top of page

Kết quả tìm kiếm

195 items found for ""

  • Chín điều “nhịn” nhưng chẳng có một điều “lành”

    Sự bao dung và tinh thần đoàn kết là những giá trị truyền thống nhân văn lâu đời, được truyền thừa qua nhiều thế hệ. Trong đó, có một câu ca dao và tục ngữ mà tôi thường nghe mọi người truyền tai nhau là “Một điều nhịn chín điều lành” Chính vì thích những phẩm chất cao đẹp của sự bao dung, tha thứ và đùm bọc những người xung quanh mà tôi luôn nhắc tâm rằng: “nhịn cho qua chuyện, một điều nhịn chín điều lành” Thế nhưng đi qua rất nhiều vấp váp, tôi hoài nghi: liệu có thật sự cứ nhịn thì sẽ nhận được điều lành? Chẳng lẽ lời đúc kết truyền tai nhau qua bao thế hệ lại không đúng với tôi ư? Để tìm câu trả lời, mời bạn cùng đọc những chia sẻ của tôi dưới đây nhé! Mục lục 1. Cứ “nhịn” mà chẳng thấy điều “lành” 2. Hành trình tìm điều “lành” đằng sau những lần “nhịn” Gọi tên cảm xúc - chữa lành niềm đau Lắng nghe và thấu hiểu Nói không phán xét 3. Lời kết Cứ nhịn mà chẳng thấy điều lành Ngày xưa khi tôi còn nhỏ, bố mẹ bảo làm gì tôi đều làm theo. Đôi lúc bị bố mẹ mắng vì sai phạm vài điều, tôi cũng cố tỏ vẻ bình thường để bố mẹ vui lòng. Đôi lúc tôi dằn vặt tự trách bản thân: Sao lại làm sai như thế? Sao con người tôi lại đầy khuyết điểm, lỗ hổng? Sao lại làm ảnh hưởng đến cha mẹ và mọi người xung quanh? Cứ thế, tôi cố gắng tạo cho mình một cái vỏ bọc hoàn hảo để không phụ sự kỳ vọng của gia đình và mọi người xung quanh. Hoàn hảo đến mức quên đi chính con người mình. Đến khi lớn lên, tôi cảm thấy bị tự ti, yếu đuối. Tôi không dám nói ra cảm xúc hay suy nghĩ của mình dù biết nó vô lý. Thầy cô chỉ cần lớn một tiếng tôi cũng đã sợ, bạn bè trêu chọc tôi cũng chỉ giấu sự khó chịu trong lòng. Đến khi lấy chồng còn tệ hơn. Giận chồng tôi cũng không dám nói ra; mẹ chồng trách mắng tôi cũng cố nén trong lòng; đồng nghiệp chơi xấu tôi cũng chỉ biết giữ cái cảm xúc tiêu cực đó riêng cho mình rồi về nhà kêu ca với anh chị em; bị xếp la cũng cố tỏ ra bình thường nhưng sâu thẳm trong lòng tôi là sự bực bội, khó chịu, một sự tắc nghẽn cảm xúc đã từ lâu không được khơi thông. Cũng chính những điều đó khiến tôi càng dễ bị mọi người “ đục nước béo cò” hơn. Tôi bất lực với cuộc đời, trách móc cuộc đời, né tránh mọi người và thu mình trong vỏ ốc. Phải chăng tôi đã hiểu sai câu nói "Một điều nhịn, chín điều lành”? Tôi vẫn thường nghe mọi người khuyên rằng mọi thứ bắt nguồn từ tình yêu thương. Hay tôi chưa hiểu tình yêu thương là gì nên mới có cái cảm giác như vậy? Nhiều, đã rất nhiều lần tôi tự trách mình, đấu tranh tư tưởng, mâu thuẫn nội tâm. Tôi có nên nhịn nữa hay không, nhịn mà làm tổn thương chính mình, nhịn mà đau khổ, nhịn mà làm mọi người không vui thì có nên nhịn hay không? Phải nhịn như thế nào cho đúng? Rồi tôi cũng từng so sánh với một câu nói của Bác Hồ: “Càng nhân nhượng bọn chúng càng lấn tới!” Hay là tôi đấu tranh? Mà khi nào thì nhịn, khi nào đấu tranh cho đúng? Rút cuộc tôi nên làm gì để cuộc sống