top of page

NGUY KHÓ hay CƠ HỘI là do bạn lựa chọn

Updated: Feb 19

Cuộc sống luôn ném vào mặt ta những “viên gạch” NGUY khó. Đó có thể là những tự ti, mặc cảm về bản thân, là những biến cố tai nạn bất ngờ, hoặc những khó khăn về tài chính, sức khỏe, mối quan hệ trong cuộc sống,...


Thật ra, nếu bạn chậm lại, thay đổi suy nghĩ, có thể bạn sẽ có CƠ hội gom được rất nhiều gạch để giúp mình xây nên những ngôi nhà đầy màu sắc.


Mục lục

Những nguy khó trong đại dịch Covid

Nơi nào có nguy khó, nơi đó có cơ hội

Những hoa thơm từ đại dịch Covid

Lời kết


nguy khó hay cơ hội 1

Những nguy khó đại dịch Covid

Ngược dòng thời  gian, trở lại đầu tháng 3 năm 2020 - thời điểm, Đà Nẵng xinh đẹp của tôi  lâm bệnh Covid và ngày càng nặng hơn. Thành phố bị phong tỏa cứng trong nhiều tháng liền. Hằng ngày, tôi bị “giam mình” trong 4 bức tường của ngôi nhà và luôn đắm chìm vào các thông tin tiêu cực dày đặc về số lượng F0, F1; người mất, truy vết F0, F1 cùng các hình ảnh thê lương của những người quá cố vì Covid mà qua đời không có người thân bên cạnh.


Nhanh chóng, Covid làm giảm sút sức khỏe, đảo lộn cuộc sống và công việc của tôi. Tôi luôn bị ám ảnh và rơi vào trạng thái bất an. Tôi sợ hãi mọi cuộc tiếp xúc kể cả người thân trong gia đình. Cho đến một ngày, tôi tự nhận ra mình đã đánh mất hình ảnh cô giáo yêu nghề và tràn đầy năng lượng ngày nào. 


Ngộ ra vậy giúp tôi đau đáu với 3 câu hỏi: Sẽ ra sao nếu tôi cứ tiếp tục rơi vào trạng thái tiêu cực như thế này? Tôi cần làm gì để tạo năng lượng làm việc và thành công của các buổi giảng khi hoàn toàn chuyển sang online? Tôi cần phải làm gì để duy trì sự bình an cho gia đình? 


Nơi nào có nguy khó, nơi đó có cơ hội

Khi bạn thực sự mong muốn điều gì, cả vũ trụ sẽ hợp sức giúp bạn đạt được điều đó

Những câu hỏi và trăn trở cứ luẩn quẩn trong đầu thôi thúc tôi phải có 1 hành động nào đó để thay đổi cục diện và kết quả hiện tại. Cho đến một hôm, nhân duyên đưa tôi đến một khóa học Thiết kế cuộc đời của học viện RNI trên trang Facebook. 


Thú thật, ban đầu tôi tham gia chỉ là vì tò mò. Vì tôi nghĩ mình vốn là một tiến sĩ được đào tạo ở Pháp, giảng viên của một trường đại học lớn; luôn được mọi người đánh giá cao về khả năng truyền cảm hứng cùng một gia đình hạnh phúc, hà cớ gì tôi lại phải học Thiết kế cuộc đời? 


nguy khó hay cơ hội 2

Nhưng với cách dẫn dắt chạm cảm xúc, cô Ruby đã giúp tôi nhìn lại bản thân và nhận ra khoảng trống bên trong mà trước giờ mình không hề nhận ra. Tôi như vỡ òa khi đã đặt tay lên ngực và tuyên bố: Tôi chọn thay đổi để phát triển, với chìa khóa “Nhỏ - đều đặn” mỗi ngày. 


Ngay khi tham gia Nhóm Thực hành thiết kế cuộc đời và Nhóm đọc sách 5:0 sáng, tôi đã lập Hành trình 50 ngày thực hành nói lời đẹp và suy nghĩ tích cực để kết nối với “Cô công chúa nhỏ bên trong” bằng video có tựa đề “Yêu thương bản thân – Tự chữa lành” của cô Ruby. Nhờ thế, thông điệp từ video đã thực sự là ánh sáng của ngọn hải đăng để dẫn lối và nâng cấp cho suy nghĩ, lời nói và hành vi của tôi. 


Tôi ngộ ra để có được năng lượng bình an và sự thong dong trên hành trình cuộc đời với vô vàn bất như ý, sự học không chỉ hướng ra bên ngoài để phát triển kỹ năng chuyên môn mà còn cần phải trở về bên trong để vun bồi nội lực. Từ đây, như có một sự dẫn dắt của “Quý nhân phù trợ”, tôi như “cá gặp nước” hào hứng tham gia rất nhiều khóa học có giá trị, với chi phí rất “hạt dẻ” trên nền tảng Zoom.


Đầu tiên là khóa học "Hành trình cải thiện giọng nói" của Học viện tinh hoa giọng nói Việt. Cuối khóa, bằng tâm thế học hành tinh tấn và tự tin bên trong, tôi đăng ký tham gia “Cuộc thi Giọng nói vàng kỳ 5”. Tôi được chọn là 1 trong 3 học viên đạt giải và được nhận suất học bổng giá trị lớn để học Khóa chuyên sâu về kỹ năng giọng nói. 


