top of page
Writer's pictureHùng Hiện Hữu

CÁCH ĐI CHÙA CẦU NGUYỆN ĐÚNG

Updated: Apr 28, 2023


Nghe tiếng chuông ngân vang, tự thấy lòng tỉnh thức

Ngửi hương trầm thoang thoảng, tâm hồn hóa nhẹ tênh

Ngước nhìn bao vị Phật, bỗng muốn sống thật chậm

Đi chùa đúng nghĩa, cần thiết biết bao! Mời bạn cùng 3 GỐC.VN cùng tìm hiểu 4 KINH NGHIỆM để đi đền chùa cầu nguyện như ý nhé!




MỤC LỤC





1. ĐI CHÙA hay ĐI PHÙ PHÉP

Từ ngàn xưa, đi chùa Lễ Phật đã trở thành yếu tố tâm linh gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Bởi nó là cơ hội để tâm hồn đắm mình vào không khí linh thiêng, tĩnh lặng, để mở rộng tình thương và trí tuệ. Và đương nhiên không thể thiếu, đó là để cầu nguyện, mong 1 cuộc sống an vui hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.


Tuy nhiên, nét đẹp này đang dần mất đi khi người ta đã phù phép văn hóa này thành một màn trình diễn với nhiều tiết mục cầu may, cầu an, cầu tài lộc, cầu duyên, cầu con,... đầy hài hước vì mê tín như:

  • Chạy show đến thật nhiều chùa và biến chùa trở thành một nơi “chen chúc” và “đánh trận” đầy náo nhiệt

  • Lấy tiền dính máu vật tế, thoa lên tượng thờ cúng hoặc đổi tiền lẻ nhét khắp nơi trên các khe của pho tượng Phật.

  • Đốt thật nhiều vàng mã vì cho rằng lễ vật càng to càng được phù hộ, càng xin được nhiều tài lộc.

  • Thậm chí vào dịp Tết, một số người còn quan niệm lộc đầu năm là các chồi non của cây cối nên không cần xin phép đi bẻ cành, hái lộc làm phá hoại môi trường và cảnh quan của chùa

Biến chốn linh thiêng tĩnh lặng, trở thành nơi ồn ào, náo nhiệt với những màn hài kịch có 1-0-2 và gọi đó là cầu nguyện thì hỏi sao bao phen ta càng cầu nguyện, lại càng vô vọng?





2. NHỮNG KIỂU "CẦU" KHI ĐI "CHÙA"?

  • Cầu "thêm" và cầu "tha"

Cầu “thêm” là cách cầu nguyện của những người luôn khao khát, mong muốn tích trữ thêm nhà, thêm xe, thêm địa vị và tiền bạc. Lòng tham của con người là vô đáy. Nên họ cứ xin hết lần này đến lần khác mà chưa bao giờ thỏa mãn với những gì mình đã có. Nếu chúng ta không hề trân trọng những gì đang có, thì chắc gì ta sẽ trân trọng những gì sẽ có mà cứ tiếp tục cầu sở hữu thêm những yếu tố bên ngoài?


Cầu “tha” là cầu để được trốn chạy, né tránh khỏi những khó khăn, thử thách mà cuộc sống trao gửi đến. Khi gặp phải biến cố và bế tắc, chúng ta thường lo sợ và bất an nên luôn mong cầu vào 1 đấng thần linh có năng lực siêu nhiên nào đó sẽ "tha" tội cho mình mà không biết rằng đó là những bài học ta cần trải qua, cần nhận lãnh để giúp mình trưởng thành hơn

Áp lực khi thi đại học, đau khổ vì chia tay người yêu, lo lắng khi kinh doanh thất bại,.. Đều là những tình huống mà người ta thường tìm đến cầu "tha” này.

