top of page
Writer's pictureNhàn Lý

3 cách chia sẻ với người thân những tinh hoa mình đã học

Updated: Mar 18

Khi bạn đăng trên facebook một khung hình sống ảo hay một mẩu chuyện mua vui, hàng trăm lượt yêu thích, nhưng nếu chia sẻ về một kiến thức tinh hoa, chỉ vài người quan tâm. Điều ấy cho thấy, đạo lý không phải là một điều dễ dàng tiếp nhận, đôi khi chỉ dành cho những người có đủ duyên.


Vậy tạo duyên như thế nào để ai cũng có thể tiếp cận được những điều giá trị? Mời độc giả blog 3 gốc cùng tìm hiểu "3 cách sẻ chia với người thân những tinh hoa mình đã học" qua bài viết của chị Từ Hân - Học viên lớp Content 3 gốc nhé!


Mục lục


Những giá trị tinh hoa như tư duy Nhân Quả, quy luật Vô Thường hay bốn sự thật của cuộc đời Tứ Diệu Đế đã giúp ta thấy được bản chất chân thật của thế gian. Ai cũng có những nỗi khổ, không sinh già bệnh chết thì ái khổ biệt ly, và từ đó nhận thức được mục đích của cuộc đời đó là chỉ có hiểu biết mới thoát khổ. Chúng ta học cách chấp nhận khó khăn, buông bỏ tham sân si để sống một cuộc đời tỉnh thức, bình an và hiểu biết hơn.


Khi hiểu được những triết lý ấy, chúng ta muốn chia sẻ với bạn bè, người thân nhưng không phải ai cũng nghĩ như những gì ta nghĩ. Có khi, ta lại trở thành một kẻ dạy đời, một người giáo điều, thậm chí là một tên kỳ lạ . Tại sao vậy?





Bức tường vô minh không dễ gì phá vỡ. Ngay cả bản thân ta bao lâu vẫn loay hoay trong những khó khăn vụn vặt, cũng từng vô tình trước những lời dạy, lời khuyên của người khác bởi không biết lắng nghe, không biết hay dở và cũng chẳng biết đúng sai. Hơn nữa, những thói quen hay tập khí lâu năm đã ăn sâu vào trong tâm thức, nên để khiến cho ai đó thay đổi, sống khác đi không phải là điều dễ dàng.


Chia sẻ bằng lời nói


Bất cứ sự thay đổi nào cũng cần có nhân duyên của đúng lúc, đúng nơi và đúng người. Chưa kể việc ngôn từ ta nói ra có thông dụng, gần gũi và có dễ hiểu không. Thế nào là đúng lúc, đúng nơi, đúng người?


Đừng vội can dự vào vấn đề của người khác khi họ chưa sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ. Có thể, họ còn ổn lắm, chưa đủ khó khăn để muốn thay đổi, chưa đủ đau để phải ngừng lại, chưa đủ khổ để chịu nghe ai đó khuyên răn. Thật lạ đời, chỉ khi con người ta thật sự khó khăn và đau khổ, họ mới thực sự thức tỉnh. Hãy chờ đến lúc, họ sẵn sàng nói ra những nỗi đau dấu kín trong lòng, dám đối diện với chính mình, đó gọi là đúng lúc.


Và không phải ở đâu hay nơi nào cũng có thể đưa ra những lời giáo điều hay những triết lý nếu người ta không thực sự lắng nghe. Do đó, để có thể chia sẻ đúng nơi thì đó là nơi đủ tĩnh, có thể lắng để chia sẻ từ tận đáy lòng, có thể nghe để đón nhận những nỗi niềm chôn dấu của họ.


Để chọn được đúng người thì phải thuận cảnh tùy duyên. Phật chỉ độ người hữu duyên, hà cớ gì mình cứ cố tác duyên với những người không có phận, kể cả với người thân hay người nhà. Bởi người nhà cũng có những mối duyên thuận nghịch khác nhau, có khi con cái nói cha mẹ lớn tuổi không nghe, nhưng đứa cháu khuyên ông bà lại chịu.





Người hữu duyên có thể là người có nhiều cộng nghiệp với ta, họ có những nỗi đau giống ta. Nỗi đau thì có thể như nhau nhưng thái độ mỗi người mỗi khác. Nên đừng cố gắng thay đổi người khác dù bạn nhìn thấy rõ vấn đề của họ. Mỗi người sẽ có cách giải quyết riêng, chỉ cần cho họ thấy nguyên nhân thực sự, họ sẽ tự có năng lực chuyển hóa riêng.