trở nên hạnh phúc, bình an hơn? Sự trăn trở ấy đeo đuổi tôi trong suốt nhiều năm trời. Hành trình tìm điều lành đằng sau những lần nhịn Gọi tên cảm xúc - chữa lành niềm đau Đến khi đọc nhiều sách về trí tuệ cảm xúc, sách về nuôi dạy con (ví dụ như “Làm cha mẹ tỉnh thức”, cuốn “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” và các khóa học về “Dạy con” về “Trí tuệ cảm xúc”) tôi đã bật khóc, bao nhiêu cảm xúc được vỡ òa. Thì ra bấy lâu nay tôi không được huấn luyện cảm xúc, tôi xử lý mọi chuyện bằng cách cho cảm xúc đó đông đá trong tủ lạnh để nó không bị bốc hơi ra ngoài! Tôi chưa thật sự yêu chính mình, tôi khiến bản thân chịu bao nhiêu tổn thương suốt 35 năm trời! Ngay cả chính mình tôi cũng chưa yêu thì làm sao có thể yêu được ai khác? Tôi đi lang thang qua những con đường, chậm rãi hít một hơi thật sâu, ngắm nhìn vạn vật xung quanh. Dù có chuyện gì thì chú chim vẫn đang hót, bông hoa vẫn đang nở. Còn tôi, vẫn còn mãi nằm trong chiếc kén! Tôi đang mong muốn điều gì? Vì sao tôi lại khó chịu khi kìm nén cảm xúc? Có phải tôi đang muốn được ghi nhận, được khen ngợi, được tôn trọng… nhưng khi không được thỏa mãn, tôi lại nén chúng trong lòng và không để ai chạm đến nó? Tôi cũng tự hỏi bản thân: mình “Nhịn không nói ra ý kiến của mình” là vì muốn được ghi nhận cho chính mình hay vì muốn tốt cho mọi người xung quanh? Là VỊ KỶ hay VỊ THA? Phải chăng tôi nhịn vì bản ngã được hình thành trong tôi quá lớn? Từ đó tôi đã nhận ra rằng tất cả chỉ vì điều lành cho bản ngã của chính tôi chứ chẳng phải vì điều lành cho ai cả, ngay cả không lành cho bản thân tôi. Vậy phải chăng tôi đang hiểu sai về từ Nhịn? Mãi về sau khi thực hành sâu về trí tuệ cảm xúc, tôi tự đúc kết cho riêng mình rằng: quan điểm “nhịn” ở đây không phải là “chịu đựng”. “Nhịn” mang một ý nghĩa khác để vừa lợi mình lợi người. Bởi lẽ, nếu cứ gặp chuyện mà chúng ta cứ mãi phớt lờ cho yên chuyện “ không chia sẻ” thì hậu quả còn nguy hiểm hơn. Lắng nghe và thấu hiểu Lắng nghe là một trong những phương pháp giúp tôi nghe được đối phương đang muốn nói gì, đôi lúc người ta nói một đường nhưng ý muốn nói lại không phải điều đó. Vợ thấy chồng về trễ nhưng lại không thể hiện cảm xúc thật của mình: “em thấy cô đơn khi không có anh” mà lại nói “sao anh về trễ thế mà không thèm nói em một tiếng, lần sau không được như thế nữa nhé”. Nếu người chồng biết lắng nghe, thấu hiểu nỗi cô đơn của vợ thì anh ta sẽ tương tác lại một cách nhẹ nhàng để vợ không tổn thương. Còn nếu vợ hiểu lý do chồng về muộn, diễn tả đúng cảm xúc thật của mình thì có lẽ chồng sẽ thương vợ hơn. Hiểu và thương để có một cách bộc lộ cảm xúc đúng thời điểm sẽ không gây tổn thương cho nhau. Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà làm được điều đó. Tôi đã thực hành từng bước nhỏ, tập lắng nghe và gọi tên cảm xúc bằng cách viết Nhật kí tâm hằng ngày. Khi kỹ năng chia sẻ được thể hiện trên các con chữ sau gần 2 năm, tôi đã quen dần với thói quen cứ gặp cảm xúc tiêu cực là tôi cho nó bốc hơi thành con chữ! Dần dần, không biết từ khi nào kĩ năng viết đó lại chuyển thành những câu nói không còn gây khó chịu cho người nghe mỗi khi tôi gặp vấn đề. Nói không phán xét Khi chúng ta nói mà không phán xét thì sẽ không làm tổn thương đối phương, họ sẽ khởi sinh lòng yêu thương và hiểu chúng ta hơn. Giống như quy tắc Win-Win mà tôi có đọc trong cuốn sách “7 thói quen được phải thói quen hiệu quả” đôi bên cùng thắng, cùng hiểu nhau, cùng có lợi. Hãy cứ nói trong hay biết, nói không mong sẽ được ghi nhận, buông bỏ mong cầu của mình thì tự nhiên tâm vị tha, vì người khác sẽ xuất hiện, và đó cũng là cách bạn yêu chính mình. Mọi thứ còn lại đã có Nhân – Quả trả lời. Tôi thở phào nhẹ nhõm cảm thấy tâm bình an, nhẹ nhõm. Chậm rãi chạm nhẹ bông hoa, lắng nghe tiếng gió thổi, nhìn ngắm bầu trời xanh biếc và dang tay đón chào ngày mới. Cảm nhận như đang hòa chung nhịp thở với vũ trụ! Lời kết Tôi nhận ra trước đây tôi đã hiểu nhầm câu nói “một điều nhịn, chín điều lành”: “Nhịn” không có nghĩa là “KHÔNG PHẢN ỨNG”, không phải là “KÌM NÉN CẢM XÚC”, không phải là“CHỊU ĐỰNG”. “Nhịn” có nghĩa là tránh xung đột, tránh phán xét làm tổn thương người khác và chính mình. "Nhịn" là biết “ĐIỀU TIẾT CẢM XÚC”, biết lắng nghe sâu, thấu hiểu nỗi đau của người khác để thương họ hơn. Từ đó biết đấu tranh bảo vệ cái đúng bằng ngôn ngữ, nét mặt, cử chỉ hòa nhã, chân thật phản ánh đúng cảm xúc của mình nhưng không gây tổn thương đến mình và người khác! Vậy nên, khi bạn biết NHỊN đúng cách thì tự nhiên điều LÀNH sẽ tự đến với bạn và thế giới xung quanh. Biết ơn mọi thứ đã đến với tôi, biết ơn đau khổ, tổn thương, biết ơn đấng sinh thành đã nuôi dưỡng tôi theo cách riêng của họ để rồi chính những TRĂN TRỞ từ cách nuôi dưỡng ấy đó đã khiến tôi hiểu sâu hơn về bản thân, biết yêu mình và yêu người đúng cách hơn, giúp tôi mọc thêm đêm cánh để bay cao bay xa hơn, thoát khỏi vỏ bọc đè nặng mình suốt mấy chục năm trời Nội dung: Học viên Content 3 gốc K6 Biên tập: Liên Thanh Hình ảnh: Tuệ Tâm

  • Tây Du Ký - Đằng sau câu chuyện thỉnh kinh là hành trình thức tỉnh của tâm

    Tây Du Ký là một bộ phim không xa lạ với khán giả Việt. Đạo diễn Dương Khiết đã dựa vào cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Ngô Thừa Ân để tạo nên một kiệt tác để đời. Câu chuyện dựa trên sự kiện lịch sử có thật: Đường Tăng đi thỉnh kinh Tây Thiên. Là một người am hiểu Phật Pháp sâu sắc, Ngô Thừa Ân đã sáng tạo nên câu chuyện 5 thầy trò đi thỉnh kinh, thông qua đó khéo léo đưa vào triết lý giáo dục sâu sắc của Đạo Phật. Khi bắt đầu cuộc hành trình, cả 5 thầy trò đều mang trong mình tâm Tham Sân Si nhưng trải qua 81 kiếp nạn, 5 thầy trò dần được chuyển hóa, đạt tới sự giác ngộ, trở thành Phật và Bồ Tát. Cuộc hành trình của 5 thầy trò cũng như là hành trình của mỗi chúng ta: khi mới bắt đầu thì tâm mang thâm sân si vô cùng lớn; nhưng khi trải qua nhiều sóng gió, kiếp nạn thì tâm ngày càng vững vàng, an lạc trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống. Mục lục 1. Hình tượng 5 thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký 2. Thử thách tâm cuối cùng của Đường Tăng 3. Hành động đưa bát vàng thể hiện điều gì? 4. Lời kết Hình tượng 5 thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký Nếu nhìn sâu vào thông điệp ẩn sau câu chuyện thỉnh kinh, sẽ thấy 5 thầy trò lặn lội sang Tây Thiên ấy thực chất chỉ là một. Năm nhân vật là 5 khía cạnh của một bản thể duy nhất, mỗi người tượng trưng cho một đặc tính thường thấy của con người trên hành trình hoàn thiện bản thân (Thân, Tâm, Tình, Tính, Ý). Câu chuyện 5 thầy trò vượt núi trèo non trải qua 81 khổ nạn là quá trình tu luyện của một người; những cuộc hàng yêu tróc quỷ là những lần chiến thắng chính mình, vượt qua tâm ma của bản thân để tiến dần trên con đường chứng đạo. Trong Tây du ký, mỗi nét tính cách, hành động của nhân vật chính cùng những chướng ngại mà họ gặp phải đều mang tính ẩn dụ rất lớn. Đường Tăng - đại diện cho Thân Đường Tăng kiếp trước là đệ tử của Phật Tổ. Trong lúc Phật Tổ đang giảng kinh thì “Đường Tăng” ngủ quên nên làm rơi 1 hạt gạo. Vì mắc lỗi, “Đường Tăng” phải đầu thai xuống làm kiếp người để đi tu hành. Từ nhỏ, nhân vật này đã một lòng tu đạo, khao khát lớn nhất là đạt thành chính quả, nhưng vì là người trần mắt thịt nên vô cùng yếu ớt, đi đến đâu cũng gặp yêu ma nhảy ra đòi ăn thịt, hơi một chút là sợ hãi, lo lắng. Đường Tăng còn hết lần này đến lần khác bị lừa một cách dễ dàng, tên yêu quái nào cũng có thể phỉnh phờ, che mắt. Sa Tăng từng giết 9 kiếp của Đường Tăng, xâu thành chuỗi hạt đeo bên mình. Nhưng nhờ sự kiên định, 1 lòng tu tập nên kiếp thứ 10, Đường Tăng đã thu phục được Sa Tăng làm đệ tử. Chính sự kiên định trên con đường tu tập đã giúp Đường tăng vượt qua 81 kiếp nạn – vượt qua những trở ngại trên con đường tu dưỡng tâm tính của mình để đến đích. Tôn Ngộ Không - đại diện cho Tâm Tôn Ngộ Không là đại đệ tử của Đường Tăng, đại diện cho phần "Tâm" của con người. Tôn Ngộ Không được sinh ra từ tinh hoa đất trời nên mang trong mình sự kiêu căng, tự mãn. Lại thêm được sự chỉ dạy của Bồ Đề Tổ Sư nên sự kiêu căng, hống hách, ngang tàng càng lớn, không coi trọng ai cả, coi bản thân mình là nhất, dám đại náo cả thiên đình. Nếu không được sự can ngăn, chỉ bảo của Phật Tổ thì Tôn Ngộ Không đã bị Ngọc Hoàng bắt nhốt lại. Con đường từ Đại Đường, điểm xuất phát của hành trình thỉnh kinh – đến Thiên Trúc đất Phật là 10 vạn 8 ngàn dặm; một cân đẩu vân của Ngộ Không cũng đi được 10 vạn 8 nghìn dặm. Có thể hiểu rằng thiện - ác, thiên đường – địa ngục… cũng chỉ cách nhau một ý nghĩ. Một niệm có thể thành Phật, cũng có thể thành tà ma. Cũng giống như tâm của chúng ta vậy, khi mới đầu thì chưa biết gì, khi học 1 số thứ mới đã nảy sinh tâm ngạo mạn, không coi ai ra gì, thích thể hiện bản thân nên tạo ra vô số điều bất như ý. Nhưng khi trải qua nhiều “kiếp nạn”, hiểu được quy luật của cuộc sống thì tâm dần thay đổi, trở nên điềm tĩnh hơn. Trư Bát Giới - Tâm hưởng thụ Tình ái Với tính cách tham ăn, lười làm, thích hưởng thụ, khi sư phụ bị bắt thì chỉ thích” chia hành lý, Trư Bát Giới là nhân vật đại diện cho dục vọng, “tình ái" sắc dục, tâm tham. Tâm lý chỉ thích hưởng thụ, buông thả bản thân cũng giống như chúng ta. Khi bị tâm tham chi phối thì chúng ta chỉ thích ăn chơi hưởng lạc vào, không chịu khó tu tập, nuôi dưỡng bản thân mình Sa tăng - đại diện cho sự Nhẫn nại Sa tăng đại diện cho tính nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ. Pháp danh Ngộ Tĩnh của nhân vật này có ý nghĩa: Tĩnh để khắc chế cái động, để kham nhẫn, chịu đựng. Suốt cuộc hành trình, Ngộ Tĩnh dắt ngựa, mang hành lý, làm việc rất cực nhọc mà chẳng bao giờ than phiền, cũng không giận dữ, dỗi hờn khi bị chỉ trích, phê bình như Bát Giới. Bạch Long Mã - đại diện cho Ý chí Bạch Long Mã tượng trưng cho "Ý" chí - sự quyết tâm tiến về phía trước, không thoái lui, thể hiện qua hình tượng con ngựa cần mẫn và trung thành, một lòng chở sư phụ vượt nghìn trùng đến Linh Sơn. Chính vì thế mà tác giả Ngô Thừa Ân “sắp xếp” cho Đường Tăng gặp Bạch long mã trước cả khi thu nhận Tôn Ngộ không. Ý chí của con người giống như ngựa hoang, có thể chạy đi bất cứ đâu. Chỉ khi tâm trí xác định được mục tiêu thì ý chí mới có đích để kiên trì hướng đến. Ngộ Không thu phục Bạch Long Mã chính là tâm thu phục ý, tâm ý hợp nhất. Khi đó Đường Tăng mới có thể tiến lên phía trước, thu phục dục vọng (Bát Giới), điều khiển bản tính (Sa Tăng), chuyên tâm tu hành. Thử thách tâm cuối cùng của thầy trò Đường Tăng Chắc hẳn ai xem phim cũng ấn tượng với tập 4 thầy trò ở Nữ Nhi Quốc. Điều đặc biệt là ở đây không hề có yêu quái nào cả, cũng chả có quá nhiều khó khăn. Ở đó chỉ có những cô gái vô cùng xinh đẹp. Đó quả là chốn thiên đường của cánh mày râu. Vậy nên thân tâm bị dao động vô cùng lớn. Quốc Vương của Nữ Nhi Quốc vô cùng say đắm Đường Tăng, hết lòng yêu ngài. Luôn mang ra những món đẹp đẽ, những cô gái xinh đẹp, món ăn ngon đề có thể níu giữ Đường Tăng ở lại làm vua ở đây. Cũng giống như cuộc sống ngoài kia, luôn có vô cùng nhiều thú vui hưởng lạc mời chúng ta hưởng thụ. Bát Giới thì ra sức khuyên nhủ Đường Tăng ở lại, có mất cái gì đâu, đi thỉnh kinh thì mệt mỏi, lại chả được cái gì. Thà rằng ở đây làm vua một xứ, được hưởng những món ngon vật lạ, được bao quanh bởi vô cùng nhiều các cô gái xinh đẹp. Tội gì mà không ở lại. Nhưng Đường Tăng một lòng hướng Phật, luôn mong muốn sang Tây Trúc thỉnh chân kinh. Được sự hỗ trợ của Tôn Ngộ Không, Đường Tăng mới có thể thoát ra khỏi chốn vui chơi hưởng thụ, không bị tâm tham chi phối. Trong suốt chuyến hành trình thỉnh kinh, Đường Tăng nói dối 2 lần. Lần 1 là lừa Tôn Ngộ Không đeo vòng kim cô và lần 2 là nói dối với Nữ Vương của Nữ Nhi Quốc. Đường Tăng từng hứa với Nữ Vương là nếu có kiếp sau thì sẽ quay lại tìm và kết hôn với nàng. Nhưng Đường Tăng đâu biết sau khi thành Phật thì cũng thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, làm gì còn có kiếp