top of page

Kết quả tìm kiếm

195 items found for ""

  • Bát chánh đạo - Con đường chấm dứt khổ đau

    Bạn có đang trăn trở về những vấn đề trong cuộc sống mình? Vì sao mình khổ đến thế, vì sao mình nhiều phiền lo đến vậy. Vì sao điều này, điều kia đang nhấn chìm mình, gây cho mình sự lo lắng, hoang mang. Mình muốn sống hạnh phúc, bình an hơn. Nếu bạn đang có những trăn trở này hãy cùng Trang thư viện 3 Gốc đọc những dòng chia sẻ dưới đây. Bài viết sẽ giải thích cụ thể những điều bạn đang gặp phải, và cách ứng dụng Bát chánh đạo để thoát khổ nhé! MỤC LỤC: 1.Bát chánh đạo: Con đường thoát khổ 2.Bát chánh đạo: Giới 3.Bát chánh đạo: Định 4.Bát chánh đạo: Tuệ 5.Bát chánh đạo: Ứng dụng vào đời sống *** Bát chánh đạo: Con đường thoát khổ Đời sống này là khổ Con người sinh ra bản chất đã là khổ: sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ và chết cũng là khổ. Thêm vào đó, ham muốn nhiều thứ mà không đạt được, chán ghét mà cứ phải ở gần. Đó đều là những điều bất như ý khiến cho bản thân u mê, lạc lối và không có lối thoát. Cái khổ này không phải là điều tiêu cực như dân gian thường hay đề cập. Nó là sự thật đã được Đức Phật giác ngộ và chỉ dạy từ 2600 năm trước. Có 4 sự thật về khổ, đó là Khổ - Tập - Diệt - Đạo (Tứ Diệu Đế). >>>Tìm hiểu thêm: Khổ đế Đầu tiên là Khổ đế, Ngài nói rõ hết mọi hình tướng của khổ từ thô đến vi tế để con người chúng ta hiểu rõ cái khổ mình đang có thuộc loại nào. Nhận biết được rõ cái khổ thì mình cũng bớt khổ đi phần nào. Thứ hai là Tập đế, Ngài chỉ ra nguyên nhân sâu xa của khổ là do tham - sân - si. Tham muốn cái mình thích, càng thích càng muốn nắm kéo về, càng kéo về thì càng không có, hoặc mất đi thì đau khổ. Sân là ghét cái mình không muốn, muốn né tránh đẩy đi, nhưng càng như vậy bất như ý càng tới nên khổ. Si là u mê, lạc lối, đi vào con đường sai trái, mờ mịt, bị dẫn dụ. Thứ ba là Diệt đế, Ngài chỉ ra bức tranh toàn cảnh của một người đã diệt trừ hết khổ thì sẽ như thế nào. Đó là bức tranh toàn mỹ mà mỗi người đều mong muốn được tu tập để hướng về. Thứ tư là Đạo đế, sau khi đã nhận diện được cái khổ, nguyên nhân dẫn đến đau khổ, và kết quả cuối cùng đạt được thì chúng ta cần được hướng dẫn phương pháp để đạt đến điều tối thượng đó. Đạo đế chính là con đường chân lý để giúp mỗi người có lộ trình rõ ràng trên con đường tu tập. Diệt trừ vô minh để thoát khổ Nhìn vào Tứ Diệu Đế, chúng ta sẽ thấy được nguyên nhân của khổ là do tham-sân-si vận hành. Nếu nhìn sâu hơn nữa, có một thứ chi phối hết tất cả các nguyên nhân đó. Đó chính là vô minh. Vô minh là trạng thái chúng ta rơi vào bóng tối, bị che mờ đi khả năng nhận thức đúng đắn. Cho nên chúng ta mới sinh ra tham lam, sân hận, si mê. Vậy để thoát khổ thì phương pháp hiệu quả là phải diệt trừ vô minh. Để diệt trừ vô minh chúng ta phải đưa ánh sáng để diệt trừ bóng tối. Muốn đưa ánh sáng vào trong tâm thức mỗi người, chỉ có một cách hiệu quả nhất đó là đi theo con đường Bát chánh đạo. Bát chánh đạo là con đường tìm về với trí tuệ, nhờ có trí tuệ ta diệt trừ được vô minh và thoát khổ. Không những thế đây là nền tảng hình thành nhân cách cốt lõi cho mỗi người, là chìa khoá để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Bát chánh đạo gồm Giới-Định-Tuệ với 8 chi phần: Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, Chánh kiến, Chánh tư duy. Cả 8 yếu tố này phải đồng thời cùng nhau thì ánh sáng trí tuệ mới sinh khởi. Tuy nhiên khi luyện tập không thể mong cầu có trí tuệ liền được mà phải thực tập theo tuần tự. Rèn luyện đạo đức làm nền tảng cho định Định làm nền tảng cho tuệ Tuệ là phương thức trực tiếp để đưa đến giải thoát Khi thực hành Giới luật sẽ ngăn chặn bản thân làm điều bất thiện, để làm những điều thiện lành, để rồi sau đó tâm ý của mình được thanh lọc, trong sạch hơn. Khi tâm ý được thanh lọc thì Định mới xuất hiện. Đó là không bị quấy nhiễu bởi những suy nghĩ bất thiện, lúc ấy sự định tĩnh, sự trọn vẹn ở hiện tại mới có. Khi định tĩnh đã có ở bên trong thì tự khắc chúng ta sẽ có Tuệ. Ta thấy được bản chất, tư duy, nhận thức đúng về cuộc sống. Sau đây mình xin chia sẻ 8 bước tu tập theo phương pháp Bát chánh đạo. Mời mọi người cùng tham khảo nhé! Cùng CHUNG TAY đóng góp trí lực và vật lực để giúp 3goc.vn sản xuất thêm nhiều nội dung hay trong thời gian tới, bạn nhé! Bát chánh đạo: Giới Giới là khuôn khổ đạo đức để ngăn chặn những điều ác phát khởi từ thân-khẩu-ý và giúp tu sửa bản thân. Rèn luyện giới đạt được ba mục đích: không làm các điều ác, làm những việc thiện và giữ gìn tâm ý thanh tịnh từ đó tâm trí được hài hòa, an nhiên, tự tại. Nếu thực hành giới đúng, ta sẽ có cuộc sống hài hòa đạo đức, có ảnh hưởng tốt tới những người chung quanh. Đồng thời đó, xóa bỏ, ngăn chặn những phiền não xuất hiện trong tâm. Rèn luyện giới giúp bản thân trở thành một con người có tư cách với nếp sống đạo đức. Bị thiêu đốt bây giờ, bị thiêu đốt về sau Người làm ác chịu khổ đau gấp đôi… Hạnh phúc bây giờ, hạnh phúc về sau Người có đức hạnh hưởng hạnh phúc gấp đôi (Đức Phật) Giới bao gồm chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Chánh Ngữ Chánh ngữ là nói lời khéo léo, không gây thù địch, khi nói cần tránh những lời không hay, cần kiểm soát lời nói, kiểm soát miệng của mình. Nói đúng chánh ngữ cần những lời nói chính trực, ngay thẳng và khéo léo mang lại lợi ích và tránh gây đau khổ cho người khác. “Họa từ miệng mà ra” bởi vậy lời nói khi giao tiếp rất quan trọng, chúng ta không cần “phun châu, nhả ngọc” khi nói, chỉ cần đừng phạm vào 4 lời không nên nói sau là đã học được chánh ngữ: Nói dối: Không nói lời sai trái Nói lời đâm thọc: Không nói lời vu khống, bịa đặt Nói lời nói dữ: Không nói lời hung dữ và mắng chửi, nhục mạ Nói lời vô ích: Không nói chuyện tầm phào, tào lao và chuyện vô tích sự, kiểu ăn không ngồi rồi Chánh Nghiệp Chánh nghiệp là hành động đúng phù hợp đạo đức. Làm những việc có ích lợi cho mọi người bằng tâm rộng lượng, hòa hợp, có lợi ích cho tất cả chúng sinh hoặc ít nhất là không hại người. Chánh nghiệp cùng với chánh tư duy, chánh kiến và chánh ngữ giúp ta kiểm soát thân - khẩu - ý. Điều này giúp cho một người có đời sống hiền lương, trong sạch, đạo đức. Cụ thể có 3 hành động cần tránh: Không làm tổn thương hay giết chúng sinh Không trộm cắp, hay lấy của không được cho, hay không phải của mình. Không cờ bạc, rượu chè hay dùng những chất độc hại Những hành động, việc làm hay lời nói trái đạo đức như lừa bịp, gian xảo, cho vay nặng lời và vô ơn, bất nghĩa đều được xếp vào những hành động (nghiệp) và lời nói (ngữ) sai trái, tà đạo. “Trước khi hành động, ta phải dò xét và suy luận kỹ càng. Nếu hành động này có hại cho ta hay có hại cho người khác, hoặc cả hai thì là bất thiện. Hành động này đem lại phiền não và đau khổ nên cần phải tránh.”- Đức Phật (Nguồn: Google search) Chánh Mạng Chánh mạng là sống đúng, làm việc và kiếm tiền mưu sinh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng và không xâm hại đến người khác. Như thế nào là sống đúng chánh mạng đó là: Không sống bằng nghề nghiệp bất thiện như buôn bán hàng lậu, cần sa, ma túy,.... Không sống bằng nghề lừa đảo không giúp ích cho xã hội Nói chung, chúng ta không nên sống dựa vào những việc làm, công việc trái đạo đức. Mỗi hành động, công việc và mưu sinh nên làm một cách chân chính, đúng đắn, vô hại và đúng với đạo đức, lòng nhân đạo. Nhắc tâm thực hành giữ Giới Bằng cách luôn thực hành Giới chúng ta sẽ tránh làm hại người khác; nhưng không làm hại người khác ta vẫn làm hại chính mình bằng cách tạo ra phiền não trong tâm. Do đó ta tập luyện định, học cách kiểm soát tâm không để những phiền não tự do hoành hành và cũng không đè nén chúng. Trái lại cho phép chúng nảy sinh ra và bị diệt trừ. Khi các phiền não bị diệt trừ, tâm sẽ không còn những bất an, lo lắng. Và khi tâm đã được thanh lọc, không cần một nỗ lực nào, ta cũng tránh được những hành động có hại cho người khác. Bởi vì đặc tính của tâm thanh tịnh là chứa đầy thiện chí và tình thương cho mọi người. Tương tự, không cần phải gắng sức ta cũng tránh được những hành động làm hại chính ta, và ta sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc và lành mạnh. Bởi vậy mỗi bước trên con đường tu tập đều phải dẫn đến bước kế tiếp. Giới đưa tới sự phát triển định, sự định tâm đúng cách; định đưa tới sự phát triển trí tuệ, trí tuệ để thanh lọc tâm; trí tuệ đưa tới an lạc, hạnh phúc. Bát chánh đạo: Định Định là khả năng kiểm soát tâm trí và cảm xúc của bản thân. Định giúp chúng ta tập trung, không dao động. Nó giúp ta tĩnh lặng để tập trung vào việc nhận thức được sự việc xảy ra một cách rõ ràng, và vì thế ta sẽ có những hướng giải quyết đúng đắn. Khi khônɡ có định sẽ dễ sinh tâm sân, nhìn ɑi cũnɡ thấy sɑi, nhìn việc ɡì cũnɡ thấy khônɡ đúnɡ. Có xảy rɑ chuyện ɡì cũnɡ cho là quấy; thấy tất cả mọi nɡười đều sɑi; khi khônɡ có ɑi hoặc khônɡ có việc ɡì thì tự mình thấy chính mình cũnɡ sɑi, tự nổi nónɡ với bản thân thậm chí tự mình đánh mình, tự hại mình, tự gây tổn hại cho bản thân bằng những hành động đáng tiếc. Định bao gồm: chánh định, chánh niệm và chánh tinh tấn. Chánh Tinh Tấn Chánh tinh tấn là sự nỗ lực, siêng năng, tập trung phát triển và rèn luyện tâm. Rèn chánh tinh tấn đúng hay nỗ lực đúng là luôn rèn mình trước, hăng hái sửa mình và phát triển những điều đạo đức, tốt đẹp. 4 cách rèn luyện phát triển tâm: Tinh tấn ngăn ngừa những điều xấu chưa phát sinh Tinh tấn bỏ những điều xấu đã phát sinh Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát triển Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát triển Những điều xưa cũ không dễ cắt bỏ bởi nó đã trở thành một phần của chúng ta. Nhưng nếu rèn luyện chánh tinh tấn sẽ giúp tâm ta bỏ những khổ đau do những điều xấu từ ta mà phát sinh. Chánh Niệm Chánh niệm là khả năng trọn vẹn với thực tại. Khi ấy ta ghi nhớ những điều tốt lành, những điều sẽ giúp chúng ta sáng suốt, vui vẻ. Rèn luyện chánh niệm là để giúp tâm an trú tĩnh lặng, khi an trú tĩnh lặng trí tuệ sẽ thăng hoa. Trí tuệ là chìa khóa giúp con người nhận thức đúng đắn những sự kiện diễn ra xung quanh, từ đó mà đưa ra những hướng giải quyết hợp lý nhân quả. Khi tâm ta an trú trong chánh niệm, ta sẽ nhận thức sáng suốt được những đạo lý chân chính, từ đó ta sẽ tự định hướng cho mình một tâm niệm đúng đắn, không để cho tâm niệm đi lệch hướng vào những điều bất thiện. Chánh Định Chánh định là sự tập trung một cách đúng đắn, sự định tâm đúng đắn. Tâm an ổn không tán loạn thì tâm lắng đọng, tĩnh lặng sự bình an mới phát sinh. Sự an ổn tinh thần giúp con người phát triển trí tuệ. Trí tuệ giúp con người có được nhận thức sâu sắc vấn đề, và xử lý một cách sáng suốt. Nhận thức về đời sống xung quanh và ngay chính bản thân để có được những hành động đúng đắn đều nhờ vào Chánh định. Từ đó, ta có thể hoàn thiện nhân cách của chính mình. Bạn có thể ủng hộ trang tại đây để sản xuất thêm nhiều nội dung giá trị xoay quanh 3 Gốc trong thời gian tới nhé! Bát Chánh Đạo: Tuệ Tuệ được phát sinh từ sự hiểu biết khi ta trải nghiệm thông qua Văn - Tư - Tu. Tuệ giúp ta có khả năng tỉnh táo trong suy nghĩ và hành động, giúp cho mọi quyết định và hành động đều đúng đắn, có trí tuệ nhận biết sự việc nào đúng, sự việc nào sai, sự việc nào thiện, sự việc nào ác. Chính nhờ vào trí tuệ, con người mới có khả năng phán đoán, suy xét về những việc mình làm, chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình. Có trí tuệ sẽ giúp ta có những hiểu biết đúng đắn xua tan phiền não. Tuệ bao gồm: chánh kiến và chánh tư duy. Chánh Kiến Chánh kiến là bước quan trọng đầu tiên đưa đến trí tuệ. Chánh kiến là thấy đúng, nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý dựa trên hiểu biết, nhận thức đúng đắn, cách nhìn, quan điểm đúng đắn, hiểu biết sự thật đúng như thật, chứ không phải tưởng như thật. Chánh kiến bao gồm cả hai phương diện: Sự hiểu biết và nhận thức qua quá trình kinh nghiệm thực tế. Để đạt được sự khách quan và công bằng trong mọi vấn đề, chúng ta phải trải qua một quá trình kiểm nghiệm thực tế hoặc quán chiếu thông qua trí tuệ. Nếu chúng ta không thật sự thể nghiệm thực tế mà chỉ dùng suy nghĩ hạn hẹp của mình và cho là ta biết rõ các vấn đề đó, thì cái biết của ta sẽ khập khiễng. Nhận thức sai lầm gây ra ảnh hưởng xấu đến quá trình hoàn thiện nhân cách của con người. Chánh Tư Duy Chánh tư duy là suy nghĩ đúng dựa trên sự thật, không phải là tư duy trên mây, không dính líu gì với thực tế. Chánh tư duy là hướng sự suy nghĩ theo chiều thiện lành, buông thả những gì cần buông. Điều này làm giảm nhẹ lo âu phiền não, suy nghĩ từ bi hỷ xả giúp đỡ chúng sanh, nuôi dưỡng tinh thần bất bạo động, nhẫn nhịn và trầm tĩnh. Người sống theo Chánh tư duy luôn suy nghĩ đến điều thiện để phát triển, và nghĩ đến những việc xấu để từ bỏ. Họ luôn cẩn thận trước mỗi hành động và lời nói. Chánh tư duy chân chánh: Tư duy hay ý nghĩ không tham dục Tư duy hay ý nghĩ không ác ý, không có thù hận Tư duy hay ý nghĩ không có hung bạo, không manh động Bát chánh đạo: Ứng dụng vào đời sống Sau khi hiểu rõ về 8 chi phần trên con đường tu tập theo Bát chánh đạo, chúng ta sẽ cùng suy nghĩ xem nên áp dụng như thế nào vào đời sống. Sự chuyển hoá không thể đến từ việc học lý thuyết, mà nó phải có sự hiểu-hành một cách chuyên cần. Dưới đây gợi ý cho bạn 4 cách để nuôi dưỡng Bát chánh đạo trong đời sống, bạn tham khảo và tự có cho mình phương pháp phù hợp nhé! Dành thời gian cho bản thân Đó là khi mình biết nói lời từ chối với những người và vấn đề gây phiền nhiễu cho bản thân. Ví dụ trong công việc, khi đồng nghiệp nhờ mình làm hộ. Nhưng lúc đó, công việc mình còn chưa xong thì mình có thể từ chối một cách khéo léo. Mình cũng cần phải có khoảng thời gian chất lượng dành cho chính mình, không cần phải làm gì cả, chỉ cần nghỉ ngơi, yêu thương và chăm sóc bản thân. Ví dụ như là khi mình ở một mình để giúp bản thân sạc lại năng lượng. Lúc đó, mình có thể đọc sách, nghe nhạc và lên lịch cho ngày hôm sau để giúp mọi việc được hiệu quả hơn. Rèn luyện đức tính kỷ luật Một lối sống kỷ luật, nề nếp làm cho chất lượng cuộc sống của mình được tốt hơn. Cụ thể là bạn cần phải sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Khi bên ngoài được gọn gàng thì lúc đó chúng ta mới hướng vào bên trong để quét sạch bụi của tham - sân - si. Dành thời gian để rèn luyện sức khỏe như: tập yoga, hay đi bộ mỗi ngày. Đó cũng chính là cơ hội để chúng ta rèn luyện chánh niệm trong từng bước đi. Một nguồn dinh dưỡng đầy đủ và điều độ cũng hỗ trợ cho việc tu tập tâm linh. Hãy ăn sáng thật đầy đủ, bữa trưa ăn vừa đủ và bữa tối ăn nhẹ để khiến cho cơ thể bạn dễ chịu hơn vào sáng hôm sau. Hãy ăn để sống chứ đừng sống để ăn. Đó cũng chính là cơ hội để chúng ta rèn luyện thói quen “ăn trong chánh niệm”. Có khoảng thời gian khi mình tham gia khóa tu tại Thiền Viện Trúc Lâm - Ba Vì. Lúc đó mình đã được thực hành phương pháp “ăn trong chánh niệm” cùng các Thầy. Chúng ta cần phải ăn trong tĩnh lặng, trước khi ăn cần phải thực hành biết ơn món ăn, những người nấu bữa ăn, và biết ơn cả những người đã trồng ra lúa gạo để cho chúng ta có được lương thực - thực phẩm để ăn. Hãy tự rèn luyện hành thiền mỗi ngày. Có thể là buổi sáng ngay khi mình thức dậy hoặc là mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Đó là cách khiến cho bản thân mình rèn luyện tâm an định và có chánh niệm. Bản thân mình cũng đang trên con đường học tập và rèn luyện việc hành thiền mỗi ngày. Mặc dù tâm vẫn còn động, nhưng ít ra việc bỏ thời gian ra để kiên trì tu tập cũng đã giúp mình đang tốt lên từng ngày. Vun trồng tâm thiện Thực hành hạnh bố thí, nhẫn nại, tin tưởng bản thân và các đức tính khác cũng chính là bước đầu của tu tập tâm linh. Mình có thói quen dọn tủ đồ xem có những bộ quần áo nào vẫn còn mới nhưng mình không còn sử dụng nữa và đem cho những người cần chúng. Hay trước một vấn đề mà bản thân chưa biết rõ đúng sai, mình nên nhẫn nại để cho người khác cơ hội để giãi bày hoặc là cần tìm hiểu nguyên do là vì sao họ hành động như vậy. Đó chính là cách giúp mình rèn luyện được khả năng thấu cảm và sẻ chia. Cuối cùng là rèn luyện khả năng tin tưởng vào bản thân khi làm một việc gì đó mà mình chưa biết, giúp cho mình rèn luyện sự dũng cảm và sự lạc quan. Từ đó khiến cho bản thân cảm thấy hạnh phúc và mạnh mẽ hơn. Tìm thầy giỏi và học hỏi giáo lý Bạn hãy tìm một trung tâm dạy thiền uy tín và một vị thiền sư thật lòng muốn giúp bạn là những sự hỗ trợ rất quan trọng. Hãy quan sát một vị có thể là thầy của bạn một cách cẩn thận. Một vị thầy tốt là một vị thầy vừa có thể hướng dẫn bạn tu tập, vừa giúp bạn những thay đổi cần thiết trong cách sống. Căn bản sự tu tập từng bước gồm có việc rèn luyện thế nào để lắng dịu tâm, quan sát tư tưởng và hành động của mình rồi biến chúng thành công cụ giúp ta thiền quán và chánh niệm. Đó là một quá trình cần có thời gian không thể hấp tấp. Cuối cùng, hãy dành thời gian để đọc và thảo luận về giáo lý của Đức Phật với những người bạn cùng chung chí hướng. Ví dụ như khi mình viết bài này là mình cũng đã tìm hiểu, đọc rất nhiều sách về phật giáo cũng như cùng thảo luận với những người bạn đạo cùng chung quan điểm. Tóm lại, Bát chánh đạo là một con đường thực tiễn giúp chúng ta đạt được giác ngộ và giải thoát khỏi khổ đau. Quá trình đó cần rất nhiều thời gian và sự kiên trì tu tập mỗi ngày. Mong rằng mỗi chúng ta đều có thể tinh tấn tu tập và đạt được đạo quả niết bàn. Sau khi đọc xong bài viết này, bạn đừng vội lướt qua rồi quên mau. Cho chúng mình thấy được bình luận của bạn bên dưới, một ngày nào đó vô tình bạn xem lại, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều. *** Trang Thư Viện 3 Gốc, nơi bạn có thể tìm được bất cứ thông tin xoay quanh chủ đề 3 Gốc (Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực). Ủng hộ tại đây! Nội dung: Phương Lê Mạnh Mẽ, Uyên - Học viên Content 3 Gốc Biên tập: Khánh Vi Hình ảnh: Hạnh Dung Nguồn tham khảo: -Tỳ Khưu Nguyên Tuệ-Vinh. Bát chánh đạo con đường vắng mặt khổ đau. Trang 107 -Bhikkhu Bodhi. Bát chánh đạo con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. NXB Thế Giới. Trang 19 -Bình Anson. Giới thiệu Đạo Phật. NXB Tôn Giáo 2007. Trang 10 -Thích Huyền Quang, Thích Nhất Hạnh. Đạo Phật áp dụng vào đời sống hằng ngày. Trang 20 -Giới Định Tuệ - Bát Chánh Đạo Là Gì? Youtube Trần Việt Quân >>>Tìm hiểu thêm: Sơ đồ học Phật

