top of page

Kiến tạo văn hóa đọc - nơi khai mở trí tuệ và tìm thấy tự do tâm trí

Updated: Mar 25

Hành trình kiến tạo văn hóa đọc đã thay đổi tôi rất nhiều: Từ một người sống với những mơ hồ về bản thân, hoang mang về tương lai, tôi trở nên hạnh phúc vì khai mở được trí tuệ và tìm thấy tự do tâm trí.


Tất cả nhờ vào việc tôi kiến tạo được thói quen đọc sách, biết cách tự học hiệu quả, biết cách chọn lọc thông tin và trau dồi tri thức. 


Nếu bạn cùng tò mò về hành trình tôi đã đến với Văn hóa đọc như thế nào và câu chuyện chuyển hóa của tôi diễn ra ra sao, mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây nhé!


Mục lục



Hành trình từ mê mờ đến khai sáng trí tuệ

Bạn có từng sống trong vỏ bọc an toàn hay mơ hồ về bản thân mình?


Từ nhỏ, tôi đã sống trong nỗi hoang mang, không biết tương lai mình sẽ đi về đâu. Cho đến khi đi làm, tôi vẫn luôn khao khát tìm thấy đam mê sở trường để có thể sống với nó 24 giờ trong sự say mê không biết mệt mỏi. Tôi luôn ao ước thoát khỏi kén bướm để có thể tự do bay lên bằng chính đôi cánh của mình.


Vì vậy, tôi đã tìm đến các lớp phát triển bản thân, lớp học làm giàu với hy vọng có thể tìm thấy thứ mình cần. Nhưng đáp lại những kỳ vọng của tôi đó là sự vô vọng vì tìm hoài chẳng thấy. Tôi cũng đọc rất nhiều sách (chủ đề chính cũng vẫn là phát triển bản thân và làm giàu) nhưng khi gấp sách lại, trong tâm trí tôi chẳng còn đọng lại gì, dù là một chữ bẻ đôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy chán nản.


Sau này, được tiếp cận và học tập những vị thầy lớn, tôi mới nhận ra nền tảng giúp con người có thể vượt thoát khỏi thế giới mù mờ đầy sợ hãi là sự thiếu hiểu biết chính mình và thế giới xung quanh. Từ đó tôi bắt đầu chủ động trang bị sự hiểu biết để có thể tự mình vượt qua những rào cản của chính mình bằng cách tự học, tự rèn.


Nhìn lại mình những năm tháng cũ, tôi nhận ra: Tôi học, tôi đọc sách chỉ vì muốn có thật nhiều kiến thức để làm giàu về vật chất mà quên làm đầy cho tâm hồn. 


Một ngày đẹp trời đang lang thang trên mạng tôi vô tình biết đến kênh youtube của thầy Trần Việt Quân. Thầy giảng rất hay và tôi như được uống nước giải khát sau bao ngày ở trong sa mạc khô cằn. Tâm trí sáng bừng, tôi vỡ òa trong Hạnh Phúc.




Nhận ra vấn đề thật sự nằm ở bên trong mình, vậy mà bao lâu nay tôi cứ tìm hoài những thứ nằm ngoài mình. Khi thấu hiểu điều đó, vũ trụ sắp đặt một người bạn giới thiệu cho tôi “Hành trình kiến tạo văn hóa đọc”, tôi đã tham gia ngay mà không một chút đắn đo.


Hành trình kiến tạo văn hóa đọc và rèn luyện bản thân

Viết một bản cam kết tham gia hành trình với 5 thói quen, 1 triết lý và 3 lời thề từ tâm, xác quyết trên con đường cách mạng Văn hóa đọc và THỰC HÀNH LAN TỎA VĂN HÓA ĐỌC TỚI GIA ĐÌNH, BẠN BÈ, NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG - Đây là thử thách đầu tiên của tôi khi bước vào hành trình này. 


Viết xong tôi cũng run lắm, có lúc dè chừng vì “không chắc mình có thể làm được không” bởi việc lan tỏa văn hóa đọc đến gia đình và bạn bè là việc làm khá khoai với tôi. Nhưng  gạt đi tất cả nỗi lo lắng, tôi quyết tâm “phải tham gia đến cùng”. 


Thử thách tiếp theo của tôi là đọc và đúc kết sách.

Với 2 cuốn sách tinh hoa là: Tôi tự học của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nghề Thầy của tác giả Hoàng Đạo ThúyTrong đó, quyển sách Nghề Thầy giúp tôi có cái nhìn thực tế về cách dạy trẻ trong nhà trường và gia đình; còn quyển sách Tôi tự học lại chỉ ra cách để tự học, tự rèn bản thân thông qua những phương pháp cụ thể như: đi từ khó đến dễ, không được đốt cháy giai đoạn, biết tuyển chọn tri thức…




Trong quá trình học đó, tôi được hướng dẫn cách áp dụng “văn hóa 4 kỹ”: Học kỹ, nghĩ kỹ, làm kỹ và kiểm tra kỹ. Tôi hiểu học phải đi kèm hành, phải ứng dụng vào thực tế và khi thực hiện cần phải có sự chỉn chu, cẩn thận. Nghe thì đơn giản nhưng nó giúp tôi tăng hiệu quả trong công việc và cuộc sống rất nhiều.