Sau đó, cơ duyên tiếp tục đưa tôi đến với khóa Kỹ năng coaching quốc tế dành cho bố mẹ và thầy cô của Công ty Startup Education. Đây là khóa học về phát triển tư duy tôi khát khao từ lâu, nhưng chưa có điều kiện học. 


nguy khó hay cơ hội 3

Tiếp tục, tôi tham gia Khóa Thiện số học của Học viện OYL; khóa trí tuệ cảm xúc “Làm cha mẹ từ Zero” và khóa “Sờ cái bụng” của Serato, để có thêm góc nhìn về bản thân và sở hữu công thức cải thiện điểm yếu của mình. Trên hành trình mới này, Học viện BKE là nơi tôi tham gia nhiều khóa học nhất tính đến thời thời điểm hiện tại: Đó là Khóa “Văn hóa đọc”, Khóa “Văn hóa đọc chuyển giao”; Khóa “Chánh kiến học hiểu hành” và Khóa “Content 3 gốc”. 


Những hoa thơm từ đại dịch Covid

Bạn thân mến, vậy là sự “đóng băng” các hoạt động do Covid mang đến tưởng rằng tạo muôn vàn khó khăn lại bất ngờ "mở lối" vô vàn cơ hội phát triển cho tôi. Và đây là những hoa thơm, trái ngọt tôi thu hoạch được sau đại dịch Covid


  1. Phá tan tảng băng sợ hãi

Nhờ Covid, tôi có nhiều thời gian để khám phá nhiều cuốn sách tinh hoa, quen biết nhiều vị thầy dù ở độ tuổi khác nhau nhưng đều làm việc bằng trái tim cho đi và tâm trí rộng mở. Điều này, giúp tôi dễ dàng mở rộng dung lượng trái tim, gọi tên những điểm yếu và biết cách đặt các câu hỏi chất lượng, tư duy đa chiều để vượt qua bất như ý.


Tôi đã trở nên điềm tĩnh hơn, thân thiện hơn và có sức mạnh nội lực vững vàng hơn. Minh chứng là tôi được các bệnh nhân F0 cùng phòng đánh giá là người truyền cảm hứng bằng lối sống lạc quan trong 9 ngày điều trị Covid tại Bệnh viện dã chiến Đà Nẵng. Nhờ thế, tôi được ra viện đầu tiên (dù là bệnh nhân lớn tuổi nhất phòng).


nguy khó hay cơ hội 5

  1. Nâng cao năng lượng làm việc

Tôi bắt đầu làm việc với cường độ lớn hơn, bằng tần số năng lượng cao hơn và các buổi giảng cũng đạt được điểm chạm sâu hơn về những giá trị khai mở tâm trí cho người học. Tôi biết cách khiến học viên được là chính mình trong môi trường học tập tràn đầy yêu thương. 


Nhờ thế, tôi nhận được rất nhiều lời khen “cô giảng hay quá em huy động tới 300 % năng lượng”; “cô giảng rất lôi cuốn em không thể rời máy tính, cô ơi!”… Tôi như được thăng hoa niềm đam mê trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo con người, cơ hội nghề nghiệp nhờ vậy cũng đến với tôi nhiều hơn.


  1. Mối quan hệ gắn kết

Các khóa học cũng giúp tôi nhân rộng hạnh phúc cùng những người bạn mới, ở khắp mọi miền đất nước. Ở đó “tôi luôn được chào đón bằng tình yêu thương chân thành”.


Tôi dần cải thiện năng lực kết nối các mối quan hệ với người học, với đồng nghiệp và đặc biệt là với người thân trong gia đình. Dường như những bực bội, oán trách và đổ lỗi  đã  không còn chỗ trong tôi. Thay vào đó là tình yêu thương và lòng biết ơn tăng trưởng nhanh chóng trong phiên bản mới của tôi mỗi ngày. 


Thật vi diệu, theo thời gian, tôi nhận ra dường như có một làn gió tươi mới làm thi vị cuộc sống vợ chồng và gia đình. Tôi thật sự vỡ òa khi nhận ra  tự bao giờ những bấn loạn về Covid, về những bất như ý trong công việc, chồng con và gia đình đã không còn trong tâm trí.


nguy khó hay cơ hội 4

  1. Gia tăng giá trị cộng đồng

Không chỉ gia tăng giá trị cho bản thân, tôi còn gia tăng các hoạt động trao giá trị cho cộng đồng bằng các buổi chia sẻ không thu phí và tham gia phụng sự các khóa học. Đây là điều trước đây tôi chưa từng làm, do nghĩ mình quá bận rộn.


Tôi rất vui khi đang là Angelina, phụng sự cho các khóa học của công ty Seroto và Thủ lĩnh Văn hóa đọc của Trí tuệ Việt Nam để chung tay cùng lan tỏa tình yêu văn hóa đọc cho cộng đồng. 


Lời kết

Bạn thấy đó, những bất an và trăn trở trong đại dịch Covid đã thôi thúc tôi quyết định hành động; từ những hành động nhỏ bé ấy đã giúp tôi gặt hái thật nhiều hoa thơm, trái ngọt.


Vậy nên, bất cứ khi nào gặp NGUY khó, thay vì tập trung vào nó, hãy tự đặt cho mình câu hỏi "NGUY khó này mang đến cho ta CƠ hội gì?". Khi tìm ra được câu trả lời, hãy hành động ngay để chớp lấy những CƠ hội vàng để nhận được nhiều kết quả giá trị. bạn nhé!


Nội dung: Mỹ Thanh - Học viên Content 3 gốc K2

Biên tập: Nhàn Lý - Khánh Vi

Hình ảnh: Hạnh Dung


30 views0 comments

Recent Posts

See All
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

bottom of page