sau nữa. Cũng giống như chúng ta, nếu quyết tâm theo đuổi chân lý đến cùng, ta có thể thoát ra khỏi những lạc thú, tìm được vẻ đẹp của chân lý. Hành động đưa bát vàng thể hiện điều gì? Lúc đầu người xem tưởng hành động đưa bát vàng của Đường Tăng cho 2 vị đại đệ tử của Đức Phật là Ma Ha Ca Diếp và Ananda là hành động đưa hối lộ và nhận hối lộ. Nhưng không phải ai cũng biết, đó là 2 trong 10 đại đệ tử của Phật, đã đắc chứng quả A La Hán nên tiền bạc, vật chất, danh vọng đều không còn ý nghĩa gì. Hành động Đường Tăng đưa bát vàng chính là sự buông bỏ tâm tham còn lại trong bản thân mình. Khi Đường Tăng thành Phật thì tham, sân, si, dục vọng đều không còn. Bát vàng là vật giá trị cuối cùng của 4 thầy trò trên con đường thỉnh kinh. Khi đưa bát vàng cho 2 vị đệ tử của Phật, tức là Đường Tăng đã thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, đã không còn dính mắc với những vật chất của cõi hồng trần nữa. Lời kết Hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng, cốt lõi là sự chuyển hóa thân tâm của con người. Trải qua thử thách, hay còn gọi là “kiếp nạn” trong cuộc sống, ta lại có thêm trải nghiệm và đúc kết được bài học. Bài học đủ nhiều - đủ sâu - đủ lớn, ta sẽ trau dồi được năng lực buông xả tham sân si và có cho riêng mình cuốn kinh thư giá trị. Nội dung: Nguyễn Linh - Học viên Content 3 gốc khóa 4 Biên tập: Khánh Vi - Nhàn Lý Hình ảnh: Bùi Hồi

  • Thất nghiệp nhưng không thất thế

    Cả thế giới đang trong cơn suy thoái kết hợp với hậu quả dịch bệnh, thiên tai và chiến tranh. Những khó khăn tiềm ẩn âm thầm ăn mòn đời sống như cơn mưa phùn tưởng lất phất mà ướt thấu tận xương. Kinh tế cũng theo đó rơi vào khủng hoảng. Mất việc và không thể kiếm được việc làm khi ở đâu cũng cắt giảm lao động. Kinh doanh rơi vào bế tắc khi không có khách hàng, không có đơn hàng, không có việc làm đồng nghĩa với việc không có thu nhập. Rơi vào trầm cảm khi muốn làm rất nhiều việc mà chẳng có gì làm, sáng thức dậy với một ngày mới nhưng xung quanh thấy cái gì cũng cũ. Buồn đau và thất vọng bởi bao năm gây dựng tiêu tan, tương lai mờ mịt vì chẳng biết còn điều gì tồi tệ hơn sẽ đến. Nếu bạn cũng thấy mình trong tình cảnh này, hãy dành thời gian đọc bài viết dưới đây để có một tâm thái lạc quan giữa cuộc đời biến động nhé! Mục lục 1. Hãy nghĩ những điều chưa từng nghĩ Tư duy sâu Tư duy ngược 2. Khám phá những con đường mới trong khi thất nghiệp Đường sống chậm Đường mơ ước 3. Thất nghiệp là cơ hội hay đổi bản thân, trở thành một con người mới Mất việc, mất tiền, mất địa vị... nhiều thứ đã mất nhưng có một thứ quý giá nhất vẫn còn, đó là sự sống của chính mình. Thế nên, với sự tồn tại quý giá này, hãy nghĩ đến những điều chưa từng nghĩ, hãy “đi đến những nơi mơ khi còn bé” và hãy biến bản thân trở thành một người mới. Để khoảng thời gian thất nghiệp này trở nên có ý nghĩa nhất trong cuộc đời. Thất nghiệp mà không thất thế. Hãy nghĩ những điều chưa từng nghĩ Tư duy sâu Điều đầu tiên chúng ta phải đối diện