top of page

Cuộc đời có phải chỉ là bể khổ?

Updated: Mar 18

Đời là bể khổ - nếu vậy tại sao ai ai cũng khao khát được sống thật lâu, được trải nghiệm thật sâu? Chắc hẳn  bên cạnh bể khổ còn có bể hạnh phúc, bể niềm vui, bể hy vọng?


Làm sao để sống trong bể khổ mà không thấy khố? Đối diện bể khổ như thế nào và chuyển hóa ra sao? 

Mời bạn cùng Trang học tập 3 gốc tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây, bạn nhé!


Mục lục

1. “Cuộc đời là những khổ đau, dù sao cũng phải chấp nhận”

2. Bể khổ đến từ rất sớm - nó học cách chấp nhận từ khi mới chớm

3. Thoát khỏi bể khổ - thưởng thức trọn vẹn bể hồ

4. Lời kết


bể khổ 1

“Cuộc đời là những khổ đau, dù sao cũng phải chấp nhận”

Đây là câu nói mà mẹ nó nói với nó từ nhỏ. Lớn hơn một chút, cô dì chú bác và những người lớn xung quanh đều gieo vào tâm trí nó suy nghĩ rằng: cuộc đời này toàn là khổ đau và nó phải biết chấp nhận. 


Nghe hợp lý và cũng rất đúng mà nhỉ? Đâu có gì là sai! Trong Đạo Phật, điều đầu tiên Đức Phật nói đến cũng là khổ: “Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ.”


Từ đó nó luôn tin, tin rằng khổ là điều sẽ xảy ra với mỗi người trong cuộc đời này. Niềm tin ấy khiến chặng hành trình gần 30 năm của nó luôn chứa đầy 3 độc với những khổ đau và dằn vặt. 


Bể khổ đến rất sớm - nó học cách chấp nhận từ khi mới chớm

Tối muộn, nằm trong căn phòng nhỏ, con bé lăn qua lăn lại mãi mà chẳng thể ngủ. Ở cái tuổi đáng ra chỉ có ăn với ngủ như bao đứa bạn cùng trang lứa thì nó đã như một “bà cụ non”.  


bể khổ 2

Mười hai tuổi, nó bắt đầu nếm những mùi vị đầu tiên của cuộc đời. Ngày ba bị tai nạn xe, ba mẹ con nó chỉ biết thui thủi khóc, rồi oán trách ông trời sao mà khổ quá vậy. Đứa trẻ là nó cảm nhận được những giọt nước mắt trên gương mặt mẹ. Ba là người lo kinh tế chính nhưng giờ đây cũng vì cái chữ “kinh tế” – vật chất mà cả gia đình khổ sở. Nhưng dù có khổ thì cả nhà vẫn phải chấp nhận để vượt qua. Cũng chấp nhận thêm vô vàn nỗi khổ ập đến sau đó nữa.


Lớn hơn một chút, những nỗi khổ vẫn quay cuồng xoay quanh cả gia đình. Biến cố lớn mà nó nghĩ không có gì có thể vượt qua được là khi ba bệnh rồi mất. Nỗi khổ vì sự mất mát người thân khiến nó càng thấm thía câu nói “cuộc đời là bể khổ”. Nó cứ mãi quanh quẩn trong nỗi u uất của những vết thương chưa lành. 


Chưa dừng lại ở đó, hành trình tiếp theo của nó lại tiếp tục đối diện với những bể khổ lớn hơn khiến nó từ một người lạc quan trở thành kẻ tiêu cực. Nó còn khủng khiếp hơn cả trầm cảm nữa: Khổ vì sức khỏe, vì người thân, vì không tìm được lối thoát cho chính mình. Nhưng ngoài việc chấp nhận thì còn biết làm sao chứ?


Những người xung quanh khi nghe được câu chuyện của nó cũng tặc lưỡi: “Đời là bể khổ mà con, phải biết chấp nhận”. 

Cái suy nghĩ ấy làm cho nó càng chìm trong bể khổ, không lối thoát.


bể khổ 3

Thoát khỏi bể khổ - thưởng thức trọn vẹn bể khổ

Thế nhưng, sau khi một hồi chìm đắm trong những bể khổ của chính mình nó dần mở tâm tu tập, học hành luyện trí phản tỉnh lại chính những gì trước đây nó luôn tin là đúng. Nó bừng tỉnh khi nhận ra: Cuộc đời không chỉ là bể khổ đen kịt, cuộc đời còn là bể an vui đong đầy tình thương và sự hiểu biết. 


Trong cái vũng lầy đen tối ấy, những quyển sách và bài pháp thoại như chiếc phao cứu sinh kéo nó thoát khỏi cái niềm tin xưa cũ bấy lâu nay. Đúng rồi, đời sẽ có bể khổ, nhưng qua những vấp ngã đó nó biết trân quý hơn những phút giây yêu thương mà nhỉ? Cả hành trình cuộc đời của nó, còn có những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, những bữa cơm ấm áp tình thân, những phút giây tràn ngập tiếng cười…Đi qua bể khổ, nó trở nên mạnh mẽ hơn, những vấp ngã khiến nó trưởng thành hơn để bước tới thành công hằng ao ước.


Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói rằng: “Chúng ta không phải là những nỗi khổ niềm đau, đó chỉ là một phần trong hành trình cuộc đời của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta chưa đủ giỏi, chưa đủ khéo nên mỗi khi nỗi đau xuất hiện, chúng ta bị cuốn vào, bị nhấn chìm. Thậm chí chúng ta đồng nhất, trở thành một với nỗi khổ niềm đau đó. Chúng ta nghĩ rằng mình là một kẻ thương đau. Nhưng không phải, những nỗi thương đau mất mát kia chỉ là một phần rất nhỏ trong hành trình cuộc đời mỗi chúng ta.” 



bể khổ 4

Đúng như vậy, cuộc đời không chỉ là bể khổ, trong cái bể ấy còn rất 3 hương vị đầy màu sắc khác đó là thấu hiểu nguyên nhân của khổ, từ đó tìm ra con đường hết khổ, và tận hưởng những giây phút an vui, tỉnh thức đầy tình thương và trí tuệ.


Những trải nghiệm cuộc sống về khổ giúp nó cơ hội tiếp cận bài học từ các bậc minh sư. Điều đó giúp nó khắc ghi 4 sự thật để thưởng thức trái cam từ bể khổ của cuộc đời: 

-Sự thật 1 - Khổ: Không ai tránh được, ai cũng phải đối diện với nỗi khổ trong cuộc đời

-Sự thật 2 - Nguyên nhân khổ: Vì tham lam, sân giận, si mê, sợ hãi và thất vọng

-Sự thật 3 - Chấm dứt khổ: Trí tuệ hiểu biết sự thật về bản thân và cuộc đời, mình

-Sự thật 4 - Con đường chấm dứt khổ: Gồm 8 con đường (thấy biết như thật, tư duy như thật, nói năng như thật, đời sống chơn chánh, siêng năng chơn chánh, an trú tâm chơn chánh)

Lời kết

Trong cuộc đời này sẽ không ai tránh được nỗi khổ, nhưng đối diện với nó như thế nào, chìm đắm trong bể khổ hay chuyển hóa thành bể an vui tùy thuộc vào nhận thức đúng đắn của mỗi người. 


Nội dung: Học viên Content 3 gốc K6

Biên tập: Nhàn Lý - Khánh Vi

Hình ảnh: Hoàng Tuấn - Học viên Content 3 gốc


17 views0 comments

Recent Posts

See All
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

bottom of page