  • Tuổi Trẻ phiêu lưu đến xứ sở Content 3 gốc

    Sau chuyến hành trình đến xứ sở Content 3 gốc, Trải Nghiệm cảm thấy rất vui khi gặp lại Tuổi Trẻ trong diện mạo dễ thương, thân thiện, được mọi người yêu quý và chào đón mọi người. Xứ sở Content 3 gốc có gì thú vị mà cuốn hút Tuổi Trẻ và thay đổi nhận thức của cậu nhiều đến vậy? Mời bạn đến với câu chuyện kể về hành trình phiêu lưu ký của cậu bé mang tên Tuổi Trẻ đi tìm đóa hoa chân lý của cuộc đời mình, bạn nhé! Mục lục 1. Cuộc gỡ với cô bé Trải Nghiệm 2. Hành trình đến với xứ sở Content 3 gốc Gặp chủ vườn Biến rác thành hoa Bài học từ bác Chắt lọc tinh hoa Trò chuyện với bác Tứ diệu đế Rong chơi cùng những người bạn trẻ Ghé thăm ngôi nhà Tác phẩm cuộc đời 3. Bài học từ xứ sở Content 3 gốc Cuộc gặp gỡ với cô bé Trải Nghiệm Bao lâu nay Tuổi Trẻ vẫn luôn tự hào vì mình là niềm mong ước và ngưỡng mộ của nhiều người. Cậu thường vỗ ngực, khoe mẽ về sức trẻ đang chảy rần rần trong cơ thể. Cho đến một ngày, cậu gặp một cô bé nhẹ nhàng ôn hòa có tên là Trải Nghiệm. Khác với sự háo thắng của cậu, cô bé thân thiện được chào đón bởi tất cả mọi người. Tuổi trẻ thắc mắc và bất an lắm khi có kẻ cạnh tranh với mình nên đã quyết định tìm gặp Trải Nghiệm: -  Làm thế nào mà một người sống bình thản như cậu lại đón nhận được niềm yêu mến hơn cả tớ? Trải Nghiệm mỉm cười và đáp lại Tuổi Trẻ: - Bởi vì tớ đã tìm thấy đóa hoa chân lý cho cuộc đời mình. - Ồ vậy ư? Đóa hoa đó ở đâu? Cậu chỉ đi, tớ sẽ dùng sức trẻ của mình để nhanh chóng hái được đóa hoa đấy để mọi người sẽ luôn ngưỡng mộ tớ. Trải Nghiệm dịu dàng đáp: - Cậu hãy đi đến cuối con đường mang tên “Content 3 gốc – Chuyên sâu” và cậu sẽ tìm thấy bông hoa của cậu ở đấy. Nhưng hãy nhớ phải đến gõ cửa bất cứ căn nhà nào xuất hiện trên suốt chặng hành trình ấy nhé! Hành trình đến với xứ sở Content 3 gốc Tuổi Trẻ nhanh chóng đóng gói đầy cả một ba lô “Content 3 gốc - Căn bản” và hăng hái lên đường. Thật dễ dàng để tìm thấy hành trình “Content 3 gốc – Chuyên sâu” thông qua bản đồ GNH talk. Cậu tin rằng mình sẽ nhanh chóng tìm được đóa hoa của riêng mình bởi “mình trẻ mà, mình còn khỏe, còn thời gian, có gì đâu mà phải sợ chứ?" Gặp chủ vườn “ Biến rác thành hoa” Trên đường đi, Tuổi Trẻ bị choáng ngợp bởi cảnh vật trước mắt, một con đường nhựa trải dài tưởng chừng đến vô tận, hai bên đường như được phủ những thảm hoa đầy màu sắc, bông nào cũng đẹp, bông nào cũng thơm. Và rất nhanh cậu đã dời tầm mắt chú ý của mình đến dòng chữ trắng nổi bật trên tấm biển hiệu màu nâu “Biến rác thành hoa” Tuổi Trẻ bật cười khanh khách “Haha nếu mà người ta biến rác thành hoa được thì hẳn mấy cô lao công sẽ thất nghiệp mất”. Nhưng với lòng hiếu kỳ và lời dặn của Trải Nghiệm cậu đặt tay lên cửa “cốc cốc cốc”. Cánh cửa bật mở, một chàng trai vạm vỡ với cặp mắt kính trên gương mặt đang chăm chú chăm bẵm cho vườn hoa của mình. Tuổi Trẻ đảo mắt một lượt khắp căn nhà, quả thật, nơi đâu cũng toàn là hoa. Chàng chủ nhà thực sự đã gây ấn tượng với Tuổi Trẻ bởi cách chia sẻ hoạt bát, tự tin và linh động. Mà sau này, khi nhìn lại, Tuổi Trẻ tin sự mở màn của “Đầu xuôi đuôi lọt” chính là động lực giúp cậu vượt qua bản thân để đi hết hành trình này. Cậu chủ nhà điềm nhiên mời Tuổi Trẻ nhâm nhi một tách trà và chia sẻ bí kíp giúp ngôi nhà tràn ngập hương thơm chính là phản tỉnh lại những niềm tin sai lầm mà chúng ta thường cho là đúng trong cuộc sống theo 3 phương pháp: Biến những điều phi lý thành những điều triết lý Nâng tầm điều dễ gây hiểu nhầm Biến những điều bình dị thành điều giá trị Phương pháp để xác định đó là phi lý hay triết lý, là sai lầm hay đúng đắn, điều dễ gây hiểu lầm hay rõ ràng dựa vào 3 câu hỏi sau: 1. Đóa hoa này sẽ tăng 3 gốc hay 3 độc? 2. Đóa hoa này có bài học, giải pháp đi về cốt lõi dài hạn hay chỉ là bề mặt hiện tượng ngắn hạn? 3. Khi duy trì và nhân bản những đóa hoa này thì có lợi mình - người – thiên nhiên không? Tuổi Trẻ cũng ghi nhớ khi trồng những đóa hoa này cần phải check in tâm thái: - Luôn hỏi tâm: tâm gì đang diễn ra khi trồng hoa và chia sẻ? - Mở tâm: Đón nhận mọi tư duy ngược với mình để phát triển trí tuệ - Nhắc tâm: Mọi chuyện đều tùy duyên – thuận pháp – vị tha – soi sáng chính mình. Sau khi chú tâm lắng nghe không quên thân, Tuổi Trẻ vỡ òa “À, thì ra muốn biến rác thành hoa ta cần biết hoa đó là 3 gốc hay 3 độc. Rồi khi tặng hoa cho người khác, cần quan sát thân tâm, cần biết điều đó có thực sự lợi mình - lợi người - lợi thiên khiên không nữa” Tuổi Trẻ thầm biết ơn chủ vườn “Biến rác thành hoa”, cậu tiếp tục lên đường với chiếc ba lô thơm ngát cùng bí kíp giúp tỏa hương thơm tới mọi nhà. Bài học từ bác Chắt lọc tinh hoa Với sự thông minh và tài năng, Tuổi Trẻ nhanh chóng biến bất kể loại rác nào gặp trên đường thành hoa và mang nó theo bên mình như một chiến tích. Cậu tự nhủ nhầm “Mình sẽ mang số hoa này về khoe với Trải Nghiệm và khiến mọi người trầm trồ ngưỡng mộ”. Cậu cứ đi, đi mãi và khi chiếc ba lô ngày càng chất nhiều hoa cũng là lúc cậu ngày càng mệt lả đi vì sức nặng. Nhưng ngay khi cậu muốn bỏ cuộc thì một căn nhà khác lại hiện ra với tấm biển màu xanh lá mang tên “Chắt lọc tinh hoa” Tuổi Trẻ cứ nghĩ mình đọc nhiều, hiểu sâu, thì trồng hoa chắc chắn phải tốt nhưng khi gặp được bác "Chắt lọc tinh hoa" mới biết mình còn non dại lắm! Phải dành cả tâm huyết để trồng hoa, dành cả thân tâm để lắng nghe lời thầm thì vạn vật, mới thấy được bao điều sâu sắc. Bác "Chắt lọc tinh hoa" dạy Tuổi Trẻ áp dụng tư duy tứ diệu đế không chỉ cho việc trồng hoa mà còn vận dụng để nhìn nhận mọi sự kiện, vấn đề diễn ra trong cuộc sống, giúp ta tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Bởi bất cứ một hạt giống nào được gieo xuống, chắc chắn sẽ cho ra quả ngọt hay không cũng dựa vào cả tâm tư người vun trồng. Nhưng “Tứ Diệu Đế” là gì? Làm sao để hiểu hết được vấn đề này? Trong lúc Tuổi Trẻ còn đang ngơ ngác, không biết nên làm thế nào thì bác “Chắt lọc tinh hoa” đã lên tiếng: - Để hiểu rõ vấn đề này, cháu hãy băng qua ngọn đồi kia và đến gõ cửa nhà bác Tứ, người sẽ giúp cháu giải mã 4 sự thật nhiệm màu. Trò chuyện với bác Tứ diệu đế Tuổi Trẻ lại tiếp tục hành trình của mình với vô vàn thắc mắc. Cứ nghĩ chỉ cần hái một bông hoa mang về, như vậy là chiến thắng nhưng hóa ra để đạt được điều đó, Tuổi Trẻ phải học thêm rất nhiều điều, đi rất nhiều nơi. Bác Tứ là người phụ nữ vui vẻ, hiền hòa và mang trên mình cặp kính đặc biệt. Khác với tưởng tượng của Tuổi Trẻ, 4 sự thật nhiệm màu ấy không phải là cách trồng hoa mà là 4 điều cốt lõi trong cuộc sống: - “Khổ đế (dukkha sự không thỏa mãn, sự đau đớn) là một tính chất bẩm sinh khi tồn tại trong các cảnh luân hồi. Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ. - Tập đế (samudaya: nguồn gốc, sự sanh khởi hay là "nguyên nhân"): Dukkha khởi cùng với taṇhā (ái. Trong khi taṇhā được dịch một cách truyền thống trong các ngôn ngữ phương tây là 'nguyên nhân' của khổ (dukkha), taṇhā còn có thể được xem là yếu tố buộc chúng ta vào khổ, hoặc là một phản ứng với khổ, cố gắng để thoát khỏi nó. - Diệt đế (nirodha: sự đoạn diệt, sự chấm dứt, sự giam cầm): Khổ có thể được chấm dứt hoặc được ngăn chặn bằng sự từ bỏ hoặc cắt đứt quan hệ với ái (taṇhā), sự từ bỏ ái sẽ giải thoát khỏi sự trói buộc của khổ, đi về Niết bàn ( nơi không còn khổ). - Đạo đế (magga: Bát chánh đạo) là con đường dẫn đến sự từ bỏ, sự đoạn diệt ái (tanha) và khổ (dukkha). Tứ diệu đế là một chân lý đã được đức Phật khám phá ra, mà đã là chân lý thì nó luôn đúng, đúng trong mọi thời gian, không vì bất kì yếu tố gì mà sai khác đi.” Tuổi Trẻ có phần mất kiên nhẫn, nóng lòng muốn nhanh kết thúc cuộc nói chuyện này để tiếp tục chuyến hành trình của mình: - Nhưng cháu nghĩ, cháu không cần biết những điều này, cháu muốn biết cách trồng hoa để thu được bông hoa thơm ngát nhất. Bác Tứ vẫn ân cần, nhẹ nhàng. - Trồng hoa chính là phương tiện để chúng ta trút bỏ lòng mình và tưới mát cho mảnh đất tâm hồn cằn cỗi, cũng là cách ta sáng tạo nên mọi thứ một cách cụ thể, chi tiết nhất, lưu giữ lại trọn vẹn cảm xúc và trí tuệ của ta ở ngay thời điểm đó, để nó không thể bị lãng quên hay thay đổi. Việc trồng hoa dựa trên cấu trúc của Tứ diệu đế giúp chúng ta hoàn chỉnh trong việc lập luận, nhận diện giá trị và thu lại hương thơm một cách đầy đủ, vẹn toàn nhất. Lúc này, Tuổi Trẻ dường như nhận ra ý tứ thâm sâu trong từng lời chia sẻ của bác Tứ: - Chỉ khi chúng ta nhận diện và gọi tên được nỗi khổ của mình, ta mới dần vẽ ra được cụ thể nguyên nhân của nó, sau đó tìm con đường ngắn nhất để loại bỏ nó và hướng về cái đích hết khổ. Việc trồng hoa cũng vậy, nếu cháu không thực sự hiểu giống hoa này xuất phát từ đâu, nó sẽ kị với những thành phần nào thì làm sao chọn được loại đất, cách tưới và loại phân bón phù hợp để thu được hương thơm tốt nhất. Bất như ý luôn tồn tại và diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta, vậy nên con đường để vượt qua những việc bất như ý chính là cách giúp ta sống và dành trọn thân tâm để trồng hoa. Người ta hay nghe nói về khổ và cho rằng tại sao lại suy nghĩ tiêu cực đến vậy, nhưng suy cho cùng, khổ chính là một lẽ hiển nhiên luôn xảy ra bên cạnh sướng, nó không vì bạn không muốn, không thích mà nó không diễn ra. Có khổ mới biết sướng, có buồn mới biết vui, có thất vọng mới thấy giá trị của hy vọng, vì vậy việc đề cập đến cái khổ hay nhắc câu " đời là bể khổ" là một việc không hề bi lụy. Tuổi Trẻ không còn nôn nóng để kết thúc câu chuyện nữa mà hy vọng mình sẽ còn có thể tiếp tục cuộc trò chuyện này dài thêm nữa: - Đối với việc trồng hoa cũng vậy, có nhắc đến khó khăn hay nỗi đau tồn tại bên trong nó, đào sâu và nhìn sâu ta mới có thể sáng tỏ ra nguyên nhân tại sao đóa hoa này trồng theo cách đó thì không nở. Từ đó tìm ra được phương thức đúng đắn để trồng hoa. Việc cháu tìm thấy một con đường sáng lạng sẽ không chỉ soi chiếu cho chính bông hoa cuộc đời của mình, nó có thể soi rọi cả bông hoa của người khác, hoặc truyền cảm hứng cho mọi người đi tìm bông hoa của riêng mình. Đi từ "vô minh" đến "minh". Rong chơi cùng những người bạn trẻ Rời khỏi nhà bác Tứ, Tuổi Trẻ hăng hái tiếp tục chặng hành trình của mình. Trên suốt chặng đường đi ấy, cậu hào hứng chia sẻ những gì mình đã học được với người bạn “Ngôn ngữ người đọc” và “Thiết kế sáng tạo”. Tuổi Trẻ tin rằng cậu đã tìm được chân lý và sớm hái được bông hoa của riêng mình. Nhưng trái với mong đợi và háo hức của Tuổi Trẻ, cuộc trò chuyện thường kết thúc bởi sự lơ đễnh hoặc hời hợt. Tuổi Trẻ có chút hụt hẫng nhưng cảm giác này không kịp chế ngự lâu thì cậu đã thấy căn nhà ngói đỏ được phủ sơn xanh thấp thoáng giữa vườn hoa mang màu xanh trời bình yên và lặng lẽ. Lần này tiếp đón Tuổi Trẻ là một cô gái đầy vẻ dịu dàng và nữ tính. Với vẻ mặt chán nản và có phần mệt mỏi, Tuổi Trẻ chia sẻ về sự thất vọng của mình với những người bạn mới. - Tại sao tớ đã dành hết cả tâm huyết mình để chia sẻ mà họ lại lơ đễnh? Cô bạn không vội đáp lời Tuổi Trẻ mà mời cậu thưởng thức chiếc bánh làm từ hoa đậu biếc được hái trong vườn. Dù không có chút tâm trạng nào để ăn nhưng cậu cũng cho vội vào miệng vì thứ cậu mong chờ nhất lúc này không phải là chiếc bánh mà là có người lắng nghe mình trút nỗi bực dọc và cho mình lời khuyên. "Truyền sao cho thông" vẫn chỉ mỉm cười, cô lại yêu cầu Tuổi Trẻ ăn thêm một miếng bánh. - Lần này, tớ hy vọng cậu có thể buông bỏ hết sự tức giận trong lòng mình và dành trọn mọi giác quan để ăn chiếc bánh này. Cậu hãy dùng thị giác để quan sát, dùng khứu giác để ngửi mùi vị, dùng xúc giác để cảm nhận độ mềm của bánh và dùng vị giác để tận hưởng vị ngọt tan ra nơi đầu lưỡi. Cậu cũng đừng quên dùng thính giác để lắng nghe tiếng trái tim cậu khi cậu chú tâm trọn vẹn ăn chiếc bánh này nhé. Dù trong lòng không mấy vui vẻ nhưng Tuổi Trẻ vẫn làm theo. Lúc này cậu mới nhận thấy thì ra chiếc bánh này ngon một cách lạ thường, tự nhiên mọi bực dọc cũng tan biến. "Truyền sao cho thông" bấy giờ mới bắt đầu lên tiếng: - Cậu có biết rằng lắng nghe có 5 cấp độ đó là: Lắng nghe thụ động, lắng nghe tâm trí, lắng nghe trái tim, lắng nghe chú tâm, lắng nghe chính mình Có thể những người bạn cậu đã gặp đang lắng nghe cậu một cách thụ động nhưng đừng vội trách họ. Trước khi đến nhà mình hẳn cậu đã ghé nhà bác Tứ và “Ngôn ngữ người đọc”? Đôi khi người ta không lắng nghe không phải cậu nói không hay mà vì đó là điều họ không bận tâm hoặc ngay lúc đó họ mệt mỏi nên không muốn tiếp nhận. Nhưng mình nghĩ trước khi lắng nghe người khác, cậu hãy lắng nghe chính bản thân mình. Khi hiểu mình cậu sẽ hiểu người khác, khi biết lắng nghe mình cậu sẽ lắng nghe được người khác. Giống như màu xanh biếc bao phủ ngôi nhà của “Truyền sao cho thông”, mọi lời cô ấy chia sẻ đều nhẹ nhàng thấm sâu vào tâm trí của Tuổi Trẻ. Cậu không quên gửi lời cảm ơn đến cô gái ấy và tiếp tục hoàn thành chặng đường không còn xa của mình. Chặng hành trình mới vậy đã mđi qua một tháng, Tuổi Trẻ nhìn lại thấy mình nhận được rất nhiều bài học: cách trồng hoa sao cho mượt, biến rác thành hoa, hay giải mã 4 sự thật cuộc đời,… Nhưng cho dù là trồng bất cứ bông hoa nào thì chắc chắn hình thức phải đẹp, hương phải thơm, để chạm tâm người nhận, thì các bông hoa đó phải thể hiện được triết lý sống của cuộc đời người trồng. Đó cũng là ngôi nhà cuối cùng mà Tuổi Trẻ cần phải đến - "Tác phẩm cuộc đời". Ghé thăm ngôi nhà “Tác phẩm cuộc đời” Tại căn nhà của bác “Tác phẩm cuộc đời”, Tuổi Trẻ hiểu rằng việc trồng hoa giống như việc chúng ta tu dưỡng thân tâm mỗi ngày: xây dựng hệ giá trị cho bản thân, tạo ra triết lý sống rồi ta tự biên kịch, đạo diễn và diễn vở kịch của chính cuộc đời mình. Tìm ra sợi chỉ đỏ giúp ta thành công trong đời sống, từ đó viết nên phiên bản cuộc đời mà ta muốn hướng tới, là điểm nhấn giúp mọi người nhớ đến ta. Cốt lõi để có một đóa hoa ngát hương chính là đóa hoa đó phải tạo ra giá trị và có khả năng lan tỏa. Để nuôi dưỡng đóa hoa của cuộc đời mình, chúng ta cần mài giũa nhân cách và hướng về 3 gốc. Bất cứ đóa hoa nào xuất phát từ hệ triết lý và giá trị cốt lõi của bản thân người trồng, sẽ là hương thơm chạm tâm người nhận nhất. Bài học từ xứ sở Content 3 gốc Kết thúc chặng hành trình của mình, Tuổi Trẻ mới nhận ra: thì ra bông hoa đẹp nhất của đời không phải là bông hoa ở ngoài kia mà chính là bông hoa đang được nuôi dưỡng lớn lên mỗi ngày từ trong thân tâm mỗi người. Chặng hành trình ấy đã giúp Tuổi Trẻ nhìn lại ý nghĩa cuộc đời mình là gì, sợi chỉ đỏ mình đang đi theo là gì, và điều gì cậu đang hướng tới. Cậu hạnh phúc vì liệt kê ra được các giá trị cốt lõi và hệ triết lý cho bản thân, hành động nhất quán với kim chỉ nam của cuộc đời mình. Cậu hứa rằng mình sẽ luôn trung thực, sống đơn giản và biết đủ, dành thời gian yêu thương và chăm sóc bản thân nhiều hơn, và cũng không quên rèn thói quen trồng hoa để cùng mọi người lan tỏa hương thơm tử tế. Nội dung: Học viên nhà 2 - Lớp Content 3 gốc khóa 5 Biên tập: Nhàn Lý Hình ảnh: Hạnh Dung