Để tạo thói quen, mỗi ngày tôi đều có bài tập và thời hạn để hoàn thành. Bài tập chính là đúc kết từ những chương sách mình đọc, học kết nối với đệ nhị thân, nâng đỡ, nhắc nhở nhau. Vậy là văn hóa đọc nhưng không chỉ đọc sách mà tôi còn học được thêm rất nhiều điều.


Ban đầu, những nguyên tắc và quy định của lớp học khiến tôi nản chí và muốn bỏ cuộc. Nếu như đi một mình chắc chắn tôi đã buông xuôi nhưng nhờ nhóm bạn tốt và đệ nhị thân giúp đỡ, tôi có thêm năng lượng để đi tiếp. Tôi biết, không chỉ có tôi mà rất nhiều anh chị khác cũng hình thành thói quen, đi vào nề nếp sau những ngày không kỷ luật giống mình.


Kỷ luật chính là sự tự giác, hình phạt là gieo hạt thiện nguyện cộng đồng. Bài tập khóa học tăng dần độ khó theo tuần, theo nhóm, kèm theo bài tập trắc nghiệm tư duy qua một tuần. Chính nhờ vậy đã giúp tôi lần nữa được ôn bài và  nhìn lại quá trình học. Tôi hiểu rằng: ÁP LỰC CŨNG CHÍNH LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ TÔI TIẾN LÊN.




Trước khi tham gia khóa học thì tôi chỉ biết đọc sách nhưng không ý thức được lợi ích của sách. Vào khóa học, tôi được chỉ ra 3 cấp độ đúc kết sách cực kỳ hiệu quả:

  • Đánh dấu ý chính,  ý chạm 

  • Đúc kết lại thành sơ đồ vận hành

  •  Công thức hóa 

Tôi đã và đang áp dụng điều này vào mỗi cuốn sách tôi đọc, đúc kết lại, viết xuống để ghi nhớ lâu hơn và đem ứng dụng vào cuộc sống khi cần. 


“Văn là người. Người mà tâm hồn chất phác, thật thà thì văn cũng chất phác, thật thà. Tư tưởng mà được hàm dưỡng thì lời văn hàm súc, sâu xa” (Tôi tự học).

Chính vì vậy, học làm văn cũng chính là học làm người. Tôi cực kỳ tâm đắc điều này


Hành trình chuyển hóa bản thân và thay đổi tâm thức

Hành trình hơn 2 tháng nhưng những gì tôi học được bằng rất nhiều năm tôi đã sống cộng lại. Khóa học không chỉ giúp tôi có tư duy ĐỌC SÁCH SÂU, biết ĐÚC KẾT ngon lành, mà còn mang ra ứng dụng được ngay vào đời sống. Tôi trui rèn được bản thân, làm gì cũng 4 kỹ, nhờ vậy cuộc sống và công việc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ.


Điều cốt lõi nhất là tôi thực sự được chuyển hóa về Tâm Thức. Tôi biết đây là mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc, phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội. Văn hóa đọc chính là để tạo dựng thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại


“Chúng ta mà muốn, thì chúng ta có thể đổi hẳn tương lai nòi giống. Chỉ mười năm, phải, mỗi người chỉ tận tụy mười năm, là một thế hệ thanh niên sẽ đổi khác. Huống hồ đời giáo dục của chúng ta ba mươi năm, hay hơn nữa. Đó không phải là mơ mộng. Sự thực ai cũng làm được, mà ai cũng phải làm mới được” (Nghề Thầy - Hoàng Đạo Thúy). 




Mong sao, mỗi chúng ta có thể lan tỏa những cuốn sách giá trị và Văn hóa đọc đến cho trẻ em khắp các vùng miền. Mong sao, tất cả mọi người cùng chung tay kiến tạo nên một thế hệ trẻ Việt Nam giàu tri thức và hiểu biết.


Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi biết đến hành trình và tìm được hướng đi đúng đắn thông qua việc đọc sách; việc tự rèn luyện bản thân giúp tôi CHUYỂN HÓA TÂM THỨC và SỐNG HẠNH PHÚC HƠN. Bản thân tôi mong muốn được lan tỏa giá trị của khóa học này đến tất cả mọi người trên toàn Việt Nam.

VÌ MỘT THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM 20 NĂM NỮA SỐNG ĐẦY CỐNG HIẾN VÀ TỬ TẾ. (Trích từ Hành trình VHĐ)



Nội dung: Phương Lê - Học viên Content 3 gốc

Biên tập: Nhàn Lý

Hình ảnh: Hoa Hồi - Học viên Content 3 gốc


41 views0 comments

Recent Posts

See All
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

bottom of page