top of page

Đạo đức - hiểu sao cho sâu sắc, hành sao cho chuẩn mực?

Updated: Jun 23


Càng trưởng thành, ta càng cảm thấy hoang mang với những kiến thức về Đạo đức mình được học. Thật mâu thuẫn khi ta được dạy trung thực nhưng bước ra cổng trường đập vào mắt ta lại là “luồn lách, lươn lẹo lại leo lên”. Ta vẫn nhớ câu nói ông cha “ở hiền sẽ gặp lành” mà ra cuộc đời thì ngược lại. Có kẻ vừa qua cầu đã rút ván, vậy mà vẫn được coi là người tốt. Phải chăng người đời đã quá xem nhẹ đạo đức ở đời?


Thật ra là do ta hiểu chưa sâu, thấu chưa đủ nên đã có những hành xử sai lầm. Bài viết này, blog 3 gốc sẽ cùng bạn suy ngẫm để hiểu đúng về đạo đức - 1 trong 3 yếu tố gốc rễ giúp bạn có hành xử đúng - gặt quả lành trong cuộc sống, bạn nhé.





MỤC LỤC

Trung thực đến tận cùng

Sống biết ơn từ những điều nhỏ nhất

Luôn từ - bi - hỷ - xả

---

1. Thế nào là sống có Đạo đức?


Bạn đã từng cho rằng sống đạo đức là mình không hãm hại ai, không sát sanh, không cướp giật..., liệu bao nhiêu đó đã đủ chứng minh bạn là người có đạo đức? Những biểu hiện trên thực tế mới chỉ là 1 phần nhỏ trong các biểu hiện của 1 lối sống có Đạo đức. Đạo đức bao trùm nhiều hơn thế.

Sống có Đạo Đức là hướng cuộc đời đến điều thiện lành
Sống có Đạo Đức là hướng cuộc đời đến điều thiện lành

Cụ thể, Đạo đức được chứa đựng trong 3 yếu tố: suy nghĩ, lời nói, hành vi mà khởi nguồn là nằm trong suy nghĩ. Nếu cả 3 yếu tố trên đều hướng về những điều thiện lành, không hại mình, hại người và hại chúng sinh thì đó mới được coi là sống có Đạo đức.


Bên cạnh đó, để Đạo đức của 1 người thực sự nở hoa, tạo ra những giá trị cho cuộc đời này thì đạo đức cần đi kèm với Trí Tuệ và Nghị lực. 3 "người bạn" này chỉ cần thiếu đi 1 thì mọi việc đều khó để trọn vẹn.


Bởi nếu Đạo đức mà thiếu Nghị lực thì suy nghĩ hướng thiện không thể trổ ra thành hành vi hướng thiện, và cũng không tạo ra kết quả thực tế nào. Bạn có thể có mong muốn giúp đỡ người khác, thề non hẹn biển nhưng nếu bạn không có Nghị lực để thực thi tới cùng thì điều đó cho thấy bạn không phải là người đáng tin. Như vậy thì có còn là Đạo đức không?

Hay khi Đạo đức mà thiếu Trí tuệ thì Đạo đức liệu có được đặt đúng nơi, đúng cách, đúng thời điểm không? Giúp người mà thiếu Trí tuệ thì nguy cơ ta đang hại người là rất cao.

Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực
Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực

Tóm lại, sống có Đạo đức là sống hướng tới những điều thiện lành, cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Muốn Đạo đức trọn vẹn, nở hoa và mang lại giá trị cho cuộc đời thì Đạo đức cần đi kèm với Trí tuệ, Nghị lực. Có như vậy Đạo đức được đặt đúng chỗ, đúng cách và được thực thi tới cùng.


2. 3 biểu hiện của người sống có Đạo đức


Có rất nhiều những đặc điểm thể hiện một người có đạo đức, tựu chung lại qua 4 biểu hiện cụ thể dưới đây:


Trung thực đến tận cùng

Trung thực là nền tảng đầu tiên của đạo đức. Thể hiện ở việc nhất quán trong suy nghĩ, thái độ, lời nói và hành vi. Điều này trái ngược với tình trạng “khẩu Phật tâm xà” hay “khẩu xà tâm Phật”, nói một đằng nhưng tâm nghĩ một nẻo. Biết trung thực với chính mình thì ta cũng có thể trung thực với người khác. Cuộc sống sẽ chẳng thể vui vẻ nếu ta lừa dối nhau. Tâm ta cũng chẳng thể bình an nếu ngày ngày tìm cách lấp liếm những điều bí mật.