  • 5 cái “Dám” của nghề giáo

    Nghề giáo chưa bao giờ dễ dàng phải không các anh chị? Mục lục 1. “Tôi chọn nghề giáo” 2. Mục tiêu giáo dục và vai trò của nghề giáo 3. 5 chữ “Dám” của nghề giáo Dám tìm ra ý nghĩa cuộc đời Dám tự học, rèn luyện suốt đời Dám hiểu thương, vị tha Dám sửa mình để làm tấm gương sáng Dám dạy ------ “Tôi chọn nghề giáo” Tôi tên Trang - một giáo viên dạy Văn tại Sài Gòn. Hiện tại vẫn rất yêu nghề. Mặc dù, trong quá khứ có nhiều lần tôi muốn bỏ nghề. Một phần vì mức lương “ba cọc ba đồng” không thể trang trải cuộc sống gia đình, một phần vì thấy tủi thân với cái nghề mà mình chọn sao mà có nhiều áp lực! Những áp lực vô hình ghì chặt. Không biết sửa mình sao cho đúng? Động lực từ đâu để dạy hăng say? Để một thế hệ không chỉ học nghề, học kỹ năng mà còn học để có nhân cách sống, sống tốt, sống hạnh phúc. Thời gian khó khăn ấy rồi cũng chóng qua nhanh, dưới sự động viên của gia đình, bạn bè và lời khuyên vàng ngọc của những người thầy hiền triết. Tôi vẫn chọn nghề giáo! Tôi chọn “thổi hồn nhân cách” cho các em qua những bài thơ, bài văn, những câu chuyện giàu tính triết lý, đạo đức và nghị lực làm mục tiêu sống cho hết kiếp này. Mặc dù vẫn biết, dù xưa hay nay, nghề giáo luôn phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Những biến động về công nghệ thông tin khiến cho lượng kiến thức mới được ồ ạt cập nhật mỗi phút mỗi giây. Chỉ cần chậm một chút, người thầy người cô dễ dàng bị bỏ lại phía sau, có khi là bởi chính những trò thân yêu của mình! Làm thầy phải làm gương, “sửa mình trước sửa người sau” càng khiến thầy cô áp lực  giữa môi trường mà sự cạnh tranh ngầm vẫn âm thầm diễn ra. Hơn thế, bài toán về đồng lương của giáo viên vẫn còn chưa có những giải quyết thỏa đáng! Tôi vẫn chọn nghề giáo! Tôi chọn nghề giáo không phải vì nhà tôi có truyền thống làm giáo viên 3 đời Tôi chọn nghề giáo không phải vì là cái nghề được xã hội đề cao, kính trọng Tôi chọn nghề giáo vì nó chọn tôi! Nó chọn tôi từ khi tôi chăm bẵm cho những đứa em từng muỗng cơm, chiếc áo trong khi ba má chúng đi làm. Nó chọn tôi khi tôi thích chia sẻ lại kiến thức của mình, hướng dẫn bài tập cho các em mỗi tối. Nó chọn tôi khi đối với tôi nhu cầu học hỏi, sửa mình liên tục quan trọng như cơm ăn hằng ngày. Nó chọn tôi ngay khi tôi cảm mến hình ảnh mẹ tôi trong chiếc áo dài thướt tha trong gió, khi chở tôi đi học, có khi đứng trên bục giảng giảng bài. Kèm theo đó là nhân cách tròn đầy của mẹ đã nâng đỡ cho tôi, em tôi ba tôi, qua những ngày khó khăn thời bao cấp. Mặc dù mẹ không còn nữa nhưng tôi vẫn là tấm gương sáng cho tôi noi theo Và nó chọn tôi… Còn với anh chị, điều gì khiến anh chị theo ngành giáo cho đến bây giờ? Chọn nghề giáo không chỉ đơn thuần là một sự lựa chọn nghề nghiệp, mà còn là hành trình của sự cam kết tận tâm với sứ mệnh cao cả - hình thành và phát triển tâm hồn, tri thức cho thế hệ tương lai. Trên hành trình ấy lắm khi ta bị chi phối bởi những yếu tố phù phiếm khác khiến ta quên đích đến cao thượng mà mình xác định ban đầu. Mục tiêu giáo dục và vai trò của nghề giáo Cụ Hoàng Đạo Thúy có nhắc đến trong cuốn “Nghề Thầy” rằng: -Đem lũ trẻ con người ta trao cho, mà rèn giũa sao cho nên người, nên người có hiếu, sau này gây được gia đình bền chặt, người dân tốt giúp được nước, người có tâm với thiên hạ, làm người biết đạo người, sống hợp với lẽ trời đất. Không những thế mà còn “để học đọc, học viết, học tính, để thi đỗ, đề rồi đi làm thì đủ thứ sung sướng” là “sai lạc cả mục đích giáo dục”. Hậu quả của nó là đã hướng cả công trình giáo dục vào một việc tầm thường thì chỉ bổ cho một lòng dục, lòng dục ấy sẽ phát rộng và mạnh ra, lại thêm không có sức đạo đức ngăn cản thì nguy lắm. Cùng tư tưởng đó, thầy Trần Việt Quân có triết lý 4 vòng tròn đào tạo càng làm rõ quan điểm của Cụ Hoàng Đạo Thúy rằng: Giáo dục chuyển hóa cốt ở giá trị bên trong gồm Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực. Khi đã có các yếu tố này, người học sẽ tự ý thức được bản thân, tự mình biết xu hướng tính cách, tự tìm kỹ năng nghề và thông tin kiến thức liên quan một cách chủ động nhất quán. Thay vì chỉ đào tạo, dạy, giáo dục cái vỏ để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước một cách nhất thời. Để khi kinh tế có đi lên, công nghiệp hóa hiện đại hóa có sánh vai với các cường quốc năm châu thì nhìn lại thiên nhiên bị tàn phá, nhân phẩm con người xuống cấp thì liệu đó có phải là mục đích của giáo dục? Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhắc đến vai trò của việc học như “học để làm việc”. “học để làm người” và “học để làm cán bộ” tức đích đến cuối cùng là tha nhân bằng con đường phụng sự vô điều kiện cho dân và vì dân, vị tha hơn vị kỷ. Người từng nhấn mạnh vai trò của nhà giáo: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.8, tr.184) Và dạy làm sao để học trò mình ”Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học.” - Hoàng Đạo Thúy Hay Khổng Tử có nói: “Người học không biết chán, dạy người không biết mỏi” Với tất cả điều trên, tôi cho rằng đó là cái mà mỗi người theo ngành giáo như chúng ta cần dành thời gian để trăn trở, để trả lời. Khi có câu trả lời cho riêng mình thì mỗi ngày đi dạy là mỗi ngày vui, mỗi ngày hạnh phúc chứ không phải sáng “sáng cắp ô đi, chiều cắp về”, không động lực, đi day cho qua ngày cầm hơi và không có sự sáng tạo hay phát triển vượt bậc. Đi dạy mà canh đúng từng giờ từng phút vào, từng giờ từng phút ra thì có khác gì lũ trẻ ham chơi, chưa có định hướng mà chúng ta phải dạy. Và để thực hiện mục tiêu trên thì theo quan điểm cá nhân tôi thì nghề giáo cần lắm 5 chữ  “Dám” mà tôi xin mạn phép trình bày. 5 chữ “Dám” của nghề giáo Dám tìm ra ý nghĩa cuộc đời “Ai cũng có một cuộc đời, nhưng chỉ có một số ít người có một cuộc đời đích thực.” Khuyết danh Ý nghĩa cuộc đời, sứ mệnh, sợi chỉ đỏ nhìn chung là cách gọi của hướng đi, hướng đi hướng thượng không hướng hạ. Có ý nghĩa cuộc đời sẽ giúp ta có quyết định kịp thời và phù hợp những khi đứng trước các ngã ba cuộc đời. Có ý nghĩa cuộc đời gì giúp ta ngăn ác, hành thiện, tránh xa dữ. Có ý nghĩa cuộc đời sẽ giúp ta sống hạnh phúc hơn. Một cuộc đời có ý nghĩa bắt nguồn từ sự tự nhận biết, thấu hiểu chính mình, kết hợp với ý chí và sức mạnh tinh thần. Khi chúng ta có được cái nhìn tích cực về bản thân và biết tự đánh giá những khả năng, điểm mạnh, điểm yếu, điều mình thật sự muốn và điều mình có thể làm được thì đó là lúc chúng ta mới thoát khỏi những khuôn khổ và lối mòn tư duy. Để rồi từ đó bắt đầu khám phá nguồn sức mạnh tiềm ẩn vốn có của chính mình. Có ý nghĩa cuộc đời rồi thì mới giúp ta kiên định và động lực để thực hiện những cái “Dám” phía sau. Ta có ý nghĩa cuộc đời rồi thì mới giúp cho học trò ta cũng cái hương hoa, cái ánh bình minh ấm áp mà ta đã nhận. Dám tự học, rèn luyện suốt đời Như nhà văn hóa lớn nước Mỹ từng nói “Ai đã dám dạy thì không bao giờ ngừng học”. Ngừng học rồi ta sẽ trở nên lạc hậu, ngừng học rồi ta sẽ trở nên đoạn kiến, trong khi kiến thức và thông tin mỗi ngày phát triển nhanh như vũ bão. Đòi hỏi nhà giáo phải Dám tự học. Tự học là học cái gì? Học kỹ năng quan sát - phân tích- đúc kết sâu một vấn đề từ đó có giải pháp, có bài học. Trước chuyển hóa bản thân mình, mở rộng nhân sinh quan, để thể nghiệm. Sau dùng những gì mà mình đã biết, đã thực chứng mà khéo léo truyền đạt lại cái tinh, cái cốt lõi cho học trò mình. Có tự học thì mới tự học được bất cứ những gì ta còn thiếu sót, những gì ta muốn, hoàn thiện bản thân trước khi hoàn thiện cái sứ mệnh được giao. Dám hiểu thương, vị tha “Dám thương cái khó thương, dám nâng đỡ cái khó nâng đỡ thì mới thật thương, thật nâng đỡ ” Mặc dù dân gian ta có câu “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” chúng ta cũng đành phải thương mốt lũ quỹ, lũ ma, lũ trò này. Mặc dù biết cũng khó thương lắm những khi chúng làm những chuyện trái ý nghịch lòng ta. Học những thứ ta không dạy và còn dạy lại ta những thứ ta không muốn học. Âu cũng là cái bi hài của ngành giáo. Nếu thương cái dễ thương, nâng đỡ cái dễ nâng đỡ thì ai cũng làm được! Không cần đến ta! Cái khó là trước khi thương ta phải hiểu tận nguồn cơn của lũ quỷ ma này. Cái gì cũng có lý do của nó! Một đứa ngỗ nghịch thường hay phá bạn, phá thầy có phải vì chúng có vấn đề về tâm sinh lý thật sự hay vấn đề ngủ ngầm là một vấn đề khác? Hãy nhìn những cô cậu học trò như bệnh nhân, còn trường học là nhà thương. Những bệnh nhân đang mắc bệnh si trong nhân cách, bệnh mù kĩ năng đang cần được ta thương và chữa bệnh. Có nghĩ thế thì dễ thông cảm vô cùng! Thương yêu học trò sẽ yêu nghề và ngược lại, yêu người bao nhiêu thì sẽ yêu nghề, gắn bó với nghề bấy nhiêu. Người thầy người cô có trách nhiệm không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm, chăm sóc tìm hiểu học trò bằng cả trái tim và lòng bao dung, biết đánh thức tiềm năng trong mỗi đứa trẻ. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển vượt bậc và theo dự tính của các nhà khoa học nó có thể thay thế ngành giáo trong tương lai gần. Vậy điều gì khiến ta khác biệt với trí tuệ nhân tạo? Một câu hỏi nhỏ trong phần này để các anh chị cùng trăn trở. Dám sửa mình để làm tấm gương sáng Có một bà mẹ dẫn đứa con thơ lười biếng và nghiện đường nặng đến với triết gia để xin giải pháp mặc dù quãng đường từ nhà bà đến nơi triết gia ở rất ra và vất vả, phải đi mất mấy ngày đường. Khi gặp được triết gia và trình bày hết sự việc, Người nói 2 mẹ con quay về sau 2 tuần nữa hãy trở lại. Người đàn bà tin tưởng và làm theo. Sau 2 tuần trở lại gặp triết gia. Triết gia ôn tồn nói với cậu bé ta biết rằng “Bỏ đường rất khó và khó chịu nhất ở những ngày đầu, nhưng sau những ngày đầu đấy cơ thể con sẽ dần quen, những cơn thèm sẽ giảm dần, thay vào đó con nên ăn nhiều rất trái cây hơn khi cơn thèm làm con mất kiểm soát và rồi dần dần con sẽ bỏ được thói quen xấu đó”. Cậu bé vui vẻ hứa sẽ làm theo nhưng người mẹ thì lại chưng hửng và trách nhà hiền triết rằng: “Vậy tại sao ngay từ lần đầu gặp ông không bảo như vậy?”. Nhà hiền triết đáp ”Vì khi đó ta cũng chưa kiêng được đường”. Câu nói của C.Mác cũng đã đúc kết toàn bộ ý của câu chuyện trên “Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” vì một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói ”Giáo dục được người thầy giáo, được cả một thế hệ”. Hình 7: Dám tự sửa mình hay ý thức tự sửa mình là điều kiện cần thiết khi bước vào ngành giáo. Ta không thể thay đổi ai khi mình chưa thay đổi được. Hay nói cách khác ta thay đổi, mọi thứ xung quanh ta sẽ thay đổi. "Làm Giáo Viên" thôi thì chưa chắc biết thế nào là làm giáo dục. Còn "Làm Giáo Dục" rồi, thì người ấy lại có thể được gọi là Giáo Viên - một giáo viên chân chính, bất kể môn đó là môn học gì. Mình nên bắt đầu thực hành từ mình trước, làm những điều mình tin và làm tốt từ những việc nhỏ, tạo ra ảnh hưởng qua những điều mình chọn làm. Và cuối cùng là “Dám Dạy” cũng là lời kết cho bài viết "Dám dạy", chỉ một từ ngắn gọn nhưng rất "đắt" để đúc kết những thách thức của nghề giáo. Thế kỷ trước, cụ Hoàng Đạo Thúy cũng đã từng nhắc đến thiệt thòi của những ai dám chọn làm nghề thầy: "Chúng ta đã không quản gì đồng lương, không nhìn đến chỗ ngồi. Trong trường tiến thủ đã chỉ tranh lấy một địa vị lạnh nhạt nhất, nhưng có ích nhất". Xã hội tôn trọng và đề cao nghề giáo: “Trong tất cả các nghề cao quý thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất” nào là “Người kỹ sư tâm hồn” nhưng một góc nhìn nào đó chúng tôi chỉ là những người đi giải quyết nhu cầu, vấn đề của người khác, dạy cái người khác không dám dạy! “Dám” là chất “khí” trong từ “chí khí”. Có chí hay có trí thôi vẫn chưa đủ mà cần phải có cái “khí” - cái dám làm, dám thực hiện triển khai. Dám làm cái người ta không làm, dám bỏ cái người ta không dám bỏ thì mới góp phần trong việc tha nhân dạy người. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần lắm sự ủng hộ, sự tin cậy và cả sự bao dung để họ dám đương đầu nhận lãnh trọng trách. Và hơn hết là mức lương để cuộc sống được cải thiện để người thầy người cô có những khoảng lặng, những cơ hội để "không ngừng học". Đó mới là những điều thiết thực nhất không phải cho người thầy mà cho chính tương lai của giáo dục, cho chính tương lai của con em chúng ta! Nội dung: Trọng Nguyễn - Học viên Content 3 gốc khóa 3 Biên tập: Nhàn Lý Hình ảnh: Trọng Nguyễn

  • Thay đổi vận mệnh có nằm trong tay bạn?

    Ai trong chúng ta cũng đều muốn thay đổi vận mệnh của mình không ít thì nhiều. Người gặp nhiều bất trắc thì muốn mình thuận lợi hơn, người gặp nhiều may mắn thì lại muốn mình may mắn hơn nữa. Đau khổ, né tránh những điều xui rủi, bất như ý; và mong cầu một vận mệnh tốt đẹp, sung túc, hạnh phúc, thịnh vượng…là điều hiển nhiên mà ai cũng muốn. Nhưng có một điều mà ít ai dám khẳng định với bạn: :”Số phận là những gì đã xảy ra trong quá khứ dù xấu hay tốt thì không thể thay đổi, nhưng vận mệnh trong tương lai là điều có thể”. Điều gì quyết định cho sự thay đổi này? Trang học tập 3 Gốc mời bạn đào sâu hơn vào chủ đề “thay đổi vận mệnh”, cùng đi tìm lời giải cho trăn trở này nhé! MỤC LỤC: 1.Có thể thay đổi vận mệnh được không? 2.Thay đổi vận mệnh nằm trong tay bạn 3.Cốt lõi để thay đổi vận mệnh là gì? *** Có thể thay đổi vận mệnh được không? Để chứng minh cho vế “Số phận là những gì đã xảy ra trong quá khứ dù xấu hay tốt thì không thể thay đổi”, chúng ta sẽ cùng đi phân tích về luật vũ trụ và nghiệp lực của mỗi người. Cuộc sống chúng ta đang sống vận hành theo quy luật vũ trụ. Đó là những quy luật bất biến chi phối hầu hết mọi sự vật, hiện tượng, sinh vật trong đời sống này như luật nhân quả, duyên khởi, thành-trụ-hoại-diệt… Một hòn đá, một ngọn núi, một bông hoa, côn trùng, động vật, con người…đều chịu sự chi phối của những quy luật này. Bất cứ thứ gì tồn tại trong vũ trụ này đều chịu sự chi phối mà không có ngoại lệ. Không có một Thượng đế nào sắp đặt sẵn vận mệnh của bạn, mà chỉ có quy luật vận hành. Trích Hành Trình về Phương Đông cuộc đối thoại giữa nhà chiêm tinh Sudeih Babu và phái đoàn giáo sư đến từ Phương Tây: “Các ông vẫn còn quan niệm rằng Thượng đế là một ông già ngồi trên cao nắm quyền sinh sát, định đoạt số phận con người - đó là một quan niệm rất ấu trĩ. Thượng đế cao cả hơn nhiều, ngài sáng tạo và đặt tất cả vào một trật tự trong vũ trụ. Làm gì có việc ngài định đoạt số phận từng người như các ông nghĩ. Tất cả diễn tiến theo luật vũ trụ, nhân nào quả nấy, bất cứ lực nào cũng có một phản lực đi kèm”. Khi đã hiểu được điều này, một câu hỏi được đặt ra thêm. Vậy nếu tất cả mọi thứ đều chịu chung một sự chi phối của luật vũ trụ, vậy tại sao kết quả lại không giống nhau ở từng sự vật, hiện tượng. Cụ thể hơn, tại sao trong đời sống này mỗi người lại có số phận khác nhau, có người thì cuộc sống gặp nhiều may mắn, nhưng có người thì gặp nhiều đau khổ. Để giải thích điều này, chúng ta phải đề cập đến nghiệp lực. Mỗi người sinh ra, đến với cuộc đời này đều mang theo những tài sản từ vô lượng kiếp sống trước đến, đó có thể là tội hay phước. Phước đức là những việc tốt bạn đã làm thuận theo tự nhiên. Còn tội là những lỗi lầm, những việc làm sai trái mà bạn đã gây ra. Mỗi chúng ta xuất phát điểm khác nhau, nên nghiệp lực mỗi người là khác nhau. Con người là một tập hợp con chịu sự chi phối của luật vũ trụ. Nó vận hành và tác động vào các nghiệp lực riêng mỗi người, để rồi từ đó tạo ra những số phận khác nhau. Số phận là một khái niệm còn khá mơ hồ, chưa được định nghĩa rõ ràng. Nhưng bạn có thể hiểu đơn giản, số phận đã được sắp đặt mà không thể thay đổi. Bạn được sinh ra ở đất nước, gia đình, văn hoá, môi trường sống này. Bạn được tạo ra hình hài với làn da, mái tóc, các nét trên khuôn mặt…khác nhau tùy vào mỗi người, không ai giống ai. Rồi những điều này tạo ra ở mỗi người phẩm chất, nhân sinh quan, xu hướng tâm lý và khả năng tự nhiên (hệ giá trị, điểm mạnh, điểm yếu…) cũng khác nhau. Nếu nói số phận con người được định sẵn cũng có phần đúng. Bởi số phận chịu sự chi phối của quy luật vũ trụ và nghiệp lực của mỗi người. Nghiệp lực chính là nhân, quy luật vũ trụ chính là duyên và số phận trong hiện tại chính là quả. Thay đổi vận mệnh nằm trong tay bạn Nói một cách khoa học thì đời người có thể ví như một phương trình toán học, A+B=C.  A với B là nguyên nhân và C là hậu quả, nhưng nếu ta thêm vào đó một nguyên nhân X thì A+B+X sẽ không thể bằng C nữa, vì đã có thêm giá trị X - Trích Hành Trình về Phương Đông Trở lại với nhận định ban đầu, ở vế thứ hai “vận mệnh trong tương lai là điều có thể thay đổi”. Điều này cũng có thể được xem là đúng. Nó không hề mâu thuẫn với vế thứ nhất. Bởi mỗi chúng ta có thể thêm vào số phận được định sẵn một nhân tố X. Nhân tố X này sẽ thay đổi kết quả không còn là C, mà có thể là D, E… Nếu nhân tố X được thêm vào hướng tới điều thiện lành, tích công đức thì kết quả mới cũng sẽ có chiều hướng tốt hơn, và ngược lại. Nghiệp lực mỗi người là một biến số, có thể thay đổi do chính nhận thức của mỗi người. Sư Viên Minh trong cuốn sách “Soi sáng thực tại” đã ví cuộc đời như một bàn cờ. Trong bàn cờ đã được định sẵn một quy luật thắng thua rất rõ ràng. Mỗi quân cờ, mỗi nước cờ đều có công dụng và vị trí nhất định mà người chơi phải tuân thủ. Việc chơi thắng hay bại, vui hay buồn, vinh hay nhục đều là do quyết định của người trong cuộc đi quân cờ nào, chọn nước cờ nào. Tùy theo trình độ nhận thức và cách xử lý mà dẫn dắt ván cờ theo một kết quả khác nhau. Như khi bạn vào bếp nấu ăn, mọi nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn hết như rau, củ, quả, gia vị…Những nguyên liệu này có thể tươi ngon hay héo úa bạn không được quyền chọn. Nhưng bạn là người am hiểu về từng nguyên liệu, cách chế biến. Bạn biết phối hợp từng tinh vị với nhau để món ăn trở nên hoà hợp. Cho nên, có thể nguyên liệu không ngon lành mấy nhưng bạn vẫn chế biến được món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Ngược lại, nếu bạn không biết cách có thể tạo ra món ăn dở, thậm chí ảnh hưởng tới sức khoẻ. Cuộc sống của chúng ta cũng đang được vận hành như vậy. Lập trình mà không phải lập trình, đây là một cách lập trình rất kỳ lạ. Có nghĩa là chỉ lập trình trên nguyên lý thôi còn ứng dụng thì tự do chọn lựa của mỗi người. Ngược lại dù tự do chọn lựa nhưng cuối cùng vẫn phải học ra sự vận hành theo nguyên lý của pháp, không phải muốn gì theo ý mình cũng được. Rốt cuộc chọn lựa đường nào rồi cũng phải học cho ra nguyên lý của pháp mới thôi - Sư Viên Minh Thêm một ý nữa, khi thay đổi nhân tố X, chúng ta cũng phải lưu ý là không phải thay đổi theo ý mình muốn là được mà cũng phải thuận theo nguyên lý của trời đất. Còn nếu những sự thay đổi đi ngược lại luật nhân quả, hay ngược với duyên sinh thì cũng là những nỗ lực bất thành. Đó là lý do những môn huyền học như lá số tử vi, kinh dịch, thần số học, nhân tướng… thực chất là tiên đoán được vận mệnh của con người dựa vào quy luật vũ trụ và nghiệp lực mỗi người. Tuy nhiên, kết quả không phải dựa vào đó để bị lệ thuộc, rồi mặc cho số phận trôi nổi. Mà là từ kết quả đó, ta có cơ sở để hiểu chính mình, hiểu cuộc sống, và rồi tự bản thân thay đổi số mệnh của mình. Cốt lõi để thay đổi vận mệnh là gì? Cốt lõi thay đổi vận mệnh vẫn là phải chuyển hóa nghiệp lực. Trong nhà Phật, nghiệp lực bao gồm Thân, Khẩu, Ý. Đây là 3 yếu tố chi phối toàn bộ vận mệnh của mỗi người trong tương lai. Nhưng trong 3 yếu tố Thân - Khẩu - Ý thì Ý là quan trọng nhất. Tu ý hay gọi là tu tâm là cốt lõi để thay đổi vận mệnh của chính mình. Bởi tâm là nguồn gốc tạo ra hầu hết mọi biểu hiện trong vận mệnh của con người. Nếu tâm thiện thì lời nói, hành vi sẽ hướng về điều thiện; nếu tâm hướng về điều ác thì lời nói, hành vi sẽ theo chiều hướng đó mà khởi sinh. Những lời dạy của Phật Pháp là nơi nương tựa vững chắc cho tâm của ta. Những lời dạy ấy hướng tới những điều tốt cho chính mình, cho người khác và cho xã hội. Lời dạy của Đức Phật phù hợp với các quy luật của vũ trụ, thuận theo tự nhiên. Cho nên nếu để tâm của mình rèn dũa theo những điều ấy là ta cũng hướng tâm mình theo dòng chảy nghiệp lực tốt. Như vậy thì đâu có lý do gì mà vận mệnh không thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Gieo suy nghĩ, gặt hành động Gieo hành động, gặt thói quen Gieo thói quen, gặt tính cách Gieo tính cách, gặt số phận -Samuel Smiles Tựu trung lại, nếu may mắn bạn có được sự thay đổi vận mệnh trở nên tốt đẹp hơn cũng là nhờ sự hài hoà giữa nội tâm và ngoại cảnh, đó là thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Kết quả tốt đẹp là nhờ trí tuệ, năng lực mỗi người, một mặt là do làm đúng thuận theo nguyên lý bất biến trong sự vận hành của tự nhiên. Cho nên đừng cho rằng thành công này là do bản thân mình mà sinh ra ngã mạn, tự cao. Cổ nhân luôn căn dặn ”Thuận thiên lập mệnh” là vì thế. Bởi suy cho cùng, con người chúng ta sinh ra thân này dù có bộ não, tư duy hơn các loài vật khác, nhưng chúng ta vẫn là những sinh vật rất nhỏ bé trong toàn thể vũ trụ này. Chúc những chuyển hoá Thân - Khẩu - Ý trong bạn luôn tăng trưởng và hướng về 3 Gốc. Bạn đừng đọc xong rồi lướt qua mau bài viết này nhé. Hãy để lại bình luận bên dưới để ghi dấu kỉ niệm hành trình phát triển tâm thức của mình. *** Nội dung: Khánh Vi - Admin Trang Học Tập 3 Gốc Biên tập: Nhàn Lý Hình ảnh: Ý Nhi Nguồn tham khảo: -Sư Viên Minh. Soi sáng thực tại (Trà đạo Bửu Long). NXB Hội Nhà Văn, Trang 70 -Thích Nhất Hạnh. Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức. NXB Phương Đông. Trang 79 -Lam Sơn. Vận mệnh con người có thể thay đổi được không? ntdvn.net -Trần Việt Quân. Nghiệp và cách để Thay đổi Vận Mệnh. Youtube Trần Việt Quân -Con Người Có Thể Tự Thay Đổi Vận Mệnh? Youtube Đông Tây Kim Cổ >>>Tìm hiểu thêm: Hiểu về nghiệp-Cách để thay đổi vận mệnh