  • Cầu theo

Những gia đình theo đạo Phật từ lâu thì việc đi chùa, lễ Phật đã trở thành một hoạt động thường ngày truyền từ đời này qua đời khác. Vì thế, nhiều người không biết tại sao cần phải đi chùa và cầu nguyện, chỉ đơn giản là bắt chước "theo" xã hội, vâng lời "theo" ba mẹ thôi. Điều này cũng tốt bởi ít ra, thay vi đi quán bar, đi quậy phá. Họ lại được đến một nơi yên tĩnh, tốt lành, và nếu may mắn gặp các ngôi chùa dạy đạo lý thì họ sẽ có cơ hội tiếp cận được ánh sáng của sự tỉnh thức. Tuy nhiên, cũng có rủi ro là những người không có chánh kiến này thường sa đà vào những phong tục cổ hủ và mê tín

  • Cầu đạo

Giáo lý Đức Phật chứa 1 kho tàng minh triết giúp ta vượt qua mọi khổ đau trong cuộc sống để đến bến bờ bình an và hạnh phúc

Biết được điều này, nhiều người đi chùa chỉ để cầu được học "đạo", học được các phẩm chất cao đẹp của Đức Phật.


Nếu có cầu nguyện, họ chủ yếu là cầu cho chính mình có ĐẠO ĐỨC để yêu thương và tha thứ cho muôn loài, có sự NGHỊ LỰC để vượt qua khó khăn, cám dỗ về lòng tham, và có ÓC SÁNG SUỐT để tự soi và sửa lỗi chính mình mỗi ngày


3. BỐN KINH NGHIỆM ĐI CHÙA GIÚP CẦU NGUYỆN HIỆU QUẢ

Mời bạn tiếp tục giải mã 4 bí quyết và kinh nghiệm bổ ích giúp bạn cầu nguyện hiệu quả khi đi chùa.





1. Thời điểm thích hợp để đi đền chùa

Lễ hoặc Tết là thời khắc giao hòa của đất trời và thiên nhiên. Vì thế, nhiều người có quan niệm rằng đi chùa vào mùng 1 tết, hoặc là ngày lễ, ngày giỗ để tri ân và cầu may cho chính mình


Với Blog 3 gốc, ngày nào cũng là ngày Tết, ngày nào cũng là ngày tươi mới để tích lũy lộc Phước Đức cho cá nhân mình, và ngày nào cũng là ngày khởi đầu bước chân vào con đường tìm cầu học đạo. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể đi chùa vào cuối tuần, mỗi khi rảnh rỗi, hoặc thậm chí chỉ cần ngồi ở ngay tại ngôi nhà của chính mình. Bởi lẽ, ngôi đền và ngôi chùa linh thiêng nhất chính là nằm ở ngay trong tâm bạn.


Tuy nhiên, giai đoạn đầu học Pháp, Blog 3 gốc khuyến khích bạn nên đến những trường thiền hoặc các ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy để có cơ hội được kết nối thêm nhóm bạn tốt, có Thầy hiền trí chỉ dạy căn bản những lời dạy của Đức Phật.


2. Trang phục khi đi chùa

Theo quan niệm đạo Phật, ở nơi cửa đền chùa linh thiêng thì sự tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu, nên việc lựa chọn trang phục sao cho đúng là rất quan trọng.


Gợi ý trang phục phù hợp để bạn đi chùa là trang phục kín đáo, có màu sắc nhã nhặn như màu của áo lam, áo nâu phật tử để thể hiện được sự đơn giản và hòa đồng


Tuyệt đối, không chưng diện những bộ trang phục sành điệu như quần bó sát, quần giả váy, quần lửng, quần tất lưới, đồ hở hang để coi chùa là nơi chụp hình khoe thân


3. Chuẩn bị đồ lễ khi đi đền chùa sao cho đúng?

Đức Phật và các vị thánh rất tôn trọng sự sống của muôn loài. Vì thế, không nên giết động vật để cúng dường lên ngài mà nên dâng lên thực phẩm chay thanh tịnh, cùng những đóa hoa tươi thắm tùy theo khả năng tài chính của bạn


