớn lên trong môi trường tích cực như vậy cũng có cơ hội để phát triển toàn diện. Vì vậy xây dựng văn hóa đọc gia đình là mục tiêu cần thiết trong mọi thời đại.



văn hóa đọc 4

  • Gieo mầm tri thức - cộng đồng chuyển hóa: Một xã hội mà mọi người đều biết văn hóa đọc, có thói quen đọc sách tinh hoa thì mỗi người đều có sự chuyển hóa, biết sống nâng đỡ, sống phụng sự và cho đi. Đây là môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng cá nhân, tăng gia vị hạnh phúc cho mỗi gia đình.

Những thách thức khó vượt qua

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng hành trình đến với thế giới của những trang sách không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Có những rào cản từ xã hội, gia đình và quan trọng nhất là từ chính bản thân mỗi người, khiến việc đọc sách trở nên khó khăn hơn.


Nhận thức từ xã hội

Dù ngày càng được chú trọng, văn hóa đọc vẫn chưa thực sự phổ biến rộng rãi. Không phải nơi đâu cũng dễ dàng tìm thấy những không gian đọc sách yên tĩnh, những cộng đồng yêu sách để cùng nhau chia sẻ, lan tỏa niềm đam mê. Con người dường như bị chi phối nhiều hơn bởi thông tin mạng xã hội, những hình thức giải trí đầy mới mẻ từ công nghệ.


Thêm nữa, guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại khiến con người ta luôn cảm thấy thiếu thời gian, vội vã với những lo toan thường nhật mà quên đi việc dành thời gian để nuôi dưỡng tâm hồn bằng những trang sách.


Thói quen từ gia đình

Không phải gia đình nào cũng xây dựng được thói quen đọc sách, tạo dựng một môi trường tràn ngập sách để nuôi dưỡng tình yêu con chữ cho các thành viên, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu có quan tâm việc đọc sách thường ba mẹ sẽ chú trọng việc học từ sách giáo khoa, những kiến thức cần thiết để con có thành tích tốt khi đến trường. Rồi khi con trưởng thành và đi làm, hầu như không còn việc nhắc nhở câu chuyện tự học thông qua đọc sách nữa.


Nỗ lực từ chính mình (Quan trọng nhất)

Nhiều người vẫn chưa nhận ra giá trị của việc đọc sách, cảm thấy sách khô khan, nhàm chán, không hấp dẫn bằng những hình thức giải trí khác. Động lực vì thế cũng dễ dàng bị lụi tắt và bản thân họ cũng không biết làm sao để tạo cảm hứng đọc sách.


Hoặc khi đã nhận thức được rằng việc đọc rất có giá trị, cũng có niềm yêu thích sách nhưng nhiều người vẫn chưa thể duy trì thói quen đọc sách đều đặn, thường xuyên bị sao nhãng bởi những thú vui, nhu cầu giải trí khác.



văn hóa đọc 5

Lại cũng có những người đã dành thời gian đọc sách nhưng việc thiếu phương pháp đọc hiệu quả khiến nhiều người đọc xong mà không nhớ, không thể tiếp thu trọn vẹn nội dung, tinh hoa của những trang sách.


Phương pháp đọc hiệu quả

Đọc sách là con đường để mở mang tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển bản thân. Tuy nhiên, để biến việc đọc sách thành một thói quen bền vững và mang lại hiệu quả, mỗi người cần có phương pháp đọc phù hợp với từng giai đoạn.


Với người mới bắt đầu hãy nắm vững các bước đúc kết cơ bản

Đối với những ai mới bước vào hành trình khám phá tri thức qua sách, việc nắm vững các bước đúc kết cơ bản là vô cùng quan trọng.


Để việc đọc không bị lan man, hãy bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu đọc. Bạn muốn tìm kiếm kiến thức chuyên môn, giải trí hay phát triển bản thân? Mục tiêu rõ ràng sẽ như la bàn dẫn lối bạn đến những cuốn sách phù hợp và giúp bạn tập trung vào nội dung cần thiết.


Khi có mục tiêu, hãy đọc lướt trước khi đọc kỹ. Việc đọc lướt giúp bạn nắm được tổng quan nội dung sách, giống như bạn đang ở trên cao nhìn xuống một khu vườn rộng lớn vậy. Khi có tư duy tổng quan, việc đọc kỹ từng chương, từng trang sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời mình đang cần. Đừng quên ghi chú lại những ý chính, những câu văn ấn tượng hay những khái niệm quan trọng. Đây sẽ là những viên ngọc quý giúp bạn ghi nhớ kiến thức lâu hơn.



văn hóa đọc 6

Sau khi khép lại cuốn sách, hãy dành chút thời gian để tự mình tóm tắt lại nội dung chính bằng vài câu ngắn gọn. Việc này không chỉ giúp bạn ghi nhớ kiến thức lâu hơn mà còn rèn luyện khả năng diễn đạt, để những gì bạn học được không chỉ nằm trên trang giấy mà còn in sâu trong tâm trí.