  • Ông già Noel - sự nhiệm màu từ cổ tích tới hiện đại

    Tại sao ông già Noel lại thu hút trẻ em đến vậy? Là do Giáng sinh nào ông cũng tặng quà, lúc nào ông cũng trao yêu thương hay vì với mọi đứa trẻ, ông cả thế giới đầy sự nhiệm màu của những ước mơ và trí tưởng tượng? Chúng ta có thể học được gì từ người bạn tốt bụng của mọi đứa trẻ này, để cuộc sống thêm đẹp nhờ luôn sẻ chia và cho đi vô điều kiện? Mời bạn cùng Trang học tập 3 gốc suy ngẫm bài viết dưới đây để đón Giáng sinh thêm an vui bạn nhé! Mục lục 1. Ông già Noel - người mang đến những sự nhiệm màu 2. Những ông già Noel trong cổ tích thời hiện đại 3. Cùng Trí Tuệ Việt Nam tiếp nối câu chuyện của ông già Noel 4. Lời nhắn gửi Ông già Noel - người mang đến những sự nhiệm màu Ông già Noel trông như thế nào? Hẳn rất nhiều người, dù không phải là tín đồ của Công giáo nhưng cũng đều quen thuộc với hình ảnh ông già có chòm râu trắng, khuôn mặt hồng hào và hóm hỉnh, khoác lên mình bộ quần áo đỏ viền trắng, đội mũ chóp đỏ, lưng vác một túi quà lớn đầy đồ chơi và bánh kẹo để tặng trẻ nhỏ. Điều kì diệu là những món quà ông tặng chính là thứ chúng ao ước bấy lâu. Vậy chắc hẳn ông già Noel là nhân vật có thật trên đời? Có nhiều tư liệu cho thấy ông già Noel dựa trên hình tượng vị thánh Nicolas, sinh ra và lên lên trong 1 gia đình giàu có ở Bắc Âu. Từ nhỏ, ông đã tin vào Chúa và có 1 tấm lòng bao dung, nhân hậu, luôn quan tâm đến người nghèo. Chẳng hạn, ông giúp 2 chị em nhà nghèo lấy được chồng bằng cách bí mật cho vàng để làm của hồi môn. Ông cũng thường xuyên dùng tài sản cha mẹ để lại để giúp đỡ người bệnh tật, hoạn nạn và nghèo khổ. Với tấm lòng và cử chỉ tốt đẹp, ông được dân chúng bầu làm giám mục thành phố Myra. Trải qua nhiều khó khăn, thậm chí bị bắt bớ, thánh Nicolas vẫn một lòng bao dung với những mảnh đời bất hạnh, đặc biệt là trẻ em. Vào mùa đông, ông thường đến những ngôi làng nhỏ để phát quà cho các em nhỏ. Thậm chí có câu chuyện kể vị giám mục ấy có khả năng hồi sinh 3 đứa trẻ nghèo, đưa chúng trở về gia đình và cấp dưỡng cho chúng ăn học. Dù khi ở gia đình, làm linh mục hay giám mục; khi còn trẻ hay râu tóc bạc phơ, ông đều mang những món quà chia cho trẻ em nghèo trong lễ Giáng sinh. Từ đó hình ảnh ông già Noel tốt bụng trở thành niềm háo hức của mọi đứa trẻ, mang đến sự ấm áp, an lành và kì diệu. Tại sao lại nói rằng ông già Noel mang đến sự kì diệu? Có truyền thuyết kể lại rằng: ông già Noel dành gần hết thời gian để đọc thư các bạn nhỏ, chuẩn bị các món quà và sau đó cùng 9 chú tuần lộc chở niềm vui đến cho trẻ em trên toàn thế giới. Những đứa trẻ vô cùng bất ngờ khi được ông già Noel tặng đúng món quà mình ao ước bấy lâu. Với tâm hồn trẻ thơ, đó là hạnh phúc diệu kỳ. Nhất là với những đứa trẻ nghèo, món quà của ông già Noel không chỉ là niềm vui mà còn là sự ấm áp xua tan đi cái lạnh trong mùa đông băng giá. Tin rằng ông già Noel sẽ giúp mình thực hiện ước mơ, sẽ tặng quà vào mỗi dịp Giáng sinh nên những đứa trẻ sẽ nỗ lực chăm ngoan, làm điều tốt. Vì vậy, hình ảnh ông già Noel không chỉ sống trong lòng những người mộ đạo mà còn cả những người bình thường, như là một cách để giáo dục lòng  bao dung, tình yêu thương và những điều thiện. Bởi những phẩm chất tốt đẹp và những điều tốt lành ông mang đến cho trẻ em khắp nơi trên thế giới mà cho đến hôm nay, ông già Noel vẫn mãi là sự nhiệm màu, là thế giới cổ tích của nhiều đứa trẻ. Những ông già Noel trong cổ tích thời hiện đại Ngày hôm nay, trẻ em vẫn nhận được quà tặng mỗi dịp Giáng sinh về. Chẳng lẽ có một ông già Noel bất tử, cứ già như thế cho đến muôn đời? Người lớn ai cũng biết đằng sau những món quà ông già Noel tặng trẻ nhỏ vào dịp Giáng sinh là do cha mẹ, người thân chuẩn bị. Vậy tại sao ba mẹ không tặng trực tiếp mà phải thông qua dịch vụ ông già Noel? Bởi vì thông qua ông già Noel, cha mẹ sẽ tạo sự bất ngờ, huyền bí, thú vị. Những đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ choáng ngợp như được sống trong vườn cổ tích khi nghĩ rằng ông già Noel đọc được ước mơ của chúng. Thêm nữa, ông già Noel là biểu tượng của sự an lành và tốt bụng, việc tặng quà sẽ khiến những đứa trẻ có thêm niềm tin rằng có một sức mạnh tử tế vẫn đang lan tỏa và mang đến niềm vui cho mọi người. Để rồi một ngày, khi trưởng thành, đủ sâu sắc với cuộc đời, những đứa trẻ năm ấy xúc động vì đằng sau hóa thân của ông già Noel chính là ba mẹ, người thân - những người luôn mang đến niềm vui, sự hạnh phúc và tình yêu vô bờ bến. Lời nói dối ngọt ngào  “con ngoan thì ông già Noel sẽ tặng món quà con thích” là để tạo động lực cho con sống tử tế, làm điều  tốt lành. Thực tế, ba mẹ chính là người luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu mơ ước và mong muốn giúp con biến những ước mơ đó thành sự thật. Vì vậy, dù ông già Noel chỉ là hóa thân, là “vai diễn” giữa cuộc đời thực nhưng thông qua hình ảnh đẹp đó, mỗi đứa trẻ cảm nhận được sự nhiệm màu, lòng bao dung và tình yêu thương đến từ cuộc sống. Hiểu được ý nghĩa đó, rất nhiều tấm lòng nhân hậu sẵn sàng dành thời gian, tâm huyết để tặng quà cho các em nhỏ nghèo khó hoặc không may bị bệnh hiểm nghèo. Thế nên, mỗi dịp Giáng sinh về, ở đâu đó trong các trung tâm thương mại, bệnh viện sân chơi công cộng hay trung tâm trẻ khuyết tật…có những ông bà già Noel trao tận tay cho những đứa trẻ ít may mắn những món quà không được đặt trước. Dù là những món quà rất nhỏ nhưng trong mắt chúng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Những cử chỉ đẹp đẽ ấy không chỉ diễn ra vào khoảng thời gian năm cũ sắp qua - năm mới sắp đến, mà người ta còn thấp thoáng thấy những ông bà già Noel với hóa thân là những đoàn thiện nguyện, vượt bao núi thẳm rừng sâu đến với trẻ em nghèo, trao từng tấm áo, mảnh chăn, bánh kẹo. Những em bé người Thái, người Mông, người Lô Lô…không mấy ai biết đến ông già Noel nhưng trong từng ánh mắt, từng nụ cười tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Với những đứa trẻ, nhận được món quà bất ngờ từ những người tốt bụng xa lạ, đó chính là cổ tích, là sự nhiệm màu. Cùng Trí Tuệ Việt Nam tiếp nối câu chuyện ông già Noel Một năm chỉ xuất hiện một  lần, nhưng ông già Noel khoác trên mình bộ trang phục màu đỏ, trở thành biểu tượng mang lại sự may mắn và ấm áp, trở thành niềm mong đợi và háo hức của nhiều đứa trẻ. Ở đâu đó trên mảnh đất hình chữ S này cũng có những người mang trên mình chiếc áo màu đỏ, không phải một mùa mà là 4 mùa để  mang đến những món quà về đạo đức - trí tuệ - nghị lực cho trẻ em Vùng cao - hải đảo - biên giới. Quà tặng của họ là những cuốn sách 3 gốc, là phương pháp học - hiểu - hành, là những thư viện 3 gốc để giúp các em nhỏ xua tan cái lạnh giá do thiếu tri thức, thiếu tư duy đúng đắn. Bởi một ổ bánh mì có thể giúp em một bữa no, một tấm áo có thể giúp em ấm trong một mùa đông giá rét nhưng tri thức sẽ giúp em có cơ hội ấm no cả cuộc đời. Đó chính là những ông già - bà già Noel vẫn ngày đêm miệt mài thực hiện dự án Trí Tuệ Việt Nam, ngày đêm làm văn hóa đọc Vùng cao - hải đảo - biên giới. Họ là những người trẻ tuổi nhưng linh hồn già, không mang chòm râu bạc phơ nhưng mang trong mình nhiệt huyết. Những người ấy không ngừng sửa mình mỗi ngày để chuyển hóa sâu sắc, không chỉ mang niềm vui chớp nhoáng mà còn gieo hạnh phúc bền vững bằng cách kiến tạo một thế hệ người trẻ Việt Nam dám sống tử tế - sống cống hiến. Họ không chỉ hóa thân là những ông già Noel mà còn nhân bản ông già Noel, không chỉ trở thành một người sống tử tế - phụng sự mà còn truyền cảm hứng để hết thảy mọi người đều chuyển hóa chính mình và lan tỏa điều tử tế bay muôn phương. Những câu chuyện ấy, khiến chúng ta nhận ra rằng: Ông già Noel không chỉ ở xứ tuyết, ông già Noel có mặt ở mọi nơi, sẵn sàng đến muôn nơi dù là những rẻo cao mây trắng hay những đảo xa khó nghèo Ông già Noel không chỉ xuất hiện trong dịp lễ Giáng sinh mà dịp nào ông cũng có mặt, chỉ khác là chúng ta gọi ông dưới những tên gọi khác nhau với diện mạo khác nhau. Không có bộ đồ áo đỏ và cưỡi tuần lộc, ông già Noel vẫn hóa thân vào những người có tấm lòng nhân hậu, mang tình yêu thương và sự tử tế đến mọi nơi. Nếu bạn cũng muốn trở thành một già Noel lặng lẽ cho đi suốt bốn mùa, mang cổ tích từ xa xưa về miền hiện tại, bạn có thể cùng Trí Tuệ Việt Nam mang hương thơm của Tình thương và Trí tuệ lan tỏa khắp Việt Nam bằng cách: “Ai có sức thì góp sức lan tỏa Ai có sách thì góp sách tinh hoa Ai có vật chất, tài chính thì mỗi người một ít chung tay Ai có trí tuệ, chất xám thì cùng suy ngẫm, trăn trở... Để 20 năm nữa, khi nhắc đến Việt Nam, không còn là quốc gia của chiến tranh mà là miền đất với đầy câu chuyện về sự tử tế, lòng trắc ẩn và trí tuệ” Lời nhắn gửi Một mùa Giáng sinh lại gần kề, chắc hẳn có nhiều người lớn lại đau đầu tính chuyện tặng quà gì cho con trẻ để vừa ý nghĩa vừa mang tính giáo dục? Đứa trẻ nào cũng có ước mơ riêng, nhưng tựu chung đều mong muốn có một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Vì vậy chỉ cần mỗi chúng ta luôn trao đi yêu thương và dạy chúng biết cho đi giữa cuộc đời,  chúng ta sẽ từng bước tạo nền hình hài của một thế giới nhiệm màu không chỉ trẻ con mà ai cũng ao ước. Nội dung: Nhàn Lý - Học viên Content 3 gốc K1 Biên tập: Khánh Vi Hình ảnh: Thành Trung

  • Tiếp cận tri thức tinh hoa thời 4.0 như thế nào cho hiệu quả?