Quan niệm người cúng nhiều được Phật gia hộ nhiều hơn người cúng ít là hoàn toàn sai giáo lý, và cũng là cách gián tiếp xúc phạm đến Đức Phật. Bởi lẽ, điều đó chẳng khác nào ta dám coi bậc thánh nhân mình hằng tôn kính với phẩm chất cao ngời ngợi, như các tên quan tham ô, hối lộ. Nếu bạn đã từng đọc hoặc xem cuộc đời Đức Phật sẽ được nghe nhắc tới Phước lành của bà lão ăn mày khi dâng lên Đức Phật 1 bát nước cũng không thua kém gì Phước lành của ông cấp cô độc khi cúng dường cả 1 khu vườn quý


Quan trọng nhất vẫn là lòng thành. Vì thế, không nên rải tiền lẻ, đốt vàng mã, đôi khi bạn chỉ cần dâng lên ngài những hương hoa, đặc biệt đó là hương hoa đức hạnh do bạn tích lũy được thông qua các hành động như ăn chay, giữ giới, thiền hành, từ thiện, giúp đỡ mọi người…





4. Cách cầu nguyện thành thật “ Sở Cầu Như Nguyện”

Để có thể cầu nguyện và giao tiếp với Đức Phật và các vị thánh, bạn cần nói ngôn ngữ của họ, đó là ngôn ngữ của sự tử tế khi ta thực sự tĩnh lặng quay vào bên trong.

  • Sự tử tế

Những điều chúng ta may mắn có được hôm nay là nhờ đã có sự tích lũy phước báu ngày trước. Phước báu này có thể được tạo ra nhờ việc giúp người, làm thiện, biết giữ giới để tâm ta trong sạch


Bạn có thực hành giữ 5 giới đơn giản nhất là:

1. Giới cấm Sát Sanh - Đức Hiếu Sinh

2. Giới cấm Tham Lam - Đức Buông Xả

3. Giới cấm Tà Dâm - Đức Chung Thủy

4. Giới cấm Vọng Ngữ - Đức Thành Thật

5. Giới câm Uống Rượu - Đức Minh Mẫn


Đức Phật luôn dạy chúng ta tôn trọng sự sống của muôn loài, đề cao lối sống biết cho đi, tỉnh thức, trung thục, và nói lời ý nghĩa. Bằng những việc làm tử tế này, ta đang tới gần với ngôn ngữ của Phật hơn

  • Tĩnh lặng để cầu nguyện và cam kết

Khi bản thân có những hạt giống thiện lành, chúng ta mới có thể dễ dàng an tịnh để thực hiện bài cầu nguyện, khấn vái. Sau đây là bài cầu nguyện mẫu để bạn tham khảo

  • Đầu tiên, bạn hãy quay vào bên trong bằng việc quan sát hơi thở hoặc nhận biết những gì diễn ra trong tâm trí mình

  • Sau khi cơ thể và tâm trí cùng hiện diện tại đây, hãy đọc thầm

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần, 3 lạy)
Hoặc có thể đọc Namo Tassa Bhagavato Arahato Samma SamBuddhassa (tiếng PALI)
Con tên là: …
Sống tại: …
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm ....., con xin đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn
Lời Nguyện/ Hứa:
Con nguyện không ngừng vun bồi gia tài TRÍ TUỆ mà Phật và chư Tổ đã trao truyền để tự mình chuyển hóa những khổ đau trong con và mọi người xung quanh
Con nguyện tiếp tục TINH TẤN hành thiền, giữ giới để sống an lạc ngay trong giờ phút hiện tại
Con nguyện chăm sóc, nâng đỡ, lắng nghe và THƯƠNG YÊU muôn loài và mọi người xung quanh
Con nguyện cúng dường những Phước Đức và thành công con có được đến mọi chúng sinh để chúng con cùng nhau hưởng được hương vị của Pháp Bảo
Con cúi xin Phật cùng chứng minh cho lòng thành kính của con, cùng những phẩm vật quý giá nhất của sự cúng dường trong con

