top of page

Tây Du Ký - Đằng sau câu chuyện thỉnh kinh là hành trình thức tỉnh của tâm

Updated: Mar 18

Tây Du Ký là một bộ phim không xa lạ với khán giả Việt. Đạo diễn Dương Khiết đã dựa vào cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Ngô Thừa Ân để tạo nên một kiệt tác để đời. Câu chuyện dựa trên sự kiện lịch sử có thật: Đường Tăng đi thỉnh kinh Tây Thiên. Là một người am hiểu Phật Pháp sâu sắc, Ngô Thừa Ân đã sáng tạo nên câu chuyện 5 thầy trò đi thỉnh kinh, thông qua đó khéo léo đưa vào triết lý giáo dục sâu sắc của Đạo Phật.

Khi bắt đầu cuộc hành trình, cả 5 thầy trò đều mang trong mình tâm Tham Sân Si nhưng trải qua 81 kiếp nạn, 5 thầy trò dần được chuyển hóa, đạt tới sự giác ngộ, trở thành Phật và Bồ Tát.


Cuộc hành trình của 5 thầy trò cũng như là hành trình của mỗi chúng ta: khi mới bắt đầu thì tâm mang thâm sân si vô cùng lớn; nhưng khi trải qua nhiều sóng gió, kiếp nạn thì tâm ngày càng vững vàng, an lạc trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống.

Mục lục



Hình tượng 5 thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký

Nếu nhìn sâu vào thông điệp ẩn sau câu chuyện thỉnh kinh, sẽ thấy 5 thầy trò lặn lội sang Tây Thiên ấy thực chất chỉ là một. Năm nhân vật là 5 khía cạnh của một bản thể duy nhất, mỗi người tượng trưng cho một đặc tính thường thấy của con người trên hành trình hoàn thiện bản thân (Thân, Tâm, Tình, Tính, Ý).


Câu chuyện 5 thầy trò vượt núi trèo non trải qua 81 khổ nạn là quá trình tu luyện của một người; những cuộc hàng yêu tróc quỷ là những lần chiến thắng chính mình, vượt qua tâm ma của bản thân để tiến dần trên con đường chứng đạo.

Trong Tây du ký, mỗi nét tính cách, hành động của nhân vật chính cùng những chướng ngại mà họ gặp phải đều mang tính ẩn dụ rất lớn.

Đường Tăng - đại diện cho Thân

Đường Tăng kiếp trước là đệ tử của Phật Tổ. Trong lúc Phật Tổ đang giảng kinh thì “Đường Tăng” ngủ quên nên làm rơi 1 hạt gạo. Vì mắc lỗi, “Đường Tăng” phải đầu thai xuống làm kiếp người để đi tu hành.

Từ nhỏ, nhân vật này đã một lòng tu đạo, khao khát lớn nhất là đạt thành chính quả, nhưng vì là người trần mắt thịt nên vô cùng yếu ớt, đi đến đâu cũng gặp yêu ma nhảy ra đòi ăn thịt, hơi một chút là sợ hãi, lo lắng. Đường Tăng còn hết lần này đến lần khác bị lừa một cách dễ dàng, tên yêu quái nào cũng có thể phỉnh phờ, che mắt.





Sa Tăng từng giết 9 kiếp của Đường Tăng, xâu thành chuỗi hạt đeo bên mình. Nhưng nhờ sự kiên định, 1 lòng tu tập nên kiếp thứ 10, Đường Tăng đã thu phục được Sa Tăng làm đệ tử. Chính sự kiên định trên con đường tu tập đã giúp Đường tăng vượt qua 81 kiếp nạn – vượt qua những trở ngại trên con đường tu dưỡng tâm tính của mình để đến đích.