    Thời đại 4.0 với lượng thông tin - kiến thức khổng lồ, làm sao chúng ta biết chọn lọc nội dung hay, cốt lõi, hướng tới việc đào sâu nhân cách sống? Làm thế nào để rút ngắn thời gian tối đa nhưng vẫn chọn đúng và trúng tri thức thức tinh hoa? Nếu cứ tìm kiếm trong vô định, trải nghiệm mà không biết chọn lọc thì một kiếp người ngắn ngủi lại luôn bận rộn với mưu sinh và các mối quan hệ liệu có đủ? Nếu những câu hỏi trên khiến bạn trăn trở, hãy dành thời gian đọc bài viết dưới đây nhé! *** Mục lục 1. Đọc sách tinh hoa 2. Chọn lọc nền tảng mạng xã hội uy tín 3. Tham gia khóa học phát triển tâm thức 4. Nghiên cứu trang học tập 3 gốc 5. Lời kết Để biết cách tiếp cận tri thức tinh hoa, trước tiên ta cần nhận biết tri thức tinh hoa là gì? Tri thức tinh hoa là nội dung tinh tế, tốt đẹp và cốt lõi nhất. Những nội dung này được chắt lọc từ giá trị tinh túy của nhân loại, hàm chứa lượng tri thức lớn, có giá trị với con người và trường tồn cùng thời gian. Từ đây có 2 cách hiểu về tri thức tinh hoa: Cách hiểu thông thường: Nội dung hay nhất thuộc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, công việc, chuyên môn (giúp con người sống hiệu quả) Cách hiểu dựa vào yếu tố cốt lõi: Nội dung hay nhất về cốt lõi, đào sâu về nhân cách sống (giúp con người sống hạnh phúc) Nếu dựa vào đặc điểm của tri thức tinh hoa là điều cốt lõi, ta thấy có được cách hiểu thứ 2 sẽ dễ dàng có được thành tựu của cách thứ nhất . Vì vậy trong bài viết này, trang học tập 3 gốc đề cập đến tri thức tinh hoa theo cách hiểu thứ 2. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể dễ dàng chọn lọc được nội dung tinh hoa từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây mà không tốn quá nhiều thời gian trong một kiếp người hữu hạn? Đọc sách tinh hoa Đọc sách là con đường ngắn nhất để nắm bắt kinh nghiệm của nhân loại, trau dồi học vấn vững vàng, tìm tòi cái mới dựa vào sự hiểu biết đã được đúc kết từ lâu đời. Giúp ta khỏi phí công sức tìm kiếm một thứ người khác đã tìm, biết dựa trên nền tảng cái đã có để kế thừa, phát triển và sáng tạo thêm. Chẳng hạn, thay vì dành cả đời để nghiên cứu lại thuyết tương đối và lượng tử, nhân loại đã kế thừa phát minh để đời của Albert Einstein; thay vì mày mò về định luật hấp dẫn, chúng ta sử dụng lại thành tựu xuất sắc của Issac Newton; thay vì tiêu tốn nguồn lực để khám phá sự hình thành địa chất và ghi lại môi trường sống sinh động của thực vật trên khắp Nam bán cầu, con người biết học hỏi lại những thành tựu của Charles Darwin…Nhờ việc kế thừa (thông qua đọc sách, tài liệu) nhân loại đã rút ngắn thời gian trong việc tìm tòi và khám phá. Cũng như vậy, trong hành trình phát triển tâm thức, ta thấy mỗi con người sinh ra, dù ở thời đại nào, môi trường nào cũng đều mang trong mình hạt giống 3 độc - 3 gốc. Nếu không có sự tu tập, tiếp cận nội dung cốt lõi về nhân cách sống (Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực) thì hạt giống 3 độc (Tham - Sân - Si) sẽ tiếp tục luân hồi theo bản năng lớn mạnh, khiến chúng ta không ngừng đau khổ và bất như ý. Những cuốn sách tinh hoa, sách đạo lý của bậc vĩ nhân, thánh nhân sẽ giúp con người nhận ra chính mình để sửa mình. Ngày hôm nay, ta không được thực chứng cuộc đời của Đức Phật, trải qua những bài học như thiền sư Thích Nhất Hạnh, ngài Ajancha…nhưng thông qua bài giảng các Ngài để lại, cuốn sách các Ngài viết, ta hiểu được tiến trình nhân - duyên - quả, vô thường, sự sinh diệt… để đúc rút những bài học cho riêng mình. Để chọn được cuốn sách tinh hoa giữa thế giới sách rộng lớn vô cùng không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên sẽ không khó nếu ta biết căn cứ vào 3 đặc điểm sau: Cuốn sách đó vượt qua sự đào thải của thời gian Tác giả là con người 3 gốc, có nhiều cống hiến cho nhân loại Nội dung sách thể hiện ý tưởng thâm trầm, giúp hiểu mình và hướng thiện Sách tinh hoa chính là chìa khóa để mỗi chúng ta mở cánh cửa tìm đến tri thức tinh hoa. Nhưng trong thời đại công nghệ 4.0 thì việc chỉ tiếp cận sách có thể là một khuyết thiếu lớn; giữa cuộc sống bận rộn và vội vã, phải di chuyển thường xuyên và liên tục, nếu chỉ trông chờ vào sách có thể là một bất tiện với con người. Vì vậy để không bỏ lỡ nhiều điều hay và giá trị, chúng ta có thể tìm hiểu thêm những cách tiếp theo. Chọn lọc nền tảng mạng xã hội uy tín Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay: Chỉ với một thiết bị thông minh, kết nối mạng, dù ở bất cứ đâu, tại thời điểm nào, chỉ bằng một cú click đơn giản, chúng ta đã có lượng thông tin khổng lồ trong tầm tay. Các nền tảng để khai thác thông tin cũng ngày càng đa dạng và phong phú: Zalo, facebook, youtube, Podcast…vừa có thể đọc, nghe, nhìn rất linh hoạt và cuốn hút. Ưu điểm của cách này là tiếp cận dễ dàng, tra cứu nhanh chóng, thuận tiện, thông tin đồ sộ, nhiều lựa chọn…Tuy nhiên, chỉ với một cái đầu, bạn sẽ xử lý lượng kiến thức khổng lồ này như thế nào? Hay nói cách khác là quá nhiều món ăn bày ra trước mắt, với một chiếc dạ dày giới hạn, bạn sẽ làm thế nào để tiêu thụ cho hết mà không vấp phải chướng ngại? Chưa kể đến việc, trên nền tảng này, người muốn tiếp cận thông tin cũng chính là người tạo và chia sẻ thông tin, nên sẽ dẫn đến tình trạng: Nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, thiếu tính xác thực Thông tin rác và hoa lẫn lộn dễ gây bối rối, hoang mang cho người đọc Muốn chọn lọc thông tin chất lượng đòi hỏi người dùng cần có nền tảng trí tuệ vững vàng, có khả năng quan sát - phân tích - đúc kết sâu sắc, sự kham nhẫn và tỉnh thức. Vậy là, dù tra cứu có vẻ nhanh, sử dụng thì rất tiện nhưng cuối cùng vẫn cần rất nhiều thời gian mày mò để chọn lọc nội dung tinh hoa, chưa kể chúng ta rất dễ lan man vì bị cuốn theo những thông tin giải trí trên mạng xã hội. Vậy thì đây có được coi là giải pháp tốt nhất cho sự tiết kiệm thời gian? Tham gia khóa học phát triển tâm thức Để giảm bớt sự mông lung bằng việc tự tìm tòi, có một cách hữu hiệu đó là tham gia các khóa học về phát triển tâm thức và vun bồi nhân cách sống (hình thức online hoặc offline). Ưu điểm khi chọn lựa các khóa học đó là: Tiết kiệm thời gian tự chọn lọc và đúc kết thông tin Tiếp cận nội dung tinh hoa trực tiếp (Đôi khi vấn đề ta trăn trở 5-10-20 năm lại được giải quyết trong 1 khóa học kéo dài 1-2 tháng nếu gặp đúng thầy hiền trí - nhóm bạn tốt) Cộng hưởng năng lượng với Tam bảo Các khóa học của BKE với việc đúc kết tinh hoa Đạo Phật, hướng con người vào việc phát triển tâm thức và nhân cách cốt lõi là một lựa chọn phù hợp cho tất cả những ai muốn tìm kiếm tri thức tinh hoa để vun bồi nội lực, có được thành công và hạnh phúc đích thực. Tuy nhiên các khóa học thường chỉ diễn ra trong thời gian cố định, còn việc học để chuyển hóa là hành trình cả đời. Kết thúc Chánh kiến 3H, Trái tim thông tuệ hay Rèn trí sáng suốt…đó mới là thời điểm bừng giảng, thời điểm để bắt đầu hành trình tự đào luyện. Vậy thì làm thế nào để chúng ta có thể tiếp tục duy trì năng lượng trong tiến trình học - hiểu - hành, biến các kiến thức tinh thức tinh hoa mình có được trở thành một phần trong cuộc sống? Trang học tập 3 gốc Trang xã hội học tập 3 gốc là một blog được chia sẻ bởi những người viết thấm nhuần 3 gốc trong cộng đồng Sống Tử Tế - GNH (đã tốt nghiệp lớn Content 3 gốc). Gọi đây là trang viết nội dung tinh hoa bởi các bài viết hướng tới việc giáo dục chuyển hóa của con người (hướng thiện và hướng thượng), có những đặc điểm cốt lõi sau: Nền tảng tri thức được đúc kết lại từ Đức Phật, thầy Trần Việt Quân và các bậc vĩ nhân khác. Cốt lõi là triển tâm thức, vun bồi nhân cách sống hướng về Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực Nội dung phong phú, giúp độc giả vừa đọc rộng vừa đọc sâu (thể hiện được các cấp độ đọc sách) Tiến trình văn- tư - tu rõ rệt: Có những bài viết chia sẻ lại góc nhìn của bậc vĩ nhân, có bài là suy ngẫm của người viết 3 gốc, có nội dung ghi lại câu chuyện chuyển hóa khi tiếp cận với Tam bảo. Đây là tiến trình quan trọng và cần thiết để chúng ta có sự chuyển hóa khi tiếp cận tri thức tinh hoa Học tập chủ động: Dù bạn ở đâu cũng có thể đọc các bài viết ( khi thư giãn, nghỉ ngơi hay đang chờ một cuộc hẹn, ngồi trên xe bus…) thậm chí tham gia vào viết nội dung, lan tỏa những điều tử tế bay xa… Trong bối cảnh hiện tại, trang học tập 3 gốc là địa chỉ uy tín mà còn giúp bổ trợ hiệu quả cho các phương pháp tiếp cận tinh hoa đã chia sẻ ở phần trên: Sách tinh hoa là báu vật không thể thiếu nhưng hạn chế là không phải lúc nào ta cũng cầm theo sách hoặc muốn cập nhật nội dung cần chờ lần xuất bản tới; Với trang học tập blog 3 gốc, bạn có thể truy cập khắp mọi nơi, kiến thức được cập nhật thường xuyên và liên tục Mạng xã hội tra cứu nhanh chóng, thuận tiện, hấp dẫn nhưng chưa có sự chọn lọc; Trang học tập 3 gốc cứu vớt chúng ta khỏi việc sa đà vào “biển thông tin” lẫn lộn giữa rác và hoa, rút ngắn thời gian chắt lọc tinh hoa Các khóa học rút ngắn thời gian và đi vào cốt lõi nhưng chỉ diễn ra trong thời gian cố định; Trang học tập 3 gốc vừa đi vào cốt lõi vừa là nơi bạn có thể học tập suốt đời và chủ động mọi nơi Vậy là, để có thể tiếp cận tri thức tinh hoa, ta cần kết hợp nhiều cách, qua nhiều kênh thông tin. Kiến thức tinh hoa giống như ngọc trong đá, không phải đá nào cũng có ngọc, chúng ta muốn chạm vào những điều giá trị thì cần biết cách chắt lọc và loại trừ. Người thành công không phải là người có nhiều thời gian hơn người thất bại, cũng không phải được cuộc đời ưu ái nhiều sự thuận lợi hơn người bình thường, chỉ đơn thuần là họ biết chọn lựa những tinh túy của cuộc đời để tự đào luyện và chuyển hóa mình sâu sắc. Lời kết Giữa cuộc sống xô bồ và bận rộn, để rút ngắn thời gian, chúng ta cần có năng lực quan sát - phân tích - đúc kết để tiếp cận kiến thức tinh hoa, những điều cốt lõi. Bởi mục đích cuối cùng của chúng ta khi đến với thế giới này không phải để mưu sinh (mưu sinh chỉ là phương tiện), mà chúng ta có một hành trình lớn hơn, đó là phát triển tâm thức. Vì vậy, để có thể vững tâm bền chí đi xa, việc biết cách tiếp cận tri thức tinh hoa quan trọng hơn là cố gom thật nhiều thông tin, nội dung tràn lan trên mọi phương tiện. Nội dung: Nhàn Lý Hình ảnh: Hạnh Dung

  • Vĩ nhân - Nơi nào 3 Gốc rễ hội tụ, nơi đó có con người tinh hoa

    Cuộc đời vĩ nhân luôn có nhiều điều thú vị và những bài học sâu sắc dành cho thế hệ sau này. Bởi vì họ đã có những đóng góp lớn lao cho cộng đồng, đất nước và nhân loại trên nhiều lĩnh vực như khoa học, chính trị, xã hội, văn học… Dù khác nhau về thời đại, văn hoá, xã hội nhưng ở họ luôn có những đặc điểm chung nhất định, đó là ở họ hội tụ đủ 3 gốc rễ. Đây là 3 gốc rễ làm nên con người tinh hoa. Bài viết sẽ làm rõ 3 đặc điểm của vĩ nhân cùng những câu chuyện về họ ở thế giới, ở Việt Nam như thế nào. Mời bạn cùng đọc. MỤC LỤC: 1. Vĩ nhân - những người hội tụ đủ 3 Gốc rễ 2. Vĩ nhân thế giới 2.1 Lincoln – Hiện thân của lẽ phải 2.2 Louis Pasteur – Nhân loại nợ ông một lời cảm ơn 3. Vĩ nhân nước Việt 3.1 Lý Thường Kiệt – Bản lĩnh vị tướng dưới bốn triều vua 3.2 Vị danh tướng Phạm Ngũ Lão *** 1. Vĩ nhân - những người hội tụ đủ 3 Gốc rễ Vĩ nhân, danh nhân là những người đã tạo nên những đóng góp giá trị, làm thay đổi cả một lĩnh vực, thời đại trên nhiều lĩnh vực của xã hội. Để làm được những điều đó, chắc chắn bên trong họ phải hội tụ đủ 3 gốc rễ. Đầu tiên, đó là Đạo đức. Không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người thực sự đạo đức -Benjamin Franklin Dù trong bất kỳ lĩnh vực nào, những vĩ nhân luôn xuất phát từ tấm lòng yêu thương vô điều kiện với tha nhân. Ở họ hội tụ đầy đủ phẩm chất đạo đưc là lòng vị tha, nhân ái, tận tuỵ nhưng cũng rất khiêm tốn. Những điều họ cống hiến hướng đến một mục tiêu cao cả, nhằm thay đổi những vấn đề mang tính nhân loại. Do vậy, Đạo đức sẽ là nền tảng vững chắc nhất không thể thiếu trong con người của họ. Đây là lương tâm sâu thẳm mà mỗi vĩ nhân đều luôn nhận thức, trân trọng, giữ gìn, và không đánh đổi dù bất cứ giá nào. Chúng ta ngưỡng mộ tài năng phi thường của các vĩ nhân bao nhiêu, thì lại càng kính phục trước nhân cách của họ bấy nhiêu. Thứ hai, đó là Trí tuệ. Trí tuệ là ánh sáng dẫn đường để các vĩ nhân tìm ra con đường đúng đắn cho nhân loại. Đó là con đường cho lý tưởng, nhằm thay đổi các vấn đề trong xã hội. Do đó, vĩ nhân phải có tài năng rất lớn. Tài năng của họ không chỉ là trí thông minh bẩm sinh, mà đó còn là quá trình rèn luyện, học hỏi không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời. Những đóng góp của họ đem đến lợi ích thực tế cho cộng đồng, mang lại sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của nhân loại. Cho nên trí tuệ của họ phải rất lớn, để biết đâu là việc nên làm, đâu là việc cần tránh giữa những phức tạp của xã hội. Thứ ba, đó là Nghị lực. Cuộc sống ở thời kỳ nào cũng đều khó khăn, thử thách theo một cách riêng. Cho nên đối diện với sóng gió, chông gai là điều mà ai cũng phải trải qua. Với người bình thường, những chông gai, nghịch cảnh sẽ khiến họ chán nản, tuyệt vọng rồi bỏ cuộc, đầu hàng. Nhưng đối với vĩ nhân thì những khó khăn, nghịch cảnh lại chính là cơ hội cho họ tôi rèn ý chí và nghị lực của mình. Nhờ có nghị lực phi thường họ mới có thể hoàn thành những công trình lớn lao cho cuộc đời. Để đạt được thành công, có những người đã phải nỗ lực vượt qua rất nhiều lần thất bại. Họ không chỉ đem sức lực, tài năng, khối óc mà còn dành cả cuộc đời, thậm chí cả thân mạng của mình để cống hiến cho xã hội những thành quả thiết thực và ý nghĩa. Để hiểu hơn 3 phẩm chất này, dưới đây mời bạn cùng hiểu thêm về cuộc đời các vĩ nhân. 2. Vĩ nhân thế giới Chúng ta sẽ đi ra thế giới, cùng đọc câu chuyện của 2 vĩ nhân có tầm ảnh hưởng lớn đó là Abraham Lincoln và Louis Pasteur. 2.1 Lincoln – Hiện thân của lẽ phải Đã gần 300 năm kể từ ngày nước Mỹ được khai sinh, những bộ óc vĩ đại, những con người xuất chúng đã góp phần xây dựng nên cường quốc số 1 thế giới trong suốt nhiều năm qua. Nhắc đến Mỹ - hợp chủng quốc Hoa Kỳ, là ta nhắc đến khái niệm “Giấc mơ Mỹ - America Dream”, giấc mơ của sự giàu có, vinh quang và đặc biệt là tự do! Nhưng để có được cái gọi là tự do theo đúng nghĩa của ngày hôm nay, người Mỹ đã phải trả giá rất nhiều tiền bạc, mồ hôi, thậm chí là máu và nước mắt… Và người lĩnh xướng trong công cuộc giành lấy sự tự do cho từng người dân Mỹ không ai khác chính là Abraham Lincoln – Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, Lincoln không có tiền để đến trường nhưng điều đó không thể ngăn cản được tinh thần hiếu học của cậu bé này. Hàng ngày, để có sách mà đọc, Lincoln phải chèo ghe 10km, một quãng đường không hề ngắn so với một cậu bé. Đây là một minh chứng rõ ràng cho câu nói “Nếu bạn muốn, bạn sẽ tìm giải pháp, nếu bạn không muốn, bạn sẽ tìm lý do”. Việc đọc sách, tự học của Lincoln không phải diễn ra ngày 1 ngày 2 mà liên tục trong suốt 10 năm trời. Suốt 10 năm tự học, không cần ai nhắc nhở, không cần ai động viên dỗ dành đã cho thấy tính tự giác và tinh thần kỷ luật thép của một con người xuất chúng. Tìm hiểu về quá trình học tập của các danh nhân, vĩ nhân nói chung và Lincoln nói riêng, có lẽ nhiều bạn trẻ phải suy nghĩ và hổ thẹn với việc học tập của bản thân, khi đã được trao quá nhiều cơ hội, quá nhiều điều kiện nhưng nó lại tỉ lệ nghịch với sự nỗ lực, cố gắng của cá nhân. Sau một quá trình dài nghiên cứu, tự học, cậu bé Lincoln ngày nào giờ đã trở thành một luật sư - một công việc danh giá tại nước Mỹ. Khi trở thành Luật sư, có cơ hội học tập, quan sát đa chiều hơn, thì Lincoln với trí tuệ nhạy bén của mình đã phát hiện ra sự bất hợp lý của luật lệ. Cụ thể, trong “Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ” có ghi rất rõ:”Mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hóa ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy. Hiến pháp cho phép sử dụng nô lệ! Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với “quyền tự do” mà bản tuyên ngôn đã nhắc đến. Từ đó, Lincoln có một sự thay đổi rất lớn trong tâm thức, chàng luật sư trẻ quyết định sẽ bảo vệ tầng lớp bị thống trị, tầng lớp nô lệ, nông dân bị chủ nô áp bức. Không chỉ dừng lại ở đó, hành động không đòi thù lao của người dân nghèo khiến cho đạo đức của Lincoln ngày càng được cảm phục. Với khát khao thay đổi hiến pháp, Lincoln biết rằng, chỉ làm luật sư là không đủ! Trong lịch sử các đời tổng thống Hoa kỳ, hiếm có ai phải trải qua nhiều thất bại trước khi đến thành công như Lincoln. -23 tuổi thất bại khi tranh cử nghị viện bang Illinois -29 tuổi thất bại khi tham gia bầu cử thống đốc bang -31 tuổi thất bại khi tranh cử thống đốc bang lần 2 -34 tuổi thất bại bầu cử nghị sĩ quốc hội -39 tuổi thất bại bầu cử nghị sĩ quốc hội khóa tiếp theo, 46 tuổi thất bại khi tranh cử vào thượng nghị viện -47 tuổi thất bại khi tranh cử phó Tổng thống -49 tuổi thất bại trong cuộc bầu cử thượng nghị viện lần 2 Có thể nói, Lincoln là một bậc thầy về trải nghiệm thất bại và sự kiên trì, nỗ lực. Trải qua nhiều nốt trầm trong cuộc đời, nhưng ông không cho phép mình nản chí, buông xuôi. Cuối cùng, vào năm 1860, Abraham Lincoln đắc cử Tổng thống Mỹ sau 8 lần thất bại liên tiếp! Rõ ràng, con đường thành công không bao giờ là con đường dễ đi. Abraham Lincoln đạt được thành công vì ông chưa bao giờ bỏ cuộc. Những thất bại, trở ngại đã hun đúc sự cứng cỏi và lòng quyết tâm sắt đá của chàng thanh niên nghèo. Đối mặt với những thức thách có thể làm nản lòng bất kì người nào nhưng Lincoln với nghị lực phi thường đã nỗ lực hết sức dù nhiều lần phải bắt đầu lại từ số không. Đó chính là bài học sâu sắc về sự kiên trì và quyết tâm dành cho mỗi cá nhân chúng ta. Abraham Lincoln được người dân nhớ đến như một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ với công lao to lớn trong việc xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng những người nông dân khỏi gông cùm của tầng lớp địa chủ. Quyết định này đã vướng phải sự chống đối kịch liệt của tầng lớp giàu có. Không chỉ dừng lại ở chỉ trích, miệt thị, Lincoln còn liên tục phải đối mặt với những bức thư nặc danh hăm dọa đến tính mạng của cá nhân và gia đình. Biết có thể chết bất cứ lúc nào nhưng ông vẫn vững vàng theo giữ quyết định của mình đó là nghị lực. Nhận rõ, phân biệt được quyết định đó sẽ mang lại lợi – hại, thiệt – hơn, đúng- sai cho đất nước đó chính là trí tuệ. Với việc xóa bỏ chế độ nô lệ, những người dân sẽ thoát khỏi cảnh cơ cực lầm than, để đi đến được quyết định này, đằng sau người đàn ông gầy gò cao lớn kia chắc chắn là một trái tim với đầy tình yêu thương dành cho mọi người. Ba gốc rễ nhân cách Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực của Lincoln còn thể hiện rất rõ nét khi ta đọc bức thư mà chính tay ông đã viết gửi thầy của con trai mình, trong đó có đoạn:”Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”. Những dòng thư đó chỉ có thể viết ra từ một nhân cách lớn, một con người tinh hoa. Sau 4 năm nội chiến, cuối cùng, chiến thắng đã thuộc về lẽ phải. Nước Mỹ kết thúc chế độ chiếm hữu nô lệ. Abraham Lincoln - người giải phóng vĩ đại hoàn thành được sứ mệnh cuộc đời. Đáng buồn thay, không lâu sau ngày chiến thắng, Lincoln bị ám sát khi đang đi xem kịch cùng vợ mình. Ông ra đi trong sự tiếc thương của vô vàn người dân nhưng cũng không thiếu những kẻ hả hê thỏa mãn. Ngay tại thời điểm đó, có rất nhiều người đã nghi ngờ, không tin tưởng về quyết định và con đường mà Lincoln đã chọn nhưng sau tất cả, lớp bụi thời gian không những không thể phủ mờ lên thành quả, tên tuổi của ông mà nó còn trở thành một minh chứng sắt đá cho việc chân lý sẽ mãi mãi là chân lý. Và Abraham Lincoln là một hiện thân của chân lý! 2.2 Louis Pasteur – Nhân loại nợ ông một lời cảm ơn Nếu có một bảng xếp hạng những phát minh quan trọng nhất thế giới, chắc chắn Vắc-xin chiếm vị trí đầu tiên. Chúng ta đã sử dụng Vắc-xin để phòng bệnh trong hàng thập kỷ qua nhưng có lẽ sẽ ít người biết đến cha đẻ của nó – nhà khoa học Louis Pasteur, vị ân nhân của nhân loại. Louis Pasteur xuất phát là một nhà hóa học, 25 tuổi ông đã cống hiến một công trình nghiên cứu quan trọng "chứng minh phân tử giống hệt nhau có thể tồn tại". Điều này đã giải được một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành sinh học hiện đại. Với lý thuyết mầm bệnh, đây lần đầu tiên thuốc khử trùng được nghiên cứu và sản xuất để chống lại những vi khuẩn điều mà trước nay y học chưa hề biết tới. Bản thân nhà khoa học đã mất đi ba con gái do bệnh tật. Nỗi đau gia đình cùng sự xót xa trước cái chết hàng triệu người, ông quyết định chuyển hẳn sang lĩnh vực nghiên cứu y khoa để tìm các phương pháp chữa bệnh truyền nhiễm. Cuộc chiến chống virus là một công việc không hề đơn giản. Muốn nghiên cứu bắt buộc phải sống chung với nó. Mà thời điểm đó thế giới chưa hề có vắc-xin. Làm nghiên cứu là đồng nghĩa đối diện với nguy hiểm và cái chết có thể ghé thăm ông bất cứ lúc nào. Tuy nhiên nhà khoa học đã làm việc miệt mài trong vòng ba năm để tìm ra liều vắc xin đầu tiên cho thế giới với căn bệnh tả gà. Và sau đó là hàng loạt các căn bệnh như: than, sốt, bệnh dại… Nhờ đó mà hàng triệu người trên thế giới được cứu sống mỗi năm. Như vậy ông là một nhà khoa học có trí tuệ khi phát minh ra những công trình ảnh hưởng to lớn đến nền y khoa và cả ngành hóa học. Đồng thời ở ông cũng thể hiện nghị lực hơn người khi dám đối diện với nguy hiểm để thực hiện những phát minh khoa học. Bên cạnh trí tuệ và ý chí hơn người đó, nhân loại cũng cảm phục ông bởi một nhân cách đạo đức lớn. Ông đã quyết định từ chối các lời đề nghị mua bản quyền để cho mỗi người dân trên khắp thế giới được sử dụng vắc-xin miễn phí hoặc chỉ cần phải chi trả một số tiền rất nhỏ để được tiếp cận phương pháp chữa trị này. Không vì lợi ích vật chất, không vì danh vọng, nhà khoa học đã để lại cho chúng ta một bài học lớn:”Mạng sống con người không thể mua bằng tiền, đạo đức giữa người với người mới là thứ đáng trân trọng!”. Từ nhân cách của nhà bác học Louis Pasteur ta thấy toát lên chất trí tuệ, đạo đức, nghị lực rất rõ. Nhờ có nền tảng tốt cùng với sự rèn luyện, miệt mài cống hiến cho khoa học mà ông đã trở thành người cả thế giới mang ơn và được xem là vị thánh trong ngành y. Nhân loại sẽ còn mãi ghi nhớ công ơn của nhà bác học đầy trí tuệ và nhân văn. 3. Vĩ nhân nước Việt Quay trở lại Việt Nam, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp câu chuyện của Lý Thường Kiệt và Phạm Ngũ Lão. 3.1 Lý Thường Kiệt – Bản lĩnh vị tướng dưới bốn triều vua Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, là một trong hai danh tướng vĩ đại nhất triều Lý. Từ nhỏ đã được rèn luyện văn võ, nghiên cứu binh pháp, lớn lên trở thành một chàng trai tráng kiện, văn võ song toàn. Vì là con dòng dõi nhà quan, tài năng lại nổi tiếng một vùng nên năm 18 tuổi, ông đã được cất nhắc làm một vị quan nhỏ về đội quân cưỡi ngựa. Thời điểm đó nước ta bị nhà Tống xem là nước chư hầu và lăm le để thôn tính. Vốn là người có chí hướng, muốn lập nghiệp lớn, muốn theo Vệ Thanh, Hoắc Khứ, lo đi xa vạn dặm để lập công, lấy được ấn phong hầu (Trích bia Nhữ Bá Sĩ). Ông ngày đêm suy nghĩ cách ra làm một vị quan triều đình, để được gần vua. Năm 22 tuổi ông thực hiện một quyết định táo bạo “tịnh thân, trở thành quan hoạn để phục vụ vua”. Đây là một trong những cách ứng tuyển độc đáo nhất và cũng đầy nghị lực. Ở trong cung ba năm, tỏ ra vượt trội ở nhiều lĩnh vực như: Bình văn, thi võ, bày binh bố trận,…vượt xa các quan trong triều. Ông chính thức được bổ nhiệm làm quan triều đình. Năm 32 tuổi thì ông trở thành quan lớn nhất "dưới một người trên vạn người". Với trí-dũng kiệt xuất, vua Lý Nhân Tông giao toàn quân và đặt tên cho Ngô Tuấn là Lý Thường Kiệt. Lý – tức mang họ vua, Thường là thường hằng, Kiệt là xuất sắc. Ông mong muốn tài năng của Lý Thường Kiệt sẽ được duy trì bền bỉ, thường hằng giúp dân, giúp nước. Quả đúng như vậy, khi Lý Thường Kiệt làm tướng, vận mệnh mới của Đại Việt đã được mở ra. Đại Việt trở thành một cái tên mà các nước lân cận đều phải kiêng nể, ngay cả Đại Tống. Hai trận đánh nổi tiếng nhất của ông là trận đem quân đi đánh Ung Châu và trận trên sông Như Nguyệt. Trận Ung Châu được xem là lần đầu tiên trong lịch sử một nước bé dám dằn mặt thiên triều, nó là một cú tát danh dự vào uy thế của nhà Tống thời điểm đó. Thời đó, nhà Tống vốn lăm le xâm lược nước ta muốn biến Đại Việt thành một quận trực thuộc Tống. Khi biết tin giặc chuẩn bị sang xâm lăng, Lý Thường Kiệt đã chủ động tập hợp binh lính kéo quân sang thành Ung Châu trước, đánh cho quân giác tan tác đội hình. Chỉ trong vòng 40 ngày ông đã san phẳng thành Ung Châu và các thành lân cận, khiến Đại Tống trở tay không kịp. 3 năm sau, vua Tống cho quân sang trả mối nhục thù. Ông một lần nữa dùng mưu lược và trí tuệ hơn người để tái hiện lại trận Bạch Đằng Giang năm xưa. Trước cuộc chiến, ông cho đọc một bài thơ. Bài thơ này khiến quân địch khiếp đảm, còn khí thế quân dân Đại Việt ta thì dâng lên ngùn ngụt. Bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” khuấy động lòng trời, lòng dân: Nam quốc sơn hà nam đế cư Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư Trận chiến Như Nguyệt đánh dấu một cái kết thảm bại của vua quan nhà Tống. Nhà Tống buộc phải công nhận Đại Việt là một nước độc lập. Từ đó khi nghe danh nước Nam thì không bao dám đưa quân sang đánh Đại Việt. Nhờ một nhân vật kiệt xuất như thái úy Lý Thường Kiệt mà triều Lý được hưởng thái bình và 4 đời vua nhờ cậy. Nhà Lý tồn tại 216 năm và là một trong những triều đại thịnh vượng và lâu bền nhất của Việt Nam. 3.2 Vị danh tướng Phạm Ngũ Lão Tại đất nước ta, có một vị tướng xuất chúng với cuộc đời, cách sống phi thường của mình đã để lại nhiều bài học đáng suy ngẫm cho chúng ta. Vị danh tướng đó chính là Phạm Ngũ Lão. Chàng thanh niên năm đó tròn 17 tuổi, văn võ song toàn với những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ khao khát được cống hiến cho đất nước nhưng chưa có cơ hội. Khi nghe tin giặc Nguyên Mông đang lăm le xâm lược nước nhà, Phạm Ngũ Lão quyết tâm làm tướng để có thể cầm quân ra trận bảo vệ đất nước. Một khát khao to lớn và chân chính, khát khao này xuất phát từ đâu nếu không phải từ một trái tim với tình yêu quê hương lớn lao. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng để được làm tướng cầm binh ra trận là điều không dễ, sẽ cần có thời gian, nhiều công đoạn. Với trí thông minh sẵn có, Phạm Ngũ Lão đã quyết định hành động đầy táo bạo mà từ cổ chí kim xưa nay chưa có tiền lệ đó là chặn đường Đại tướng quân của Đại Việt – Trần Hưng Đạo. Khi đoàn quân di chuyển, toán lính thấy có một người ngồi nhởn nhơ đan sọt giữa đường, mắng chửi không đi, đuổi không đi. Bất chợt, có một tên lính cầm giáo đâm xuyên qua đùi của người to gan này. Những tưởng người đó sẽ đau đớn la hét, nhưng không, kinh ngạc thay, người đàn ông đó vẫn thản nhiên ngồi đan sọt. Một bản lĩnh phi thường tỏa ra khiến đám lính hoảng loạn, nhốn nháo. Và cuối cùng, Phạm Ngũ Lão đã có được điều mình mong muốn, đó là diện kiến Trần Hưng Đạo. Sau khi đã bày tỏ ước mơ, hoài bão của bản thân.Trần Hưng Đạo ra điều kiện cho Phạm Ngũ Lão phải vượt qua kì thi ở kinh thành thì sẽ cho cơ hội. Không phụ lòng mong đợi, với trí tuệ hơn người, Phạm Ngũ Lão đã giành thứ hạng cao nhất trong kì thi năm đó. Được rèn luyện dưới trướng Hưng Đạo Đại Vương, Phạm Ngũ Lão nhanh chóng trở thành một vị tướng tài năng kiệt xuất. Ông là một người rất đặc biệt, trong hai lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Trong lần thứ 2 và thứ 3, ông luôn xuất hiện ở những trận quyết chiến quan trọng nhất, và một khi đã đánh thì chỉ có thắng, không biết thua là gì. Không những là một vị tướng uy dũng trên chiến trường, Phạm Ngũ Lão còn là một người tận trung với quốc gia, có lẽ chính vì vậy mà thời bình, ông chính là chỉ huy của Quân Cấm Vệ, đội quân quan trọng nhất, tinh nhuệ nhất bảo vệ, theo sát nhà vua. Là một vị tướng thông minh, dũng mãnh đầy can trường trên chiến trận, Phạm Ngũ Lão còn là một con người với đạo đức lớn lao. Ông là một vị tướng rất đặc biệt, khi có bổng lộc thì không nghĩ đến bản thân mà đem chia cho những người dân nghèo trên đường phố, một vị tướng luôn đặt việc của dân, việc của nước lên trên việc cá nhân, một vị tướng vị tha lớn hơn vị kỷ. Có lẽ, chính vì lý do này mà Trần Hưng Đạo thậm chí đã vượt qua luật lệ của hoàng gia để gả con gái của mình cho Phạm Ngũ Lão. Đương thời, danh tiếng của ông chỉ xếp sau Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn. Sau khi tìm hiểu về phẩm chất 3 gốc thông qua cuộc đời các Vĩ nhân, bên trong bạn có gợi lên cảm xúc nào hay không? Vĩ nhân chính là những tấm gương, là thần tượng để mỗi chúng ta noi theo. Chỉ cần mỗi ngày học hỏi được 1% những đức tính tốt của vĩ nhân, thì bạn cũng đang tiến dần trên hành trình trở thành những con người phi thường, với mục đích sống cao cả có ý nghĩa cho đời. Nội dung: Khánh Vi Biên tập: Nhàn Lý Hình ảnh: Ý Nhi Nguồn tham khảo: -TS. Vương Tấn Việt. Những đặc điểm chung của danh nhân qua các thời đại. thientonphatquang.com 03/2023 -Sách Chánh Kiến