Trung thực đến tận cùng rất khó. Bởi đôi khi có những nỗi niềm sâu kín bên trong, những sai lầm ta chưa thực sự sẵn sàng đối diện. Nhưng nếu từ tận đáy lòng, ta thành thật với chính mình, ta sẽ dần thoát khỏi sự bất an và đau khổ, tạo dựng những mối quan hệ dựa trên sự chân thành và hết lòng.

Sống biết ơn từ những điều nhỏ nhất

Trong quá trình học tập, mới đầu tôi có đôi chút ngạc nhiên với lối sống biết ơn của các vị thiền sư. Càng ngạc nhiên khi các thầy đã dạy tôi cần biết ơn với những điều tưởng chừng hiển nhiên trong cuộc sống: Biết ơn thân xác này, bầu không khí trong lành vào mỗi buổi sớm mai, nền hòa bình mà ta đang hưởng thụ, sự có mặt của những người thân yêu và thậm chí là giọt sương đậu trên phiến lá…

Đạo Đức được nuôi dưỡng bởi lòng biết ơn
Đạo Đức được nuôi dưỡng bởi lòng biết ơn

Những điều đó giúp tôi hiểu được rằng, Đạo đức không cần là những việc quá lớn lao, đôi khi chỉ cần là sự biết ơn tới những điều nhỏ bé, vô tri thì đó cũng là 1 phần biểu hiện của Đạo đức. Nếu những điều nhỏ bé này mà ta bỏ qua, thì khi đạt những điều lớn lao hơn ta sẽ rất nhanh lãng quên nó.

Luôn từ - bi - hỷ - xả

Từ là tình thương, là luôn thương ta và thương người. Bi là buồn với nỗi đau của người khác, là dám tự nguyện gánh khổ cho họ. Hỷ là vui với sự thành công, vui từ tận đáy lòng dù người khác hơn mình. Xả là buông đi những những những bất như ý, những buồn phiền, dính mắc trong lòng. Đây là tứ vô lượng tâm trong kinh điển Phật giáo.

Để tu tập được 4 điều này cực kì khó. Nhưng nếu chúng ta có thể rũ bỏ được bản ngã, chiến thắng được sự hẹp hòi, ích kỷ, cống hiện những điều tốt đẹp cho đời thì dung lượng trái tim của ta cũng rộng mở hơn rất nhiều.

Người sống có Đạo đức có thể chưa phải là người nắm chắc được 4 tâm thái này. Nhưng họ luôn hướng đến chúng và biết nhắc nhở mình thực tập Tứ vô lượng tâm để trở thành người có nhân cách tốt đẹp hơn, sống hài hòa với tất cả mọi người và muôn loài.

Đạo Đức giúp mở rộng trái tim
Đạo Đức giúp mở rộng trái tim

3 biểu hiện này tựu chung lại đều hướng đến điều thiện lành từ suy nghĩ, lời nói và hành vi. Người sống có Đạo đức mà Trí tuệ uyên thâm thì đều sáng suốt, hướng đến lợi mình, lợi người, tốt cho thiên nhiên. Đạo đức mà có Nghị lực thì mọi việc thiện lành đều được thực thi đến cùng và có sự quyết tâm cao độ. Nếu tất cả mọi người trong xã hội đều biết vun bồi Đạo đức thì chúng ta sẽ được sống trong một thế giới đầy an lạc và hòa bình.


3. Đạo đức ngày nay biểu hiện như thế nào?


Thế giới có hơn 7 tỷ người và mỗi người sinh ra là một mảnh ghép khác nhau, nghiệp quả khác nhau nên không thể quy chụp hết thực trạng về Đạo đức cho tất cả mọi người. Nhưng thực tế bên cạnh những cá nhân sống tử tế, hướng tới những điều tốt đẹp và sự chuyển hóa chính mình thì vẫn còn những người có suy nghĩ, lời nói và hành vi bị chi phối bởi tâm tham - sân - si.


Điều này một phần do chúng ta chưa có nhận thức đúng, còn bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc sống, chưa làm chủ được tâm mình. Một thực trạng ta phải công nhận, đó là những hạt giống độc hại thì lan truyền nhanh. Có thể chỉ cần 3 giây để một việc lùm xùm xuất hiện trên tất cả các nền tảng mạng xã hội. Nhưng để một hạt giống thiện lành lan tỏa, cần hàng giờ, hàng ngày, thậm chí hàng năm hay rất nhiều năm.