có lẽ là sự lo lắng của gia đình, sự nhòm ngó của xóm giềng và sự mặc cảm với bạn bè, xã hội. Thế nên có người giả vờ vẫn đi làm để tránh ánh mắt phán xét của mọi người. Đã đến lúc chúng ta phải suy nghĩ khác đi, thất nghiệp chẳng có gì kinh khủng cả vì không phải ở nhà là không có gì làm. Học sinh còn có gap year, nghỉ tạm một năm để định hướng lại cuộc đời, chẳng lẽ mình không được phép định hướng lại vài lần nữa. Hãy vững lòng, giữ tinh thần lạc quan, vui tươi thì gia đình sẽ luôn bên bạn. “Thất nghiệp - có việc” cũng như hai mặt của vô số những hiện tượng tự nhiên khác vẫn đang diễn ra như ngày qua - đêm tới, sinh - tử, được - mất, thịnh - suy... Tất cả những sự thay đổi ấy tuân theo quy luật vô thường, nhằm mục đích cân bằng lại cuộc sống, nên đối với tự nhiên chẳng có gì gọi là biến động cả. Kinh tế thế giới sau giai đoạn tăng trưởng thì sẽ suy thoái, giờ đang là lúc xuống theo biểu đồ hình sin. Thế nên, chúng ta đang vận hành theo đúng quy luật vô thường, nên thôi cứ sống thuận tự nhiên cho hợp thời. Định luật vô thường nói rằng không có gì là mãi mãi, những người đang khổ đau chắc hẳn đã từng có những tháng ngày sung sướng. Những người mất nhiều tiền trong cuộc khủng hoảng này chắc hẳn trước đó đã kiếm được kha khá. Còn ai mấy năm trước kinh tế khởi sắc mà chưa làm ăn được gì thì giờ vẫn...bình thường. Đời luôn công bằng khi sắp xếp cho mình ở vị trí phù hợp và cần thiết với mình nhất. Người ta muốn được hạnh phúc nên tìm kiếm tình yêu nhưng biết đâu rằng tình yêu cũng mang tới khổ đau. Người ta muốn có tiền nên đi tìm việc nhưng biết đâu rằng công việc cũng mang tới phiền muộn. Nếu như trước kia đi làm tối ngày, chẳng có thời gian để mà suy nghĩ gì nhiều, chẳng phải lo lắng khi ngày làm hết việc về, tối có cơm ăn, cuối tháng lĩnh lương. Thì giờ đây, chúng ta được suy nghĩ thật sâu và thật lâu về bất cứ vấn đề gì, não bộ được kích hoạt, cải thiện tư duy sâu, có thời gian tìm tòi giải quyết mọi vấn đề thật thấu đáo. Có một sự thật ở đời mà ai cũng biết nhưng chẳng ai nói ra, đó là ai cũng có nỗi Khổ riêng. Người giàu cũng khổ và người đang có công việc cũng thế. Người ta thường lao vào công việc với hy vọng có tiền sẽ hết khổ. Hãy nhìn những người đang bận rộn với công việc ngoài kia, có ai đang thư thái và an lạc không. Tiền mang lại tiện nghi và vật chất nhưng không thực sự mang lại thảnh thơi và an lạc vì khi có nhiều tiền bạn sẽ luôn lo lắng, bận rộn để giữ nó, để không bị mất đi. Nhưng thật vô ích, có được thì có mất. (Khi có vừa đủ ăn thì cứ việc tự do yêu đời, có nổi ắt có chìm, cứ lềnh bềnh lại khỏe) Có một vị tỷ phú Mỹ nói rằng: “Điều đáng hổ thẹn nhất của một tỷ phú đó là còn rất nhiều tiền trong tài khoản khi chết”. Ít nhất, rất nhiều người thất nghiệp trong chúng ta không phải hổ thẹn về điều này! Tư duy sâu giúp chúng ta dám đối diện với hiện thực, chấp nhận mọi thay đổi trong cuộc sống. Thay vì trước kia không muốn suy nghĩ nhiều, chọn suy nghĩ tích cực cho khỏe tâm, đến khi