Tôn Ngộ Không - đại diện cho Tâm

Tôn Ngộ Không là đại đệ tử của Đường Tăng, đại diện cho phần "Tâm" của con người. Tôn Ngộ Không được sinh ra từ tinh hoa đất trời nên mang trong mình sự kiêu căng, tự mãn. Lại thêm được sự chỉ dạy của Bồ Đề Tổ Sư nên sự kiêu căng, hống hách, ngang tàng càng lớn, không coi trọng ai cả, coi bản thân mình là nhất, dám đại náo cả thiên đình. Nếu không được sự can ngăn, chỉ bảo của Phật Tổ thì Tôn Ngộ Không đã bị Ngọc Hoàng bắt nhốt lại.


Con đường từ Đại Đường, điểm xuất phát của hành trình thỉnh kinh – đến Thiên Trúc đất Phật là 10 vạn 8 ngàn dặm; một cân đẩu vân của Ngộ Không cũng đi được 10 vạn 8 nghìn dặm. Có thể hiểu rằng thiện - ác, thiên đường – địa ngục… cũng chỉ cách nhau một ý nghĩ. Một niệm có thể thành Phật, cũng có thể thành tà ma.


Cũng giống như tâm của chúng ta vậy, khi mới đầu thì chưa biết gì, khi học 1 số thứ mới đã nảy sinh tâm ngạo mạn, không coi ai ra gì, thích thể hiện bản thân nên tạo ra vô số điều bất như ý. Nhưng khi trải qua nhiều “kiếp nạn”, hiểu được quy luật của cuộc sống thì tâm dần thay đổi, trở nên điềm tĩnh hơn.



Trư Bát Giới - Tâm hưởng thụ Tình ái

Với tính cách tham ăn, lười làm, thích hưởng thụ, khi sư phụ bị bắt thì chỉ thích” chia hành lý, Trư Bát Giới là nhân vật đại diện cho dục vọng, “tình ái" sắc dục, tâm tham. Tâm lý chỉ thích hưởng thụ, buông thả bản thân cũng giống như chúng ta. Khi bị tâm tham chi phối thì chúng ta chỉ thích ăn chơi hưởng lạc vào, không chịu khó tu tập, nuôi dưỡng bản thân mình

Sa tăng - đại diện cho sự Nhẫn nại

Sa tăng đại diện cho tính nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ. Pháp danh Ngộ Tĩnh của nhân vật này có ý nghĩa: Tĩnh để khắc chế cái động, để kham nhẫn, chịu đựng. Suốt cuộc hành trình, Ngộ Tĩnh dắt ngựa, mang hành lý, làm việc rất cực nhọc mà chẳng bao giờ than phiền, cũng không giận dữ, dỗi hờn khi bị chỉ trích, phê bình như Bát Giới.




Bạch Long Mã - đại diện cho Ý chí

Bạch Long Mã tượng trưng cho "Ý" chí - sự quyết tâm tiến về phía trước, không thoái lui, thể hiện qua hình tượng con ngựa cần mẫn và trung thành, một lòng chở sư phụ vượt nghìn trùng đến Linh Sơn. Chính vì thế mà tác giả Ngô Thừa Ân “sắp xếp” cho Đường Tăng gặp Bạch long mã trước cả khi thu nhận Tôn Ngộ không. Ý chí của con người giống như ngựa hoang, có thể chạy đi bất cứ đâu. Chỉ khi tâm trí xác định được mục tiêu thì ý chí mới có đích để kiên trì hướng đến. Ngộ Không thu phục Bạch Long Mã chính là tâm thu phục ý, tâm ý hợp nhất. Khi đó Đường Tăng mới có thể tiến lên phía trước, thu phục dục vọng (Bát Giới), điều khiển bản tính (Sa Tăng), chuyên tâm tu hành.

Thử thách tâm cuối cùng của thầy trò Đường Tăng

Chắc hẳn ai xem phim cũng ấn tượng với tập 4 thầy trò ở Nữ Nhi Quốc. Điều đặc biệt là ở đây không hề có yêu quái nào cả, cũng chả có quá nhiều khó khăn. Ở đó chỉ có những cô gái vô cùng xinh đẹp. Đó quả là chốn thiên đường của cánh mày râu. Vậy nên thân tâm bị dao động vô cùng lớn.