Lời nguyện này cũng giống như một lời hứa, lời cam kết để Phật chứng giám. Bạn có thể thành tâm nguyện theo cách hiểu của mình sau khi đọc bài mẫu trên mà không cần “rập khuôn” đọc giống như bài tham khảo ở trên



Sống theo nhân quả, thuận theo tự nhiên
Sống theo nhân quả, thuận theo tự nhiên

  • Hiểu mình - Hiểu quy luật Vũ Trụ

Gieo trồng những hạt giống của sự tử tế tĩnh tâm là chưa đủ.

Để xứng đáng là đệ tử Phật. Chúng ta cần phải hiểu ngài, hiểu mình, hiểu về những kiến thức Ngài đã chia sẻ cho chúng ta.


  • Hiểu MÌNH để biết đặt mục tiêu phù hợp với năng lực và nhân duyên hiện tại của mình

  • Hiểu luật NHÂN QUẢ, để biết rằng nếu muốn có một kết QUẢ nào đó, ta cần lên kế hoạch gieo trồng những NHÂN thiện lành tương ứng.

  • Hiểu các luật VŨ TRỤ, để biết hứa và ước nguyện mục tiêu, kết quả không chỉ vì lợi ích cá nhân, mà còn là cộng đồng và mẹ thiên nhiên.


Kinh điển của Phật giáo khẳng định rằng Đức Phật không phải là thần linh, vì vậy ngài không ban phước hay giáng họa cho ai. Phật cho rằng, ta chính là chủ nhân của chính mình, và không có một thực thể hay quyền năng nào cao hơn để định đoạt số phận của nó. Hãy dựa vào chính mình, đừng mong cầu vào việc cầu xin, khấn vái. Để những lời nguyện ước thành hiện thực, chúng ta phải là người tự mở mang trí tuệ, siêng năng giúp người tinh tấn nỗ lực vun bồi nội lực để biến ước nguyện thành hiện thực.


Vậy nên,

  • Đi chùa là để sống biết đủ, không mong cầu bên ngoài mà hướng vào bên trong, hướng về với chính nội tâm để hiểu mình và sửa mình mỗi ngày theo luật nhân quả của Phật.

  • Đi chùa là để kính ngưỡng các vị Phật, để học hỏi, để sống tốt hơn mới là đi chùa đúng nghĩa.


4. Danh sách chùa Phật Giáo THERAVADA tại Việt Nam


Đây là danh sách tổng hợp những ngôi chùa bạn nên ghé để có được những lời dạy Đức Phật. Học được những kho báu trí tuệ này, bạn sẽ sớm sống một cuộc đời an vui, hạnh phúc mà không cần cầu nguyện