  • Nghị lực là sức mạnh trong Tâm. Khó khăn là thức ăn của Nghị lực

    Trong những bài trước, bạn được tìm hiểu về 3 Gốc bao gồm Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực. Đạo đức là tình yêu thương để kết nối, Trí tuệ là ánh sáng để dẫn đường, còn Nghị Lực là ý chí hành động. Trên đoạn đường đi có những lúc khó khăn, thử thách. Yếu tố Nghị lực giúp bạn vượt qua những cảm giác chán chường, mệt mỏi để hành động. Hành động một cách bền bỉ, triệt để, vượt nghịch cảnh để tạo ra kết quả. Nghị lực là sức mạnh của tâm. Vậy làm sao để rèn luyện Nghị lực? Các yếu tố nào giúp hình thành Nghị Lực. Bài viết dưới đây cùng tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này nhé. MỤC LỤC: 1. Lối sống hưởng thụ làm mất dần Nghị lực 2. Nghị lực giúp bạn từ gà công nghiệp thành đại bàng 3. Các yếu tố hình thành nên phẩm chất Nghị lực 3.1 Nghị lực dưới góc nhìn đời sống 3.2 Nghị lực dưới góc nhìn bát chánh đạo 4. Phương pháp rèn Nghị lực 4.1 Rèn Nghị lực trên thân 4.2 Rèn Nghị lực trong tâm 5. Rèn Nghị lực bằng việc đọc sách *** 1. Lối sống hưởng thụ làm mất dần Nghị Lực “Lối sống hưởng thụ ngày nay làm mất dần Nghị Lực”, bạn nghĩ sao về câu nói này? Liệu khẳng định này có đang quy chụp, đang bóp méo đi thực trạng cuộc sống hiện nay - cuộc sống đầy đủ tiện nghi khi mà cần là có, muốn là được một cách dễ dàng. Nếu đứng ở góc nhìn đời sống, bạn sẽ thấy lối sống chi tiêu, hưởng thụ những điều kiện tốt sẽ thúc đẩy con người phát triển. Bởi nếu muốn có nhiều hơn, chúng ta phải nỗ lực làm việc nhiều hơn. Vậy thì với nỗ lực để cuộc sống đủ đầy hơn cũng có thể xem là Nghị lực chứ? Thật ra nó đúng, nhưng chưa đủ. Nếu nhìn sâu hơn vào bên trong, bạn sẽ thấy để tận hưởng lối sống hưởng thụ bên ngoài như hiện nay, chúng ta tập trung nhiều vào kiến thức, kỹ năng. Đây là ngoại lực bên ngoài. Điều này vô hình trung làm thiên lệch việc phát triển ý chí, Nghị lực bên trong. Đó chính là sức mạnh nội tâm. Sự phát triển thiên lệch này đã gây ra nhiều thực trạng như hiện nay. Nếu chịu quan sát tường tận, bạn sẽ thấy Gen Z, sắp tới là Alpha (Theo báo Dân Trí 2021) đang mất dần đi kết nối với cuộc sống. Các bạn trẻ thường xuyên để cơ thể của mình yếu đuối, mệt mỏi, làm việc quá sức, thiếu ngủ…Để rồi khi có bất như ý trong công việc, bạn dễ bị áp lực dẫn đến cảm thấy chán nản, muốn bỏ việc. Hay như nếp văn hoá mới là thông tin, kiến thức tràn lan, thiếu kiểm chứng dễ dàng được truy cập bằng bất cứ phương tiện nào. Điều này làm chúng ta chông chênh, mất định hướng khi có quá nhiều lời khuyên, quá nhiều hướng đi cho tuổi trẻ. Hay như cơn đại dịch Covid ập đến vào năm 2020 đã đảo lộn tất cả, nó sinh ra một thế hệ mất mát (Theo báo Tuổi trẻ 2021) về ý nghĩa sống, tiền bạc, công việc, gia đình…Đó là thế hệ với ước mơ, hoài bão lớn cho sự nghiệp, cho cuộc sống, bỗng nhiên trắng tay vì cơn khủng hoảng của dịch bệnh. Đến lúc này, chúng ta thấy rõ được ý chí, Nghị lực mạnh mẽ bên trong mới phát huy tác dụng. Ước gì mình vun bồi sớm hơn để có thể dễ dàng vượt qua được bất như ý của cuộc sống. Để trong biến động cuộc sống, mình biết đâu là lối ra, biết đâu là điểm tựa cho cuộc đời. 2. Nghị lực giúp bạn từ gà công nghiệp thành đại bàng Cuộc đời là một quá trình leo núi. Bạn là người bỏ cuộc, người dựng trại hay người đang luôn trên đường chinh phục đỉnh núi? -Trích AQ, Chỉ Số Vượt Khó – Biến khó khăn thành cơ hội - Tiến sĩ Paul Stoltz. Vậy bạn đang là loại người nào? Người bỏ cuộc, người dựng trại hay người leo núi? Người bỏ cuộc là người ngay từ ban đầu đã từ chối đặt chân đến đỉnh núi. Họ chấp nhận cuộc sống đang có, họ thích an toàn nên sẽ trốn tránh, từ bỏ mối nguy hiểm. Người dựng trại là người đã từng leo núi. Họ tìm thấy một nơi cao ổn định, sau đó dựng lều cắm trại và làm ấm cúng nơi đó. Họ từ bỏ việc chinh phục những đỉnh núi khác để mong có thể sống thoải mái ở nơi đang có đến trọn đời. Còn người leo núi xem việc leo núi là hành trình dài lâu trong đời. Bất kể là thuận lợi, rủi ro, hay may mắn, họ luôn tiến về phía trước. Bất kể là tuổi tác, bệnh tật đều không chùn bước. Trong khoá học Dạy con 3 Gốc của cộng đồng BKE, Thầy Trần Việt Quân cũng ví dụ hình ảnh chúng ta giống như chú gà và đại bàng. Bạn muốn trở thành ai? Là một chú gà công nghiệp được nuôi nấng, chăm sóc cẩn thận trong chuồng, được an toàn, được cho ăn đúng giờ, được nuông chiều, nhưng đổi lại tính tự lập của bạn sẽ kém. Hay bạn sẽ bước ra khỏi chuồng gà để tự đi kiếm ăn trở thành gà đi bộ. Bạn sẽ kiếm ăn loanh quanh ở trong sân, rồi đến chiều tối bạn chui trở lại vào chuồng như gà công nghiệp. Bạn thoát khỏi cái lồng an toàn một chút nên tính độc lập, tự chủ chưa quá mạnh. Hay bạn quyết tâm thoát ra khỏi vùng an toàn, bạn đi xa khỏi khoảng sân, đi sâu nữa để mình trở thành gà rừng. Lúc này bạn hoàn toàn độc lập, tự chủ trong học tập, làm việc, kiếm sống. Khi gặp khó khăn bạn sẽ biết cách đương đầu.Tuy nhiên, với những khó khăn quá lớn bạn thường có xu hướng tránh né. Cuối cùng, bạn có muốn trở thành phiên bản đại bàng không? Đại bàng có tố chất thủ lĩnh, thích bay cao và bay xa. Đặc tính của đại bàng chỉ ưa thích hành động khi có gió lớn, giông bão. Đại bàng thích lãnh đạo và dẫn dắt người khác. Trên đây là hình ảnh ẩn dụ cho chặng đường rèn luyện Nghị lực của mỗi người. Bạn có thể tùy chọn lộ trình phù hợp với bản thân. Bạn có thể một bước tiến tới hình ảnh tuyệt đối là người người leo núi, hay đại bàng. Bạn cũng có thể chọn bước đi an toàn hơn tiến dần từ người bỏ cuộc lên người dựng trại, hoặc từ gà công nghiệp lên gà thả vườn. Dù chọn theo lộ trình nào thì để đạt được kết quả, bạn cần hiểu rõ phẩm chất Nghị lực cụ thể là gì? Do đó phần bên dưới sẽ phân tích, mổ xẻ sâu hơn các yếu tố hình thành nên phẩm chất Nghị lực, bạn xem tiếp nhé! 3. Các yếu tố hình thành nên phẩm chất Nghị lực Để phân tích các yếu tố hình thành nên phẩm chất Nghị lực ở mỗi người, chúng ta sẽ phân tích dựa trên 2 góc nhìn: đời sống và phật học (Bát chánh đạo). Hai góc nhìn này nếu để ý bạn sẽ thấy. Nghị lực được hình thành từ thô đến vi tế, từ việc rèn luyện cho mình ở bên ngoài đến đi sâu vào tâm thức bên trong. Do vậy, khi hiểu rõ 2 góc nhìn này, bạn sẽ biết cách linh hoạt để ứng dụng việc rèn luyện phù hợp với từng đối tượng, có thể là cho trẻ em, người trưởng thành, người trung niên…và với từng tình huống như trong công việc, trong gia đình, trong kinh doanh, trong kết nối xã hội… 3.1 Nghị lực dưới góc nhìn đời sống Trong các khoá học tại BKE, thầy Trần Việt Quân đã phân tích gốc rễ Nghị lực dưới góc nhìn đời sống gồm 3 thành tố: Dũng - Nhẫn - Tĩnh. Dũng là dám đối mặt với khó khổ, nỗi sợ. Nhẫn là tiếp tục nỗ lực và không bỏ cuộc giữa chừng dù trong hoàn cảnh gian khó. Tĩnh là giữ vững tinh thần điềm tĩnh trước thất bại, khổ đau trong quá trình nỗ lực, hoặc là bản lĩnh chống lại sự hưởng thụ khi thành công đến. -Trần Việt Quân Ví dụ trong một dự án, ở giai đoạn đầu Dũng sẽ đóng vai trò ra quyết định là có dám làm việc khó hay không. Để bền bỉ làm đến cùng cho đến khi ra kết quả thì Nhẫn sẽ đảm nhiệm. Và Tĩnh là năng lực tĩnh lặng, sự bình an, bình tĩnh trong quá trình làm việc, trong cuộc sống. Theo trải nghiệm cá nhân, thầy chia sẻ: “Rèn Nghị lực đầu tiên nên có chữ Dũng và Nhẫn, còn chữ Tĩnh là phải bước vào quá trình tu tập mới có thể vun bồi”. Do vậy, bạn có thể chọn cho mình những trải nghiệm ngay trong cuộc sống hằng ngày để vun bồi Dũng và Nhẫn. 3.2 Nghị lực dưới góc nhìn bát chánh đạo Theo Bát Chánh Đạo, Nghị lực sẽ được phân tích dưới 3 yếu tố gồm: Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Chánh tinh tấn là cần mẫn và nỗ lực chân chính. Chánh niệm là ý thức chân chính và Chánh định là thiền định chân chính. -Trích “Đạo Phật áp dụng vào đời sống hằng ngày” - Thích Nhất Hạnh và Thích Huyền Quang Giải thích cụ thể hơn, thì: - Chánh tinh tấn là nỗ lực chân chính, sự cố gắng không ngừng nghỉ trên lĩnh vực tu tập. Nỗ lực của chúng ta phải dựa trên chánh kiến (cái thấy đúng) và chánh nghiệp (nghề nghiệp chân chính). Có nghĩa là nỗ lực, cố gắng của chúng ta không nên dựa trên sự hám danh lợi, tham lam, hay căm thù. Bởi vì những nỗ lực này sẽ mang đến khổ đau cho bản thân và cho người khác. - Chánh niệm là sự nhớ nghĩ chân chính, là phương pháp tu tập màu nhiệm. Người Phật tử chân chính là người biết sống thường xuyên trong chánh niệm. Nghĩa là sống có ý thức, biết mình đang làm gì, nghĩ gì, nói gì và do đó có thể soi sáng mọi tư tưởng, ngôn ngữ và hành động mình ngay trong hiện tại thuận theo luật nhân quả. - Chánh định là phương pháp thiền định chân chính. Thiền định là sự tập trung tâm ý để đạt tới cái thấy chân chính. Định ở đây không có nghĩa là tư duy hay suy tưởng mà là những phương pháp tập trung tâm ý và thiền quán để phát khởi trí tuệ. Trong khóa học Chánh Kiến 2, thầy Trần Việt Quân cũng chia sẻ 3 nhân tố này như sau: "Chánh tinh tấn là nỗ lực một cách bền bỉ, dũng cảm để ngăn những điều ác và làm những điều thiện từ trong tâm. Để duy trì được chánh tinh tấn thì phải quay vào bên trong để chánh niệm và chánh định để luyện tâm, để lôi hết tâm vi tế bên trong để thấy cái nào xấu ác thì đem bỏ, những điều thiện thì giữ lại phát huy. Ngược lại nếu có tinh tấn giúp chống lưng cho tâm quan sát là chánh niệm, Đó là âm thầm quan sát mọi sự vật, hiện tượng xảy ra bản thân mình (Thân-Thọ-Tâm-Pháp). Ngồi tập trung làm việc gì đó một cách nhất tâm tại một điểm (tập trung đầu mũi, bụng phồng xẹp) thì là chánh định. Nhờ có chánh tinh tấn mà chúng ta mới nỗ lực để ngồi im định trong một khoảng thời gian". Cả 3 nhân tố này phối hợp, hỗ trợ qua lại với nhau, tổng hoà thành yếu tố Nghị lực. Nếu thiếu một yếu tố thì sức bền của nội tâm cũng không mạnh mẽ. >>> Đọc thêm: Bát chánh đạo 4. Phương pháp rèn Nghị lực Như phân tích ở trên, để rèn Nghị lực trong đời sống cũng như trong việc tu tập không phải là chuyện dễ dàng. Nghị lực chỉ tăng trưởng trong môi trường có nhiều thử thách. Điều kiện khó khăn mới giúp con người khai phá hết tài năng, trí tuệ và sức chịu đựng của mình. Cho nên phương pháp để rèn Nghị lực hiệu quả nhất là tạo ra môi trường khổ đế, giảm các điều kiện sung sướng, thuận lợi. Công thức chung để tăng trưởng Nghị lực như sau: Nâng dần độ khó: A=A+1 Áp suất: A=A+10 Bất cứ đối tượng nào, trong tình huống nào, bạn đều có thể áp dụng công thức như ở trên. Dưới đây xin chia sẻ một số phương pháp rèn nghị lực, bạn đọc chỉ nên tham khảo, sau đó tự linh hoạt lên lộ trình rèn nghị lực phù hợp với bản thân và cho người thân của mình. 4.1 Rèn nghị lực trên thân Bước đầu tiên là rèn nghị lực trên thân, đó là thể lực. Rèn thân là việc dễ làm nhất mà ai cũng có thể bắt đầu được. Thân khỏe sẽ giúp bạn tiến sâu hơn vào rèn tâm ở những bước sau. Nếu bạn là những người ưa thích mạo hiểm và muốn rèn luyện nhẫn nại và tinh thần kỷ luật thép thì các lớp tập võ, các trò chơi quân đội Westpoint là điều không thể bỏ qua. Bạn có thể chọn các môn võ như Aikido, Vovinam, Vịnh Xuân Quyền,... Nếu bạn là người ưa thích trải nghiệm, bạn có thể tham gia nhiều hoạt động và trải nghiệm mới để tăng khả năng linh hoạt, thích ứng cho cơ thể và tâm lý của bạn: đạp xe 100km, đi bộ và cắm trại qua đêm, đi phượt không đem theo tiền,... Rèn thân cũng là tập cách sống đơn giản, biết đủ. Sống đơn giản đòi hỏi bạn phải bỏ bớt những món đồ không quan trọng để không gian sống của bạn gọn gàng hơn, giảm bớt tiêu dùng. Nhờ đó, bạn tập trung thời gian cho những việc quan trọng hơn. Thời gian là vô giá, nếu sống đơn giản bạn sẽ có đủ năng lượng để nuôi dưỡng tâm hồn mình. Lúc ấy bạn sẽ có đủ không gian trong tâm trí để tư duy những việc ý nghĩa hơn. 4.2 Rèn nghị lực trong tâm Khi bạn có sức khoẻ, thể lực bền bỉ thì việc luyện tâm sẽ hiệu quả hơn. Bạn sẽ đủ dũng cảm để thử sức mình với một số phương pháp như sau: Chọn việc khó để vượt qua: Những công việc quen làm, thích làm và dễ làm sẽ khiến bạn trở nên ù lì, lười vận động và lão hóa não sớm. Hãy đặt mình vào những công việc khó mới. Nếu bạn quen làm việc sáng tạo, hãy thử làm việc có hệ thống; nếu bạn thích làm việc văn phòng, hãy thử vào bếp nội trợ; nếu bạn đã quen thiết kế, hãy thử viết và hát xem sao? Nâng dần độ khó: A=A+1. Dám làm việc khó và nâng dần độ khó từng cấp độ theo thời gian là cách giúp chúng ta khám phá tiềm năng bên trong của mình một cách không áp lực. Chỉ cần cố gắng tốt hơn 1% mỗi ngày thì sau 1 năm bạn đã tốt hơn chính mình 38 lần. Đọc sách mỗi ngày, thiền hành 20 phút mỗi tối, viết lách 10 phút mỗi sáng, đi bộ mỗi buổi chiều,.. Chỉ sau 1 năm, bạn sẽ ngạc nhiên vì sự “lột xác” ngoạn mục của chính mình đấy. Cho vào “lò áp suất”: Hãy lựa chọn ra một vấn đề bạn muốn giải quyết, một kỹ năng bạn muốn rèn luyện - là những điều bạn hay hứa hẹn sẽ làm nhưng chưa làm. Bạn đã nỗ lực tốt hơn 1% mỗi ngày, bạn đã có thói quen tăng nghị lực mỗi ngày. Vậy hãy chọn một khoảng thời gian nào đó cho mình vượt ra khỏi vùng an toàn nhanh hơn bằng cách áp suất. Hãy mạnh dạn dành một khoảng thời gian cố định, liên tục chỉ tập trung vào một việc đó để hoàn thành dứt điểm những điều này. Chánh niệm (Mindfulness) giúp rèn luyện sự điềm tĩnh, an nhiên trước 8 ngọn gió đời: thành công - thất bại, khen - chê, sướng - khổ, vinh - nhục, được - mất, ta cần thực hành chánh niệm. Chúng ta có thể bắt đầu bằng những bài tập đơn giản như theo dõi hơi thở; tập trung tâm ý vào những hoạt động hàng ngày khi đi, đứng, nằm, ngồi; nghe chuông chánh niệm… Kiên trì thực hiện một thời gian dài, tự nhiên, năng lực quan sát tâm của chúng ta sẽ được phát triển. 5. Rèn Nghị lực bằng việc đọc sách Đây là câu chuyện được sưu tầm trên trang Quora, lời chia sẻ của Theo Abhimanyu Sood (Quora) về việc thực hành rèn Nghị lực cho mình, trong việc đọc sách. Mời bạn tham khảo. “LÀM SAO ĐỂ ĐỌC ĐƯỢC NHỮNG CUỐN SÁCH KHÓ VÀ NGOÀI TẦM? Tôi sẽ chỉ cho bạn một bí thuật mà tôi đã luyện được lúc còn nhỏ, khi phải ở một mình trong phòng với cuốn Kiêu hãnh và Định kiến cũ - một cuốn dày với đứa trẻ 12 tuổi khi đó. Nó đã giúp tôi không chỉ đọc xong hàng trăm cuốn sách khó nhằn mà còn giúp rèn thói quen đọc sách chăm chỉ kể từ đó. Đây là những gì bạn cần làm nếu theo cách của tôi. Hãy chọn bất cứ cuốn sách nào bạn muốn đọc nhưng khó hợp - và đọc 1 trang ngay hôm nay. Một trang thôi. Đó là tất cả những gì bạn phải làm. Nghe có vẻ không có gì khó khăn nhỉ? Và tiếp tục, ngày mai hãy lấy cuốn sách ấy ra và đọc thêm 1 trang nữa. Vẫn là chỉ một trang thôi. Và đây là điều quan trọng - bạn không được đọc thêm, cho dù bạn muốn làm điều đó đến mức nào, bạn cũng phải chống lại cám dỗ đó. Bằng bất cứ giá nào. Trong 5 ngày tiếp theo hãy làm điều tương tự. Đọc 1 trang và chỉ 1 trang mỗi ngày. Vậy là qua tuần đầu, bạn đã đọc được 7 trang. Nghe có vẻ không phải thành tựu gì đáng kể lắm? Nhưng bạn biết không, từng bước nhỏ sẽ làm nên một hành trình dài. Trong tuần thứ hai, hãy đọc hai trang mỗi ngày. 2 trang - thế thôi - và bạn không được đọc thêm, cho dù câu chuyện bắt đầu thú vị hấp dẫn bạn đến đâu. Sang tuần thứ 3, bạn nâng cấp mức độ lên, mỗi ngày 3 trang. Bạn đã hiểu cách của tôi rồi chứ? Mỗi tuần mới, bạn hãy tăng mục tiêu đọc hàng ngày lên 1 trang. Và nếu bạn tiếp tục duy trì thói quen này thì đến tuần thứ 52, bạn sẽ đọc được 52 trang sách/mỗi ngày. Nghe có vẻ nhiều đấy, nhưng để có được thói quen đó, bạn đã rèn luyện suốt 1 năm. Chúng ta thử làm nhẩm tính: Tuần đầu tiên - 7 x 1 trang Tuần thứ hai - 7 x 2 trang … Tuần thứ 52 - 7 x 52 trang Tổng cộng bạn đọc được 9646 trang. Với trung bình mỗi cuốn sách 300 trang, bạn đã đọc 32 cuốn sách trong 1 năm. Nhiều hơn hầu hết số sách mà một người đọc trong đời họ. Ngoài ra, bạn cũng đã tạo được thói quen đọc sách suốt đời. Không quá khó để bắt đầu đọc chỉ với 1 trang sách nhỉ?”. Lời cuối cùng muốn gửi đến độc giả. Rèn Nghị lực là một chi phần quan trọng trong 3 Gốc. Nó không phải là một kỹ năng có thể học được trong thời gian ngắn, nó là phẩm chất mà phải dành cả cuộc đời để rèn luyện. Đây là chặng hành trình dài đầy thử thách nhưng xứng đáng để theo đuổi. Cùng với Nghị lực, chúng ta cũng đừng quên rèn Đạo Đức và Trí Tuệ nhé. Đây là 3 nhân tố quan trọng giúp làm mạnh mẽ nội tâm từ sâu bên trong. Nếu bài viết này mang lại nhiều giá trị, hãy bình luận cảm nhận bên dưới, hãy chia sẻ để nhiều người nhận được giá trị nhé! *** Nội dung: Khánh Vi - Admin Trang Học Tập 3 Gốc Biên tập: Nhàn Lý, Liên Thanh Hình ảnh: Ý Nhi Nguồn tham khảo: -Khóa học Dạy Con 3 Gốc -Khóa học Chánh Kiến 2 -TS.Paul Stoltz. AQ, Chỉ Số Vượt Khó – Biến khó khăn thành cơ hội. NXB Công Thương -Thích Nhất Hạnh và Thích Huyền Quang. Đạo Phật áp dụng vào đời sống hằng ngày. NXB Hồng Đức -Phương Thảo. Gen Z: Tỉ lệ rối loạn tâm lý stress, trầm cảm... ngày càng tăng. Báo Dân Trí 11/2021 -Khánh Ngọc (Theo Straitstimes). Thế hệ mất mát ở Châu Á. Báo VNExpress 02/2021 >>>Xem thêm “Hành trình chuyển hoá - Anh Tuấn Đặng”