Quốc Vương của Nữ Nhi Quốc vô cùng say đắm Đường Tăng, hết lòng yêu ngài. Luôn mang ra những món đẹp đẽ, những cô gái xinh đẹp, món ăn ngon đề có thể níu giữ Đường Tăng ở lại làm vua ở đây. Cũng giống như cuộc sống ngoài kia, luôn có vô cùng nhiều thú vui hưởng lạc mời chúng ta hưởng thụ.

Bát Giới thì ra sức khuyên nhủ Đường Tăng ở lại, có mất cái gì đâu, đi thỉnh kinh thì mệt mỏi, lại chả được cái gì. Thà rằng ở đây làm vua một xứ, được hưởng những món ngon vật lạ, được bao quanh bởi vô cùng nhiều các cô gái xinh đẹp. Tội gì mà không ở lại.




Nhưng Đường Tăng một lòng hướng Phật, luôn mong muốn sang Tây Trúc thỉnh chân kinh. Được sự hỗ trợ của Tôn Ngộ Không, Đường Tăng mới có thể thoát ra khỏi chốn vui chơi hưởng thụ, không bị tâm tham chi phối.

Trong suốt chuyến hành trình thỉnh kinh, Đường Tăng nói dối 2 lần. Lần 1 là lừa Tôn Ngộ Không đeo vòng kim cô và lần 2 là nói dối với Nữ Vương của Nữ Nhi Quốc. Đường Tăng từng hứa với Nữ Vương là nếu có kiếp sau thì sẽ quay lại tìm và kết hôn với nàng. Nhưng Đường Tăng đâu biết sau khi thành Phật thì cũng thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, làm gì còn có kiếp sau nữa.

Cũng giống như chúng ta, nếu quyết tâm theo đuổi chân lý đến cùng, ta có thể thoát ra khỏi những lạc thú, tìm được vẻ đẹp của chân lý.

Hành động đưa bát vàng thể hiện điều gì?

Lúc đầu người xem tưởng hành động đưa bát vàng của Đường Tăng cho 2 vị đại đệ tử của Đức Phật là Ma Ha Ca Diếp Ananda là hành động đưa hối lộ và nhận hối lộ. Nhưng không phải ai cũng biết, đó là 2 trong 10 đại đệ tử của Phật, đã đắc chứng quả A La Hán nên tiền bạc, vật chất, danh vọng đều không còn ý nghĩa gì.




Hành động Đường Tăng đưa bát vàng chính là sự buông bỏ tâm tham còn lại trong bản thân mình. Khi Đường Tăng thành Phật thì tham, sân, si, dục vọng đều không còn. Bát vàng là vật giá trị cuối cùng của 4 thầy trò trên con đường thỉnh kinh. Khi đưa bát vàng cho 2 vị đệ tử của Phật, tức là Đường Tăng đã thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, đã không còn dính mắc với những vật chất của cõi hồng trần nữa.

Lời kết

Hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng, cốt lõi là sự chuyển hóa thân tâm của con người. Trải qua thử thách, hay còn gọi là “kiếp nạn” trong cuộc sống, ta lại có thêm trải nghiệm và đúc kết được bài học. Bài học đủ nhiều - đủ sâu - đủ lớn, ta sẽ trau dồi được năng lực buông xả tham sân si và có cho riêng mình cuốn kinh thư giá trị.



Nội dung: Nguyễn Linh - Học viên Content 3 gốc khóa 4

Biên tập: Khánh Vi - Nhàn Lý

Hình ảnh: Bùi Hồi

239 views0 comments

댓글

별점 5점 중 0점을 주었습니다.
등록된 평점 없음

평점 추가
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

Trí nhân

Đóng góp tài năng viết lách của mình cho trang

01

Tài vật

Đóng góp bằng tài chính

02

Nội dung chuyển khoản:

3goc.vn_Tên_Điều nhắn gửi

Số Tài Khoản: 215962349

Ngân hàng: ACB - PGD Vạn Hạnh

Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh

z5270840594423_a3c1e7ba81d7effac77193110559e12d.jpg
bottom of page