🙏TP HỒ CHÍ MINH

1. Chùa BỬU QUANG (RATANARAṄSYĀRĀMA) – TỔ ĐÌNH PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH

171/10 Quốc Lộ 1A, phường Bình Chiểu, quận Thủ Ðức

Website: phatgiaonguyenthuy. com

Email: webphatgiaonguyenthuy@gmail. com

Tri sự: Tỳ khưu Minh Tấn

ÐT: 090 765 5551


2. Chùa BÁT CHÁNH ĐẠO (ATTHANGIKARIYAVIHĀRA)

16/12A, đường số 12, khu phố 4, phường Tam Bình, quận Thủ Đức

Trụ trì: Tỳ khưu Phước Định

ÐT: 0973 152 615


3. Chùa BỬU LONG

81/1 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9

ÐT: 093 743 2031

Website: trungtamhotong. org

Trụ trì: Tỳ khưu Viên Minh


4. Chùa XÁ LỢI PHẬT ÐÀI

1A đường A, khu tái định cư Long Sơn, phường Long Bình, quận 9

Trụ trì: Tỳ khưu Thiện Nhân

ĐT: 091 311 9094


5. Chùa PHỔ MINH (Vijjāvaḍḍhana Vihāra)

2 Thiên Hộ Dương, phường 1, quận Gò Vấp

Trụ trì: Tỳ khưu Thiện Tâm

ÐT: 090 362 3430


6. Chùa TỪ QUANG

63 Trần Bình Trọng, phường 1, quận Gò Vấp

ÐT: 094 186 1239


7. Chùa PHÁP LUÂN

Số 79 đường 1, phường 4, quận Gò Vấp

Trụ trì: Tỳ khưu Phước Bình

ĐT: 090 970 5628


8. Chùa PHÁP QUANG (Dhammaraṃsyārāma)

482 (số cũ 414/17) Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh

ÐT: 84.8.3553 3013, 091 377 2443

Website: phapquangtu. net

Trụ trì: Tỳ khưu Minh Giác


9. Chùa TRÚC LÂM (VEḶUVANAVIHĀRA)

154B Đặng Nguyên Cẩn, phường 13, quận 6

Trụ trì: Tỳ khưu Phúc Hỷ


10. Chùa SIÊU LÝ

681/6 Hậu Giang, phường 11, quận 6

Trụ trì: Tỳ khưu Pháp Nhiên

ĐT: 090 820 2052


11. Chùa BỒ ÐỀ

6B/1 Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7

Trụ trì: Tỳ khưu Phước Đức


12. Chùa GIÁC QUANG

47 Lương Văn Can, phường 15, quận 8

Trụ trì: Tỳ khưu Thiện Ðạt


13. Chùa DIỆU QUANG

44 Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân Bình

Trụ trì: Tu nữ Diệu Tâm

ĐT: 090 697 3756


14. Chùa PHẬT BẢO (Buddha Ratarārāma)

673/3 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình

Trụ trì: Tỳ khưu Quang Minh

ĐT: 098 357 2341


15. Chùa BỬU THẮNG

73 Lê Thiệt, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú

Trụ trì: Tỳ khưu Chơn Minh. ĐT: 090 866 9888


16. Chùa NGUYÊN THỦY (THERAVĀDĀRĀMA)

33A đường 10, khu Phố 1, phường Cát Lái, quận 2

ÐT: 083 742 0214

Trụ trì: Tỳ khưu Pháp Chất (0919 105 833)


17. Chùa KỲ VIÊN (Jetavana Vihāra)

610 Nguyễn Ðình Chiểu, phường 3, quận 3

ÐT: 028 3832 5522

Trụ trì: Tỳ khưu Tăng Ðịnh


18. Chùa NAM TÔNG

220/110/166/1, thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh

Trụ trì: Tỳ khưu Thiện Hạnh

ĐT: 090 339 4975


19. Chùa TĂNG BẢO

D3/1D, Dân Công Hỏa Tiến, tổ 3, ấp 4, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh

Trụ trì: Tỳ khưu Bửu Minh


20. Chùa TRÚC LÂM (Veluvanavihāra)

18/1 ấp Xuân Thới Ðông 1, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn

Trụ trì: Tỳ khưu Giác Lộc

ĐT: 090 827 6372


21. Tịnh thất PHÁP ĐẠT

72 đường số 9, khu Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh

Trụ trì: TN Pháp Đạt


🙏LONG AN

22. Chùa TRÌ GIỚI

Xã Hòa Khánh Đông, huyện Đức Hòa

Trụ trì: Tỳ khưu Trì Giới


23. Chùa TÂM AN

Ấp Bình Thủy, xã Hòa Khánh Đông, huyện Đức Hòa

Trụ trì: Tu nữ Tâm An

🙏TIỀN GIANG


24. Chùa PHÁP BẢO (DHAMMARATANĀRĀMA)

44/448 Lý Thường Kiệt, phường 5, thành phố Mỹ Tho

Trụ trì: Tỳ khưu Bửu Hiền

ĐT: 090 8376 890


25. Chùa PHƯỚC HẢI (Tân Hiệp)

261/4 Ấp Rẩy, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành

Trụ trì: Tỳ khưu Pháp Ngộ

ĐT: 093 949 2995


26. Chùa ÐÔNG PHƯƠNG

Quốc Lộ 1, số 317, khu 5, thị trấn Cai Lậy

Trụ trì: Tỳ khưu Bửu Chánh

ĐT: 091 394 0683


27. Chùa LINH CỔ (JĪVA PURAMĀRĀMA)

Ấp Thân Hoà, thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành

ĐT: 073. 3934 777

Trụ trì: Tỳ khưu Pháp Giới (091 860 9435)


28. Chùa PHƯỚC ĐIỀN

Ấp Bình Đức, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy (gần cầu Cái Sơn)