  • Từ thiện từ tâm, người người tâm phục

    Nếu bạn nhiệt huyết với công việc thiện nguyện nhưng băn khoăn vì cảm thấy cuộc sống chưa cân bằng; nếu bạn muốn cho đi nhưng còn phiền não vì duyên không thuận; bạn muốn giúp người nhưng lại đối diện với nhiều mâu thuẫn…Bạn đang chưa biết làm sao để trọn vẹn từ thiện từ tâm? Trước tiên, hãy chậm lại một nhịp đọc bài viết này; lắng tâm vài giây để tự thu xếp cho chính mình trước khi giúp đời, giúp người nhé Mục lục 1. Từ thiện trọng hành vi - vì mình hay vì người? 2. Từ thiện từ tâm - nâng tầm tâm thức 3. Lời nhắn gửi *** Từ thiện trọng hành vi - vì người hay vì mình? Từ thiện là một hành động cao đẹp luôn được mọi người tôn vinh, ca ngợi. Tuy nhiên 1-2 năm gần đây, có một nghệ sĩ thường xuyên bị cộng đồng dùng lời thiếu ái ngữ khi giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi. Họ đặt ra câu hỏi: Một người cha chối bỏ con ruột liệu có thể đồng cảm với những đứa trẻ thiếu hơi ấm mẹ cha? Sự tử tế ấy đáng trân trọng nhưng vẫn khiến nhiều người băn khoăn: Hành vi ấy là để đánh bóng tên tuổi, để được ghi nhận, để được tung hô, vì mình là trước hết? Đã từng có những bạn trẻ không tránh khỏi phán xét khi nhiệt huyết đi thiện nguyện nhưng bỏ lại đằng sau mình là ba mẹ già ở quê cùng rất nhiều công việc nặng nhọc cần đỡ đần. Cùng có bạn bị người thân phản đối vì cảm thấy chuyện giúp người là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, vì rộng rãi với người ngoài nhưng lại hẹp hòi với người nhà. Lại cũng có người vì lý tưởng sống cho đi mà bỏ bê công việc, ảnh hưởng đến đồng chí - đồng đội - đồng nghiệp, ở một góc nào đó trở thành người thiếu trách nhiệm. Giúp đỡ một người nhưng lại để người khác bận tâm, phiền não về mình, có thật sự là thiện tối thượng? Đánh đổi sự an yên của một người để lấy niềm vui của người khác, liệu đã hài hòa? Giúp người thật tốt nhưng dường như khi chúng ta chưa thể chu toàn “hậu phương”, chưa thể sắp xếp mọi thứ thuận nhân duyên, ta thật khó để hạnh phúc, thậm chí tự mang về cho mình mâu thuẫn khó hóa giải. Cứ duy trì như vậy, liệu ta đã làm tròn 2 chữ “từ thiện”? Cứ nhân bản như vậy, liệu tâm ta có trong lành và an yên? Làm việc thiện đã khó, làm việc thiện từ tâm lại càng khó hơn. Từ thiện từ tâm - nâng tầm tâm thức Từ thiện nên tùy nhân duyên - điều đó không có nghĩa nếu người thân tâm chưa thiện thì mình cũng “cuốn theo chiều gió”. Nếu ai cũng vướng phải phản đối từ xung quanh, ai cũng lao vào công việc, ai cũng lo vun vén bản thân mình, vậy còn đâu câu chuyện ý nghĩa “người đi giúp người”? Chúng ta không phủ nhận từ thiện, thậm chí tôn vinh hết lời nhưng quan trọng đó là thiện nguyện từ tâm. Để giúp người, trước tiên phải tự do và tự lo, hoàn thành mọi trách nhiệm và căn cứ vào nguồn lực bản thân. Chẳng hạn mình thích đi từ thiện nhưng bố mẹ không ủng hộ, thấy việc đó là không cần thiết, rằng bản thân còn nhiều thứ cần thực hiện hơn (lập gia đình, sinh con, thăng chức…). Nếu ta cố chấp với tâm nguyện riêng của mình, liệu ta có thể vui vẻ bên những lời càm ràm? Lúc này, cần cho bố mẹ thấy sự trưởng thành của mình (để bố mẹ không phải lo lắng, bận tâm), giúp bố mẹ hiểu việc làm của mình ý nghĩa (cho đi là còn mãi). Mình không chỉ chuyển hóa chính mình mà còn lan tỏa điều tử tế, giúp người thân đổi thay theo hướng thiện - đó cũng là làm một việc thiện. Thiện nguyện từ tâm là làm không phải để được ghi nhận, làm không phải chỉ để thỏa khao khát trải nghiệm, làm không phải chạy theo phong trào mà xuất phát từ con tim, từ tâm nguyện giúp mình chuyển hóa tâm từ - giúp người phát triển tâm thiện. Nghĩa là không chỉ những người khó khăn, mảnh đời bất hạnh cần sẻ chia mà tất cả mọi người (cả những người giàu) đều cần giúp đỡ. Sự cho đi đó không phải lúc nào cũng là của cải, vật chất mà còn là giúp phát triển tâm thức, trao đi những nhận thức đúng đắn. Cốt lõi của thiện nguyện từ tâm là làm gì, ở đâu, lúc nào ta cũng nghĩ đến điều thiện. Ở gần mẹ cha thì giúp mẹ cha, đi xa thì giúp đồng bào. Thấy người khó khăn, mình có điều kiện thì đến tận nơi giúp (giúp sức, giúp của); không đến được thì ủng hộ tài vật (có nhiều cho nhiều, có ít cho ít); chưa có tài vật thì dùng câu tác ý, dùng lời cầu nguyện….Làm tùy duyên thì lúc nào cũng có thể thực hiện, rải tâm từ đều đặn, tâm thiện phát triển thường xuyên. Suy cho cùng, từ thiện không chỉ là đưa tay giúp cuộc sống bên ngoài hướng đến điều hay mà bên trong tâm lúc nào cũng là ý đẹp. Tâm là gốc, gốc vững thì biểu hiện bên ngoài lúc nào cũng tròn đầy. Dù có bất như ý xảy đến thì lòng cũng buông xả nhẹ nhàng. Khi làm từ thiện với tâm thế vừa duyên bên ngoài - thuận nhân bên trong, hành động của ta há chẳng khiến người người tâm phục? Lời nhắn gửi Ngày hôm nay dù bạn là ai, ở đâu, làm gì, bạn hoàn toàn có thể thiện nguyện từ tâm khiến người người khâm phục vì vừa tự cân bằng cuộc sống vừa đủ khả năng giúp người chuyển hóa. Còn nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết với nguồn lực hiện tại, thiện nguyện như thế nào để vẹn cả đôi đường, bạn có thể tham khảo chương trình ngày thiện pháp tại http://gnh.vn/ngaythienphap Với phương pháp “bánh mì kẹp giáo dục”, mỗi ngày rải tâm từ bằng cách tiết kiệm 5k - 10k - 20k, bạn trở thành Đại sứ Tử Tế trên hành trình cùng Trí Tuệ Việt Nam kiến tạo văn hóa đọc, chấn hưng nền Đạo lý quốc gia, giúp người người có nhận thức đúng để chạm đến hạnh phúc đích thực và bền vững. Blog 3 gốc luôn đồng hành cùng bạn lan tỏa những điều tử tế bay muôn phương! Nội dung: Nhàn Lý - Học viên Content 3 gốc khóa 1 Biên tập: Liên Thanh - Admin lớp Content 3 gốc & Viết hiểu mình Hình ảnh: Tuệ Tâm

  • Hiểu sao cho đúng về sống phụng sự?