Chỉ cần bạn thấu hiểu, ở bên và chú tâm lắng nghe những chia sẻ bằng sự chân thành. Nếu ta không đồng cảm với họ thì chẳng khác nào lại làm tổn thương họ thêm lần nữa. Thế nên, để có được sự tin tưởng thì trước hết bản thân mình phải sống thật, hơn nữa phải khiêm tốn, không vì những hiểu biết của mình mà chê cười những khuyết điểm của người khác.


Sẻ chia bằng hành động


Nhưng cho dù cho bạn đã chọn đúng lúc, đúng nơi và đúng người thì chưa chắc đã thay đổi được ai đó, chưa chắc họ đã làm theo những chỉ dẫn của bạn. Cách tốt hơn là hãy tự mình chuyển hóa, tự mình làm gương, phương pháp này trong giáo dục cổ xưa gọi là Thân giáo.


Tự mình nâng tầm bản thân thành một phiên bản tốt hơn ngày hôm qua, để ai cũng có thể nhận thấy những thay đổi tốt đẹp từ bạn, họ sẽ ghi nhận, chú ý và cảm mến. Để có thể vận dụng được thân giáo, chúng ta cần phải có biểu hiện của Chánh Niệm và Chánh Kiến.





Nuôi lớn tình thương bên trong bằng chánh niệm, nghĩa là quan sát, lắng nghe cử chỉ, hành vi và thái độ, để có thể nghe thấu, hiểu sâu tâm tư của những người thân yêu mỗi khi họ gặp phiền não. Khi đã biết thương, ta chẳng ngại chi những ẩm ương của họ, nghĩa là thương cả những nông cạn hay sai lầm của họ, lắng nghe cả những giận hờn vô lý. Liệu thương đã đủ chuyển hóa ai đó hay chưa nhưng ít ra, ta cũng khơi gợi được tình thương bên trong họ.


Rèn luyện nội lực bên trong bằng chánh kiến, nghĩa là trang bị những hiểu biết đúng để có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho những khổ đau của những người mình thương yêu. Đó là cách tuyệt vời nhất để thân giáo này truyền tải những thông điệp tinh hoa, thức tỉnh một tâm hồn khát khao bình yên như ta đã từng được soi sáng.


Chia sẻ bằng Viết


Nếu nhỡ may, thân mình chưa đủ pháp, chưa đủ hiểu biết để có thể diễn đạt mạch lạc những điều cần nói thì hãy viết. Mượn con chữ để viết về những trải nghiệm đã diễn ra trong cuộc đời, đúc kết những bài học giá trị, truyền tải những châm ngôn thức tỉnh của người nổi tiếng và kể lại những bài pháp hay của những vị Thầy.





Nếu bạn đã từng học Content 3 gốc hoặc lớp Viết hiểu mình hãy sử dụng những kiến thức tinh hoa để viết những điều đơn giản trở nên giá trị, viết những điều phải đời đẹp đạo, viết để hiểu thương và lan tỏa những điều tử tế. Không phải ai cũng có thể dễ dàng đón nhận, nhưng một bài viết giá trị sẽ là phương thuốc chữa lành cho những tâm hồn bị tổn thương, có thể giúp ích cho những cuộc đời hoang mang đang lạc bước trên con đường chuyển hóa.


Trước khi ai đó tìm thấy hạnh phúc, chắc hẳn họ cũng đã từng khổ đau. Trước khi một tâm hồn trở nên tươi đẹp, chắc hẳn nó đã từng vụn vỡ.


Vậy thì khi ta muốn chia sẻ với ai đó về những điều kỳ diệu phải chờ những thời điểm kỳ diệu, khi cái cây bị gãy thực sự muốn vươn mình sống lại.



Nội dung: Từ Hân - Học viên Content 3 gốc khóa 3

Biên tập: Khánh Vi

Hình ảnh: Nguyễn Hùng


199 views0 comments

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

Trí nhân

Đóng góp tài năng viết lách của mình cho trang

01

Tài vật

Đóng góp bằng tài chính

02

Nội dung chuyển khoản:

3goc.vn_Tên_Điều nhắn gửi

Số Tài Khoản: 215962349

Ngân hàng: ACB - PGD Vạn Hạnh

Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh

z5270840594423_a3c1e7ba81d7effac77193110559e12d.jpg
bottom of page