Trụ trì: Tỳ khưu Huệ Tịnh

ĐT: 090 667 3706


29. Chùa ẨN LÂM

322 tổ 30, ấp 1, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy

Trụ trì: ĐĐ Thiện Tùng

ĐT: 094 6534 876


30. Chùa BỬU THANH

Gò Công Đông

Trụ trì: Tu nữ Diệu Thanh


31. Chùa THIỆN THÔNG

Trụ trì: Tỳ khưu Thiện Thông


🙏BẾN TRE

32. Chùa TÂM THÀNH

Ấp Phú Phong, xã Quới Thành, huyện Châu Thành

Cư sĩ Tâm Uyên

ĐT: 091 785 0526


33. Thiền viện TỨ NIỆM XỨ

Xã Tường Ba, huyện Châu Thành

Trụ trì: Tỳ khưu Phước Nhân


🙏VĨNH LONG

34. Chùa SIÊU LÝ (PARAMATTHĀRĀMA)

162/8 Ðường 14-9, P. 5, thị xã Vĩnh Long

Trụ trì: Tỳ khưu Giác Sơn


35. Tịnh xá NGỌC ĐĂNG (DĪPAMANI VIHĀRA)

Ấp Phú Tiên, xã Trung Nghĩa, huyện Vũng Liêm

Trụ trì: Tỳ khưu Minh Thảo

ĐT: 098 4267 545


36. Thiền viện THIỆN MINH

Xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ

Tri sự: Tỳ khưu Thiện Giác

ĐT: 098 717 8965


37. Chùa NHƯ PHÁP

51D, ấp Tân Quới, xã Tân Hòa, TP Vĩnh Long

Trụ trì: TN Mỹ Xuân


38. Chùa TỨ PHƯƠNG TĂNG

Km 2059 QL 1A, tổ 5, ấp Đông Thạnh C, thị xã Bình Minh

Trụ trì: Tỳ khưu Pháp Lợi

ĐT: 090 9089 936


39. Chùa VIÊN GIÁC

50/5 Trần Phú, phường 4, thị xã Vĩnh Long

Trụ trì: Tỳ khưu Giác Giới


40. Chùa BỬU QUANG

Xã Mỹ Thanh Trung, thị trấn Tam Bình

Trụ trì: Tỳ khưu Thiện Quang

ĐT: 012 2482 4505


🙏 CẦN THƠ

41. Tịnh thất SIÊU LÝ

Phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt

Trụ trì: Tu nữ Ngọc Duyên


42. Chùa BỬU PHÁP

90/2/28 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều

Trụ trì: Tỳ khưu Ngọc Hưng


43. Tịnh thất GIÁC MINH

Khu vực Bình Hưng, phường Phước Thới, quận Ô Môn

Trụ trì: Tỳ khưu Giác Tâm

ĐT: 096 281 0000


🙏TRÀ VINH

44. Chùa BỬU CHÂU

70 Lý Tự Trọng, phường 4, thị xã Trà Vinh

Trụ trì: Tỳ khưu Thiện Giới


45. Chùa LONG HƯNG

Ấp Ô Rung, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú

Trụ trì: Tỳ khưu Thiện Ngọc

ĐT: 097 917 3055


46. Chùa PHƯỚC VÂN

Ấp Cây Dương, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành

Trụ trì: Tỳ khưu Tâm Hiền

ĐT: 091 786 0042


47. Chùa PHƯỚC LONG

Khóm 1, thị xã Duyên Hải

Trụ trì: Tỳ khưu Trí Tấn

ĐT: 091 989 6532


🙏KIÊN GIANG

48. Chùa THIÊN TRÚC(DIBBAVEḶU ĀRĀMA)

Ðường Phương Thành, khu phố 4, phường Bình San, thị xã Hà Tiên

Trụ trì: Tỳ khưu Pháp Hảo

ÐT: 098 383 0024


🙏BÀ RỊA VŨNG TÀU

49. Chùa THIỀN LÂM (THÍCH CA PHẬT ÐÀI)

4/7 Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu

ÐT: 064. 834 418

Trụ trì: Tỳ khưu Chánh Nghiệp


50. Chùa HỘ PHÁP (DHAMMARAKKHITĀRĀMO)

45/4C Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu

(Nằm trong khuôn viên Thích Ca Phật Đài)

Trụ trì: Tỳ khưu Giác Trí

ĐT: 093 709 9508


51. Tịnh thất PHƯỚC MỸ

Đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu

(Nằm trong khuôn viên Thích Ca Phật Đài)

Trụ trì: Tỳ khưu Phước Mỹ


52. Chùa DI LẶC

(Nằm trong khuôn viên Thích Ca Phật Đài).

610/1/1A Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu

Trụ trì: Tỳ khưu Giác Trí.


53. Chùa BỒ ÐỀ (Vũng Tàu)

25 Vi Ba, Núi Lớn, phường 1, thành phố Vũng Tàu

Trụ trì: Tỳ khưu Chánh Minh

ĐT: 090 364 5916


54. Chùa TAM BẢO

72 Vi Ba, Núi Lớn, phường 1, thành phố Vũng Tàu

Trụ trì: Tỳ khưu Thắng Phước

55. Chùa PHƯỚC HẢI(PUÑÑASAMUDDĀRAMA)

38 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 2, thành phố Vũng Tàu

Trụ trì: Tỳ khưu Minh Hạnh


56. Thiền viện BỒ ĐỀ (BODHIVIHĀRA)

78/14 Bình Giã, phường 8, thành phố Vũng Tàu

Tri sự: Tỳ khưu Định Phúc

ĐT: 084 460 1659


57. Thiền viện VIÊN KHÔNG

Khu 2, ấp 4, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành

Viện chủ: Tỳ khưu Viên Minh

Trụ trì: Tỳ khưu Pháp Thông


58. Ni viện VIÊN KHÔNG

Khu 2, ấp 4, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành

Trụ trì: Tu nữ Liễu Pháp


59. Thiền đường PHẬT QUANG

Khu phố 5, phường Phước Hưng, thị xã Bà Rịa

Trụ trì: Tỳ khưu Giác Trí


60. TỊNH AN LAN NHÃ (KHEMĀRĀMA)

Quốc Lộ 56, tổ 11, thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức

Trụ trì: Tu nữ Như Liên

ĐT: 090 282 8419


61. Chùa VIÊN TUỆ

Tổ 7, ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc

Trụ trì: Tỳ khưu Khánh Tuệ

ĐT: 097 669 8976


62. Tịnh xá NGỌC VIÊN

Tổ 3, ấp Trang Hoàng, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc

Trụ trì: Tỳ khưu Tuệ Siêu

ĐT: 093 353 2628