    Có phải cứ làm từ thiện, đi tình nguyện mới là phụng sự? Phụng sự không mang lại tiền tài - vật chất - địa vị vậy bao con người ngày đêm miệt mài làm với mục đích gì? Nếu phụng sự lợi lạc nhưng mình vẫn đang tất bận với công việc - cuộc sống hàng ngày, mình có thể làm gì để phụng sự? Mời bạn cùng Trang học tập 3 gốc tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây, bạn nhé! Mục lục 1. Có phải cứ đi tình nguyện mới là phụng sự? 2. Phụng sự - “giúp người cũng là giúp chính mình” 3. Nếu không tham gia tình nguyện thì phụng sự bằng cách nào? 4. Lời kết Có phải cứ đi tình nguyện mới là phụng sự? Có một chú sâu mỗi ngày đều làm đều đặn một công việc: ăn và vân vê những hạt đất và lại thải ra những hạt đất mới trong một khu rừng bạt ngàn cỏ cây, chim chóc... Cứ cặm cụi như vậy cho đến 1 ngày, có người bạn hỏi sâu “Cậu làm điều đó để làm gì vậy?”. Chú bất chợt tự hỏi “Ồ! Mình làm thế này để làm gì nhỉ?” Vì băn khoăn nên chú rời bỏ mảnh đất để đi tìm câu trả lời. Đi mãi, đi mãi, chú đi rất xa và rất lâu, hỏi hết người này người kia nhưng không giải đáp được sự trăn trở. Cuối cùng, chú trở về quê hương và sững sờ khi thấy “nơi chốn” của mình chỉ còn là mảnh đất khô cằn, không có loài cây nào mọc, không còn bông hoa nào tươi, những loài vật khác cũng rời đi cả… Trong sự buồn bã, chú nhận ra mình không phải là chú sâu nhỏ bé vô dụng với công việc vô nghĩa. Chính hành động của mình mỗi ngày đã giúp mảnh đất màu mỡ, loài vật khác có chỗ dung thân. Và chú tiếp tục công việc của mình trong vui vẻ và hạnh phúc để một ngày mảnh đất hồi sinh trở lại. Chúng ta thường nghĩ rằng phụng sự là khi mình đi từ thiện ở những vùng đất nghèo, khó khăn; khi mình tình nguyện giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh; là khi mình đến những ngôi chùa, đăng ký hỗ trợ một khóa tu nào đó…Nhưng không phải ai cũng đủ duyên để làm những điều đó. Nếu vậy, phải chăng cả cuộc đời, họ không thể phụng sự dù rất muốn? Cốt lõi của phụng sự là khi chúng ta làm việc gì đó cũng hết lòng vì lợi ích, hạnh phúc của người khác mà không đặt ra bất kỳ điều kiện nào; lợi ích đó không chỉ bao hàm giá trị vật chất mà còn là sự sẻ chia, đồng cảm với tất cả mọi người về mặt tinh thần. Hiểu như vậy thì không phải cứ đi tình nguyện là phụng sự vô điều kiện, không phải phụng sự là phải đi làm từ thiện. Tại sao lại nói vậy? Khi chúng ta đi giúp người nhưng lại mong cầu được trả lại, làm với mục đích đổi chác điều gì đó (đánh bóng tên tuổi, làm để được công nhận…) thì đó không phải là phụng sự vô điều kiện (Dù so với những người không làm gì vẫn tốt hơn bội phần). Ngược lại, có thể ta chưa đủ điều kiện đi nhiều nơi, trao tặng những món quà lớn cho nhiều người nhưng nếu luôn sẵn sàng nâng đỡ, mang lại giá trị, kiến tạo hạnh phúc cho người khác thì đó cũng là phụng sự. Phụng sự là sự cho đi vô điều kiện, là giúp đỡ trong âm thầm, lặng lẽ, không tính toán, không kể công. Người hiểu thì trân trọng, biết ơn; người chưa hiểu thì cảm thấy là lo chuyện bao đồng! Nếu là chuyện bao đồng, tại sao nhiều người hạnh phúc với việc giúp đỡ tất cả mọi người, không có chút phân biệt? Tại sao khi phần lớn xã hội có thói quen vun vén, thu về cho mình thì vẫn có những người âm thầm lặng lẽ cho đi? Nếu ko mang lại tiền tài - địa vị - vật chất thì họ làm với mục đích gì? Phụng sự - "giúp người cũng là giúp chính mình" Đa số chúng ta đều nghĩ rằng thiện nguyện là cho đi, là giúp đỡ người khác, là mang lại cuộc sống an vui cho nhiều người. Điều đó không sai nhưng hãy còn thiếu sót. Trước tiên, để thấy được sự thiếu sót, ta cùng quan sát mục đích phụng sự của mỗi người: Có người phụng sự để trải nghiệm, thấy cuộc sống vui hơn, kết nối với nhiều người (thường gặp ở những bạn trẻ), tâm an yên và thấy cuộc sống ý nghĩa (thường ở người trung niên, khi không còn quá đặt nặng hành trình mưu sinh). Có người phụng sự để tri ân cuộc sống: Có những lúc gian khó được người khác giúp đỡ nên khi đã vững chãi họ muốn tri ân lại cuộc đời. Ví dụ người không may mắc bệnh nặng khi được chữa khỏi (bệnh về thân); người đang trong bế tắc và khủng hoảng được khai sáng và thay đổi cuộc đời (bệnh về tâm). Khi cuộc sống trở nên cân bằng, được chữa lành, họ mong muốn được giúp đỡ người khác, nguyện thực hiện “người đi trước thắp đuốc cho người đi sau”. Cả 2 trường hợp trên là phụng sự với mục đích là giúp người, giúp đời. Nhưng cũng có người phụng sự là để đào luyện chính mình: Đây là mục đích quan trọng nhất khi làm phụng sự. Khi trưởng thành bạn sẽ nhận ra: “chúng ta sinh ra có 2 bàn tay, 1 bàn tay để giúp người và 1 bàn tay để giúp mình”. Phụng sự với tâm thái cho đi vô điều kiện là ta vừa giúp người nhưng cũng là vừa giúp chính mình. Vì sao lại như vậy? Nếu bạn tặng hoa cho người khác, mình chính là người thụ hưởng hương thơm trước. Ta giúp người, chưa biết người đủ duyên chuyển hóa hay không nhưng ta được hạnh phúc, đón nhận tầng năng lượng cao hơn, được rèn tâm, được chữa lành, được thuần hóa cái tôi. Khi “bị tổn thương là lúc bản ngã đang vận hành” (Thức tỉnh mục đích sống - Eckhart Tolle) nên thuần hóa được cái tôi thì ta đâu còn khổ đau và tổn thương nữa. Điều đó lí giải tại sao, có rất nhiều người, ban đầu đau khổ nhưng khi phụng sự bỗng thấy cuộc đời tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa. Vậy phải chăng ta nên ưu tiên phụng sự người thân của mình thay vì giúp người dưng xa lạ? Như thế cũng không mang tiếng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”? Tại sao lại không làm như vậy? Bởi vì với người thân, ta luôn kèm theo nghĩa vụ, trách nhiệm nên khó có thể “phụng sự vô điều kiện”, khó có thể buông xả tâm dính mắc, mong cầu. Giúp người nhà là trách nhiệm nhưng giúp người dưng không phải trách nhiệm. Nếu có thể giúp người một cách tự nhiên, ta sẽ giảm bớt sự bám chấp vào cái tôi - cái của tôi, giảm đi sự bám chấp vào kết quả. Nhờ đó không những người chuyển hóa mà bản thân ta cũng có cơ hội thanh lọc 3 độc - tăng trưởng 3 gốc, sống an yên và hạnh phúc hơn. Nếu không tham gia tình nguyện thì phụng sự bằng cách nào? Nếu bạn đủ duyên đi từ thiện, đăng ký tình nguyện hoặc làm những công việc liên quan đến trao giá trị cộng đồng thì phần nào đã thực hiện được tâm nguyện phụng sự. Nhưng nếu không có cơ hội làm trực tiếp thì sao? Làm sao vẫn có thể phụng sự hàng ngày trong công việc và cuộc sống đời thường? Một người chỉ đơn thuần bán hàng, kinh doanh, làm công chức, nhân viên văn phòng hay nội trợ…thì phụng sự như thế nào cho phù hợp? Chú sâu trong câu chuyện ở trên không đi tình nguyện, không làm việc với mục đích từ thiện nhưng trước và sau chú vẫn đang phụng sự cuộc đời. Chú khiến cho mảnh đất màu mỡ, cỏ cây tươi tốt, những sinh vật khác nán lại vì có chỗ ở và thức ăn… Chúng ta cũng vậy, nếu có thể xách ba lô lên và đi giúp người là điều đáng quý nhưng nếu chưa thể làm được điều đó, ta có thể phụng sự - trao giá trị bằng cách làm tốt nhất có thể việc mình đang làm. Điều đó có nghĩa là gì? Chúng ta không cần thiết phải thay đổi công việc và môi trường sống để tìm ý nghĩa cuộc đời mà hãy làm công việc hiện tại một cách ý nghĩa, sống cuộc đời hiện tại một cách trọn vẹn, có giá trị cho mình và mọi người, đó là đã phụng sự. Nếu bạn đang là công chức, hãy làm trong tâm thế một người phục vụ cần mẫn vì nhân dân, vì đất nước chứ không phải là sự đòi hỏi, mong cầu cá nhân. Nếu bạn làm kinh doanh, hãy tạo ra sản phẩm chất lượng và trao giá trị tử tế cho người tiêu dùng thay vì chỉ hướng đến lợi nhuận một cách bất chấp. Còn nếu bạn là người tự do, chẳng bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoặc vai trò nào, hãy là một cánh én nhỏ cùng báo hiệu mùa xuân xinh đẹp về. Ai cũng muốn làm việc lớn nhưng không mấy ai để tâm làm việc nhỏ với 1 tình yêu lớn. Nếu ta có thể làm tất cả những việc tưởng vụn vặt như: nở một nụ cười, trao đi một ánh mắt, gửi đi một chiếc vẫy tay…bằng tất cả tấm lòng và sự trọn vẹn, cũng chính là đang trao giá trị cho người và giúp mình ngày càng hoàn thiện hơn. Lời kết Con người sinh ra, có người nỗ lực tạo ra giá trị rồi tích lũy, có người tạo ra giá trị để tích lũy rồi cho đi, cũng có người tạo ra và cho đi ngay lập tức. Theo bạn, trong 3 người này, ai sẽ là người sống một cuộc đời bình an và hạnh phúc? Chắc hẳn bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong câu thơ của những người trẻ vẫn đang tâm niệm “Khi phụng sự: Hết lòng/ Khi vô sự: Tâm không” (Thầy Viên Minh) dưới đây: “Có bao nghề, tôi chọn nghề phụng sự Sống hòa mình, bớt dần chút riêng tư Họ hàng lo, tôi chỉ biết cười trừ Tuổi thanh xuân có bao điều chưa thử” Chúc bạn dù ở đâu, làm gì cũng hãy hết lòng tạo ra giá trị và đủ nhân duyên trao đi những giá trị đó, bạn nhé! Nội dung: Nhàn Lý - Học viên Content 3 gốc K1 Biên tập: Khánh Vi Hình ảnh: Ý nhi

  • Ung thư - bản án tử hình hay món quà của cuộc sống?

    Nếu một ngày bạn hay người thân của bạn bị ung thư ghé thăm, bạn sẽ làm gì? Ung thư có phải là dấu chấm hết cho cuộc sống? Ung thư có phải là bản án tử hình khiến ta hoảng loạn, bất an? Hãy cùng blog 3 gốc đọc bài viết của chị Phú Điềm Tĩnh - người từng đối diện với căn bệnh hiểm nghèo này để học được tâm thái vững chãi từ chị nhé! Mục lục 1. Khi tôi đứng ngoài lề 2. Khi tôi đột ngột trở thành người trong cuộc 3. Thay đổi thói quen - nhận ra món quà cuộc sống 4. Lời nhắn gửi đến bạn đọc Khi tôi đứng ngoài lề Cuối tuần, tôi nhận được tin một người chú họ bị ung thư thực quản giai đoạn 2, mẹ của một người em thân thiết bị ung thư dạ dày giai đoạn 4. Vậy là, riêng họ hàng và bạn bè thân thiết trong 2 năm gần đây đã có 8 người bị ung thư, trong đó có một người em trẻ tuổi đã chết vì ung thư giai đoạn cuối. Tôi buồn, thảng thốt nhưng vẫn có đôi chút bàng quan dù biết: Ung thư đã gần như là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam đang đứng ở tốp đầu những quốc gia có số ca nhiễm ung thư hàng năm cao nhất. Khi tôi đột ngột trở thành người trong cuộc Hai năm trước, khi đang làm việc tại nhà do ảnh hưởng của dịch Covid 19, tôi phát hiện mình bị ung thư dạ dày. Do một lần ăn đồ muối chua bị ợ hơi, nóng ran vùng thượng vị, tôi vào viện nội soi kiểm tra thì được bác sĩ kết luận “Có khối u dạ dày, không loại trừ khả năng K hóa”. Tôi chết điếng! Mặc dù bác sĩ dặn đợi kết quả sinh thiết trong 3 ngày nữa, nhưng lòng tôi đã nóng như lửa đốt, như linh tính rằng “đã đến lúc TRỜI gọi tôi phải dạ rồi”. Trong 3 ngày đợi kết quả, tôi luôn nghĩ đến khả năng xấu nhất là mình bị ung thư, vậy thì thiên thần nhỏ mới 3 tuổi của tôi kia sẽ như thế nào? Bố mẹ nông dân không có lương hưu sẽ như thế nào? Tôi đã chuẩn bị được gì cho con, cho bố mẹ nếu như mình đột ngột rời khỏi cuộc sống này? Tôi kiểm tra các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của bản thân, của con, của bố mẹ; kiểm tra tài khoản, sổ tiết kiệm… Sau khi đã biết rõ những gì mình có, tôi bắt đầu ngồi liệt kê những việc cần làm, từ kế hoạch xa 5 năm đến kế hoạch gần trong 6 tháng, 1 năm… để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Xong! Và đợi… Đến khi nghe kết quả chính thức “em bị K dạ dày, giai đoạn 3”, tôi không còn quá suy sụp như 3 ngày trước nữa. “Chữa thôi”, bác sĩ bảo tôi. Và tôi mỉm cười, gật đầu. Sau đó là các cuộc xét nghiệm, chụp chiếu, truyền máu, phẫu thuật, và truyền hóa chất cứ 3 tuần 1 lần. Bệnh viện trở thành căn nhà thứ 2 của tôi. Vào viện điều trị mới biết người bị ung thư nhiều vô kể, đủ mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh: Từ em bé 8 tuổi đến cụ già hơn 80 tuổi. Các bệnh nhân đa số chỉ có một mình, không người nhà chăm sóc do bệnh viện hạn chế người vào để hạn chế lây lan dịch Covid-19. Vậy là các bệnh nhân tự giúp đỡ lẫn nhau, trở thành người nhà của nhau. Có một điều kì lạ là ở ngoài bệnh viện, mọi người nghe về bệnh ung thư kinh khủng bao nhiêu thì trong khoa ung bướu - chuyên điều trị ung thư của viện, các bệnh nhân lại thấy nhẹ nhàng, vui vẻ, tích cực bấy nhiêu. Có chú hơn 70 tuổi mỗi lần vào viện là lại đi khắp các phòng chào và tìm người quen các lần điều trị trước, hỏi han tình hình. Có cô mỗi ngày đều tập Pháp Luân Công và dạy cho mọi người động tác cơ bản để cùng tập, cùng cười. Mọi người đều coi nhau như người nhà, quen thân biết mặt từng bác sĩ, điều dưỡng, cho đến cô lao công. Tôi may mắn trải qua 7 tháng điều trị một cách nhẹ nhàng như thế. Thay đổi thói quen - nhận ra món quà cuộc sống Trong thời gian điều trị, tôi tự tìm hiểu và biết được nguồn gốc của căn bệnh ung thư dạ dày hầu hết đến từ thói quen xấu: thức khuya, ăn tối muộn, suy nghĩ nhiều… (Thời gian trước khi phát hiện bệnh, vì dãn cách xã hội, tôi mang máy tính và công việc về nhà và thường xuyên làm việc khuya). Sau khi điều trị xong, ra viện, tôi bắt đầu thay đổi thói quen sống. Đầu tiên là ngủ sớm, dậy sớm. May quá tôi tình cờ biết đến hành trình kiến tạo Văn Hóa đọc của Trí Tuệ Việt Nam, và khung giờ học tập của hành trình từ 4:30 - 06:00, lại đúng là thứ tôi đang cần rèn luyện. Kết thúc hành trình, tôi đã hoàn toàn rèn luyện được thói quen ngủ sớm - dậy sớm. Cũng nhờ hành trình, tôi có suy nghĩ tích cực hơn, sống biết đủ, biết cống hiến và biết cho đi đúng cách. Tôi thường xuyên cho con đi chơi, đi về quê thăm bố mẹ, đi gặp bạn bè. Tôi trọn vẹn trong tất cả cuộc hẹn với những người thân thiết. Trước kia tôi có rất nhiều lý do để từ chối, còn giờ tôi tận dụng mọi dịp để chuyện trò. Trước kia tôi sẽ chỉ ngày đi làm, tối về nhà, hối hả đến quên bản thân, còn giờ mỗi tối tôi cùng bạn bè đi dạo quanh phố, chào hỏi cả những người không quen biết. Tôi mỉm cười nhiều hơn, quan sát cuộc sống nhiều hơn, tôi biết con đường đi làm có gì nổi bật, xung quanh mình có gì đẹp và mới…Mọi thứ xung quanh thay đổi theo tâm hồn rộng mở của tôi. Trên hành trình này, còn có một nhân duyên khiến tôi đổi thay, đó là tham gia khóa thiền Vipassana. Trong 10 ngày thực hành thiền, tôi học được cách quay vào bên trong mình, nhìn nhận mọi nhân duyên với tinh thần huyền không, với tâm tĩnh lặng không phán xét, không mong cầu. Nhờ đó tôi đón nhận bệnh tật và mọi việc bất như ý bằng sự bình thản, chấp nhận. Nhờ những thay đổi tích cực, tôi thấy mình như được sinh ra lần nữa, được bắt đầu lại cuộc sống một lần nữa. Ung thư đến với tôi lúc đầu giống như 1 bản án tử hình, nhưng rất nhanh tôi đã nhận ra đó là một món quà, một lời cảnh tỉnh mà vũ trụ đã trao cho tôi, giúp tôi sắp xếp lại cuộc sống và bắt đầu sống một cách ý nghĩa, trọn vẹn hơn, để tôi không phải “chết từ năm 20 tuổi mà tới năm 70 tuổi mới đem chôn”. Tôi đã đón nhận món quà này và tôi sẽ sử dụng nó thật tốt để sống thật ra sống những năm tháng tiếp theo. Lời nhắn gửi đến bạn đọc Bạn có thể tưởng tượng bất kỳ cấp độ vui sướng, hạnh phúc nào diễn ra trong cuộc đời mình, nhưng lại không thể biết trước điều bất như ý nào sẽ xảy ra cho bạn trong tương lai. Vì thế hãy đón nhận mọi điều đến với mình như đón nhận những món quà của cuộc sống, giúp ta học hỏi và trưởng thành hơn. Nội dung: Phú Điềm Tĩnh - Học viên Content 3 gốc Khóa 4 Biên tập: Khánh Vi - Nhàn Lý Hình ảnh:

  • Có nên trả tiền cho con khi làm việc nhà?

    Nếu ba mẹ tìm hiểu về phương pháp Montessori thì sẽ thấy 2 tuổi là độ tuổi thích hợp để con làm việc nhà. Con sẽ bắt đầu làm từ những thứ đơn giản như cất bát sau khi ăn xong, lau bàn, nhặt rác... Khi con lớn hơn, bố mẹ có thể giao cho con những công việc khác khó hơn. Nhưng vấn đề là khi con lớn, thì việc hợp tác với bố mẹ lại càng khó khăn, dù bố mẹ nhờ vả đến thế nào, con vẫn ở trong trạng thái “lười chảy thây”. Vậy có nên dùng tiền làm phần thưởng hay gọi là trả lương cho con khi làm việc nhà hay không? Mời bạn cùng Blog 3 gốc tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Mục lục 1. Đầu tiên là hiểu con để có phương pháp phù hợp 2. 3 chiêu của thầy Trần Việt Quân để con làm việc nhà trong vui vẻ 3. Phương pháp của bản thân, giúp con yêu thích việc nhà Hình 1: Có nên dùng tiền làm phần thưởng để trả lương cho con làm việc nhà không? Đầu tiên là hiểu con để có phương pháp phù hợp Hồi nhỏ, có khi nào bạn có cảm xúc rất xấu về làm việc nhà không? Cảm giác bị ba mẹ thúc ép, quát mắng, quét nhà mà cứ hậm hực, ấm ức, chả thấy vui vẻ gì sất! Nghĩ đến đây, hẳn bạn cũng muốn dạy con khác đi để con không có cảm xúc tệ như mình ngày xưa? Nhưng làm thế nào để con yêu thích làm việc nhà nhỉ? Nếu con còn nhỏ thì bạn có thể hướng dẫn và giải thích cho con từ việc nhỏ tới lớn. Nhưng khi con từ 7 tuổi trở lên, tới giai đoạn bắt đầu định hình lại nhân cách, hay cãi và "ngang cành bứa" nhất, mà xui cái là hồi bé mình dạy con sai hay con đang lười quá thì mình làm cách nào? Hiểu con là bước quan trọng nhất bởi tùy từng đứa trẻ, ba mẹ sẽ có cách áp dụng phù hợp. Nếu con hơi nhát, mình có thể ép con làm việc nhà cũng được (áp dụng kỷ luật). Nếu con lì lợm thì ba mẹ phải dụ dỗ bằng phần thưởng, có thể là thưởng tiền, ăn uống hoặc đi chơi (áp dụng tình thương, đánh vào sự mong muốn). Nếu con đã hiểu vấn đề thì mình chỉ cần giải thích thêm con sẽ hiểu và làm (áp dụng trí tuệ). Hình 2: Hiểu con là bước quan trọng nhất để áp dụng phương pháp phù hợp Có bé mình áp dụng kỷ luật (nghị lực) được, có bé áp dụng tình thương (đạo đức), có bé áp dụng trí tuệ (trí tuệ) thì hiệu quả cao hơn. Ba mẹ cần quan sát, tương tác và hiểu con mình trước đã, tùy tình huống ba mẹ sẽ có cách xử lý khác nhau. 3 chiêu của thầy Trần Việt Quân để con làm việc nhà trong vui vẻ Theo kinh nghiệm của thầy Trần Việt Quân, áp dụng cho các bạn nhỏ nhà thầy, thì ba mẹ nên sử dụng song song cả 3 chiêu dưới đây nhé! Giai đoạn 1: Dụ dỗ cho biết làm để tạo thói quen. Ở giai đoạn này ba mẹ có thể sử dụng phần thưởng để đánh vào lòng tham của con với mục đích tốt. Ví dụ trong 2 tháng đầu, tuần thì con được thưởng tiền, tuần thì dẫn con đi ăn kem hoặc ăn gì con thích, tuần thì đi picnic, đi chơi... Lưu ý nên luân phiên thay đổi để con không bị dính mắc vào phần thưởng. Nếu chỉ thưởng tiền thì con tham tiền, nếu chỉ cho ăn kem thì con ăn kem nhiều quá rụng răng... Trong giai đoạn này ba mẹ cần giải thích cho con hiểu tại sao con cần làm việc nhà. Hình 3: Giai đoạn đầu tiên, hãy tạo thói quen làm việc nhà cho trẻ bằng cách dụ dỗ, trao phần thưởng Từ 4-5 tuổi là mình giải thích con có khả năng hiểu rất tốt rồi. Ví dụ: con cần quét nhà vì con cũng sống trong nhà, con quét thì nhà cửa sạch sẽ, con đi lại không bị bẩn chân... Sử dụng ngôn ngữ gần gũi và giải thích đơn giản con sẽ hiểu ngay thôi ba mẹ ạ. Giai đoạn 2: Cai dần phần thưởng Sau khoảng 2 tháng ba mẹ có thể rút dần phần thưởng của con. Có thể ba mẹ sẽ nghĩ rằng con sẽ không làm việc nhà nữa nhưng không phải như thế đâu, con vẫn sẽ làm đấy! Cai đồ ăn là dễ nhất. Ví dụ con thích ăn kem thì ba mẹ mua hẳn 3kg kem, bắt con ăn hết, lần sau con nhìn thấy cũng chả dám ăn. Nếu con thích ăn KFC, ba mẹ mua hẳn 3 xuất, cho từ 8h tới 12h trưa phải ăn hết. Người lớn ăn 2 xuất đã quá tải rồi mà đây con nít hẳn 3 xuất, đảm bảo lần sau đi qua KFC có rủ con cũng không dám vào nữa. Đây gọi là rèn luyện nghị lực bằng cách đẩy tới cùng cực, khi con người ta bị dồn tới bước đường cùng thì tự khắc sẽ nhận ra vấn đề. Hình 4: Khi con có thói quen làm việc nhà rồi, hãy rút dần phần thưởng của con Giai đoạn 3: Tâm sự và giải thích Ở giai đoạn này khi con đã quen làm việc nhà và hiểu vì sao con cần phải làm điều đó thì mọi chuyện trở nên khá đơn giản. Nếu con không quét nhà thì con khỏi đi lại trong nhà. Nếu con không rửa bát thì tới bữa khỏi ăn cơm. Nếu con không cọ toilet thì khỏi đi vệ sinh luôn. Con sẽ hiểu và tự giác làm ngay, ba mẹ không cần thúc ép hay dụ dỗ nữa. Đồng thời giải thích cho con vì sao con cần gìn giữ không gian sống và đồ đạc của con cũng như đồ đạc trong nhà để sử dụng được dài lâu. Phương pháp của bản thân, giúp con yêu thích việc nhà Bạn Min nhà mình vừa tròn 2 tuổi, con khá thích làm việc nhà, ví dụ như lấy chổi ra quét nhà, lau nhà, lau bàn, vứt rác… Mỗi lần như thế mình đều khen ngợi và cổ vũ “lần sau con làm tiếp nhé!”. Mỗi lần như thế con đều rất vui vì được giúp đỡ ba mẹ. Hình 5: Động viên, khích lệ con làm việc nhà thay vì phàn nàn, trách mắng con làm chưa tốt, ba mẹ nhé! Nếu con lau vẫn còn bẩn hay quét nhà chưa hết rác thì mình chỉ con lau hoặc quét lại chứ không bao giờ mắng con là “ôi dồi bẩn thế để đấy tôi làm luôn cho” hay “bé thì chăm thế mà lớn chả biết thế nào nhỉ”... Điều tối kỵ là khi thấy con làm chưa sạch người lớn tranh làm ngay và làm trước mặt con vì như thế sẽ làm con buồn, giảm đi sự tự tin và tự lập. Mỗi giai đoạn và tùy tính cách của trẻ, chúng ta cần có những phương pháp phù hợp để con làm việc nhà trong vui vẻ, chủ động bạn nhé! Quay trở lại câu hỏi: Có nên trả lương cho con làm việc nhà hay không? Câu trả lời là có. Nhưng chỉ nên sử dụng trong giai đoạn đầu để dụ dỗ làm phần thưởng thôi chứ không nên kéo dài ba mẹ nha! Để tránh tình trạng có thể con sẽ đòi hỏi được trả lương mỗi khi làm việc nhà chứ không coi đó là nghĩa vụ mình cần phải làm. Nội dung: Nguyễn Quỳnh Anh - Học viên Content 3 gốc K5 Biên tập: Khánh Vi - Nhàn Lý Hình ảnh

bottom of page