Đạo Đức phải có trí tuệ dẫn đường
Đạo Đức phải có trí tuệ dẫn đường

Giữ mình là khó, còn buông thả bản thân lại là điều chẳng cần chút nỗ lực. Thật tiếc khi đám đông lại thường dễ bị thả trôi với những gì thật dễ dàng. Đa số có thể thắng thiểu số nhưng thật tiếc vì không phải lúc nào đa số cũng lựa chọn đúng, quyết định đúng.


Vậy nên, để sự đúng đắn và sâu sắc của Đạo đức chạm đến nhiều người, mỗi người hãy là đóa hoa lan tỏa của tình thương, của sự thứ tha, của lòng bao dung… Tin chắc rằng những điều tử tế, dù là rất nhỏ bé, khi gộp lại cũng đủ sức tạo nên trận cuồng phong, cuốn trôi những hạt giống bất thiện ra khỏi cánh rừng.


4. Làm thế nào để ai cũng thấm nhuần Đạo đức?


Cuộc đời là một trường học lớn mà ở đó, mỗi người phải có khả năng tự nhận thức để chuyển hóa chính mình. Chúng ta không thể thay đổi người khác nhưng chúng ta có thể thay đổi chính mình. Khi bản thân mình tốt hơn, những người xung quanh vì năng lượng bình an đó mà cũng thay đổi theo ta. Vậy nên, cách tốt nhất để tưới tẩm hạt giống thiện lành được đâm chồi, nảy lộc không phải là “gào thét”. Lặng lẽ kiên trì vun xới, cung cấp nguồn dinh dưỡng chính là cách để cây đời mãi xanh tươi.


Để bản thân không lầm được lạc lối trên hành trình xây dựng gốc rễ Đạo đức, ta sẽ cần xây cho mình môi trường tam bảo. Nơi đó có những người thấy hiện trí, vừa có đạo đức vừa có trí tuệ sáng ngời để ta nương theo. Nơi đó ta có những người bạn tốt cùng chí hướng, sống chân thành và tử tế. Cũng ở nơi đó, ta có những quyển sách hay về cuộc đời vĩ nhân, truyền cảm hứng giúp nuôi dưỡng ước mơ hoài bão được phụng sự cộng đồng.

Người có Đạo Đức luôn biết cách sống tử tế
Người có Đạo Đức luôn biết cách sống tử tế

Mỗi người chỉ cần vun bồi Đạo đức từ những việc nhỏ nhất, như tập đối diện, quan sát suy nghĩ trong từng hoàn cảnh. Từ đó suy xét đó là suy nghĩ hướng thiện hay bất thiện, tập nói lời và hành động một cách trung thực, nhất quán với suy nghĩ thiện lương. Trước khi ra quyết định thì nên có góc nhìn đa chiều để không làm tổn hại đến các đối tượng khác. Khi mỗi cá nhân có Đạo đức đủ sâu dày, chắc chắn xã hội sẽ được chuyển hóa.


5. Lời kết


Để có thể sống một đời bình an và hạnh phúc, chúng ta không thể nào không vun trồng gốc rễ Đạo đức. Sự tử tế từ Đạo đức không nhất thiết phải là những điều to tát, ngay khi bạn bắt đầu với một hành động nhỏ bé nhưng bạn làm với một “tình yêu lớn”, thì đó đã là điều vĩ đại rồi.


Mong rằng tất cả chúng ta sẽ hiểu sâu, hiểu đúng về Đạo đức - như một nền tảng cần thiết để xây dựng cuộc đời có ý nghĩa và hướng thiện.


Nội dung + Hình ảnh: Bích Hồng - Học viên Content 3 Gốc Khoá 4

Biên tập: Nhàn Lý






164 views0 comments

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

Trí nhân

Đóng góp tài năng viết lách của mình cho trang

01

Tài vật

Đóng góp bằng tài chính

02

Nội dung chuyển khoản:

3goc.vn_Tên_Điều nhắn gửi

Số Tài Khoản: 215962349

Ngân hàng: ACB - PGD Vạn Hạnh

Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh

z5270840594423_a3c1e7ba81d7effac77193110559e12d.jpg
bottom of page