=>> Đọc thêm: 3 bước đúc kết sách


Nâng tầm việc đọc sách bằng cấp độ đúc kết chuyên sâu

Khi đã quen với việc đọc và đúc kết cơ bản, bạn có thể nâng cao năng lực của mình. Hãy thử áp dụng các cấp độ đúc kết chuyên sâu để khai phá tri thức từ sách một cách hiệu quả hơn.


Trước tiên, sau khi đã đúc kết được ý chính (đại ý), sau khi đã tìm ra những luận điểm, thông điệp quan trọng nhất mà tác giả truyền tải, hãy thử đúc kết lại thành sơ đồ. Việc biến những ý chính thành sơ đồ tư duy với các nhánh ý rõ ràng giúp bạn hình dung tổng quan nội dung sách một cách trực quan và dễ nhớ. Bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap, Sketchnotes hoặc bất kỳ cách trình bày nào giúp bạn sơ đồ hóa được nội dung.


Cao hơn nữa là cấp độ mô hình hóa. Ở đây, bạn sẽ biến sơ đồ mình đã đúc kết thành những mô hình, công thức áp dụng trong thực tế, có thể dùng n lần, không chỉ áp dụng trong việc đọc mà với cuộc sống. Đây là cấp độ đúc kết sách cao nhất, đòi hỏi phải tư duy và sáng tạo. Bạn có thể đọc thêm tại: 3 cấp độ đúc kết sách để hiểu thêm về những cách đúc kết sách chuyên sâu.



văn hóa đọc 7

Đích đến cuối cùng: Biến sách thành cuộc sống

Khi tiếp nhận một thông tin, kiến thức nào đó thì mục đích cuối cùng là chúng ta biết cách áp dụng những kiến thức ấy vào thực tế, thay đổi cuộc sống và hoàn thiện bản thân.


Bạn đã dành nhiều thời gian để lựa chọn sách, để đọc và đúc kết, vậy thì hãy biến những thông điệp tâm đắc từ sách thành hành động, thành giải pháp cho những vấn đề trong công việc, học tập và cuộc sống hàng ngày. Làm như vậy là bạn đã biết cách biến sách thành cuộc sống rồi đó.


Đừng ngần ngại chia sẻ những kiến thức, những bài học từ sách với bạn bè, đồng nghiệp. Cùng nhau trao đổi, thảo luận sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn đa chiều, mở rộng tầm hiểu biết và hoàn thiện bản thân.


Để thấy rõ lợi ích của việc đọc sách, hãy thử đo lường sự tiến bộ sau khi áp dụng những kiến thức đã học. Phương pháp Kaizen với những cải tiến nhỏ mỗi ngày sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên hành trình phát triển bản thân.



văn hóa đọc 8

Tóm lại, bạn cần hiểu rằng, hành trình xây dựng văn hóa đọc là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ, áp dụng phương pháp phù hợp và biến sách thành người bạn đồng hành trên con đường phát triển của bạn!


Lời kết

Văn hóa đọc như một mạch nước ngầm, lặng lẽ nuôi dưỡng tâm hồn người, vun đắp hạnh phúc gia đình và kiến tạo cộng đồng sống tử tế.


Ngày hôm nay, bạn đã có trong tay chiếc chìa khóa vàng, đã hiểu rõ những lợi ích và thách thức, nắm phương pháp cốt lõi để xây dựng thói quen và cách đọc hiệu quả. Vậy bạn đã sẵn sàng để bước vào thế giới bao la của tri thức để thu lượm tinh hoa, sẵn sàng trở thành đại sứ văn hóa đọc để trao cho những người xung quanh một chiếc chìa khóa tương tự?


Hãy cùng nhau xây dựng văn hóa đọc, cùng trở thành người đọc sách có văn hóa để mỗi ngày đều là ngày hội đọc sách, mỗi ngày đều là ngày để mở mang!


****


Nội dung: Nhàn Lý

Biên tập: Liên Thanh, Khánh Vi

Hình ảnh: Hoa Hồi





59 views1 comment

1 Comment

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Guest
Apr 24
Rated 5 out of 5 stars.

Thanks


Like
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

Trí nhân

Đóng góp tài năng viết lách của mình cho trang

01

Tài vật

Đóng góp bằng tài chính

02

Nội dung chuyển khoản:

3goc.vn_Tên_Điều nhắn gửi

Số Tài Khoản: 215962349

Ngân hàng: ACB - PGD Vạn Hạnh

Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh

z5270840594423_a3c1e7ba81d7effac77193110559e12d.jpg
bottom of page