trở lại hiện thực, niềm đau vẫn còn đó. Cho nên, tư duy sâu giúp chúng ta nhìn thấy hai mặt của đời sống và chấp nhận cả những thất bại và nỗi buồn, thấy mình mạnh mẽ hơn. Tư duy ngược Thay vì đi kiếm việc, hãy để cho việc kiếm mình. Đừng chạy theo đám đông, hãy đi ngược lại và tìm thấy lối riêng thênh thang chỉ có mình ta. Nhìn nhận lại khả năng xem mình có năng lực gì nổi trội nhất, tự kinh doanh riêng, làm nhỏ cũng được, từ từ học hỏi thêm. Khi đó nhiều việc quá, bạn lại chẳng nhớ thời gian thất nghiệp ấy chứ! Hay nghĩ ngược lại, cuộc sống của chúng ta phải có tiền mới sống được, vậy không tiền có sống được không? Có rất nhiều cách sống thảnh thơi mà cần ít tiền, thế nên hãy thử trải nghiệm một đời sống tối giản nhưng tinh thần tươi vui. Không đợi đi làm để có tiền, mà hãy tiêu ít tiền để đỡ phải đi làm. Cái gì cũng có giá của nó. Bạn bán mạng cho công việc mấy chục năm để mua bệnh, sau đó dùng tiền chữa bệnh để mua sức khỏe. Thế nên, lâu lâu thất nghiệp, có thời gian chăm lo thân thể, cân bằng năng lượng sống, khỏe hơn biết bao. Không chờ khi có việc mới nâng cao tay nghề, hãy nâng cao tay nghề để có việc. Học thêm để nâng cao kỹ năng, hay một lĩnh vực phù hợp hơn với năng lực. Có bao nhiêu người đã chọn sai nghề, thì đây là cơ hội để mình thực hiện đam mê và khát vọng. Thành công = đam mê + năng lực + giá trị. Nếu không muốn làm nhiều việc, hãy cải tiến để không phải làm việc nhiều. Cho nên, những người chăm chỉ chưa chắc đã hay. Những người thích thảnh thơi mới nghĩ ra nhiều cách làm hay và tốn ít thời gian hơn. Tóm lại, trí tuệ là vô hạn, có khám phá cả đời cũng không biết hết được suy nghĩ của mình. Nhưng khi rảnh rỗi cũng đừng suy nghĩ nhiều, nghĩ ít sẽ giúp chúng ta nghĩ sâu hơn. Khám phá những con đường mới trong khi thất nghiệp Đường sống chậm Sống chậm là lợi ích đầu tiên của thất nghiệp. Sống chậm cho chúng ta có cơ hội nhận biết vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh, được gần gũi những người thân yêu, có mặt cho nhau, được nhìn sâu hơn vào đôi mắt trong veo của con trẻ, được lắng tâm bên cạnh cha mẹ, chia sẻ vui buồn với họ. Sống chậm giúp chúng ta được hít thở sâu hơn để cảm nhận được thư thái và bình yên, học được cách sống chánh niệm trong từng hơi thở để thấy rõ mọi hoạt động một cách sâu sắc nhất, nâng cấp các năng lực nhận biết của các giác quan và thấy cuộc sống quanh mình đẹp đẽ hơn. Sống chậm để hiểu và thương, có thời gian chuyện trò và giúp đỡ những người bận rộn trong gia đình, san sẻ gánh nặng cho nhau. Cuộc sống không chỉ có kiếm tiền mà còn kiếm tình nữa. (Liệu sống chậm có sống lâu hơn không nhỉ?) Đường mơ ước Thử sống một cuộc đời thư thái như mình từng mơ, sáng đón bình minh, chiều ngắm hoàng hôn, tối đếm sao trời, thử làm những việc mà từ trước đến nay mình vẫn muốn làm mà không có thời gian. Lục tìm lại những ước mơ hồi bé, cắn đôi cây bút chì, một nửa học vẽ tranh, một nửa làm thơ. Có khi bạn lại khám phá ra những khả năng tiềm ẩn bấy lâu nay đã quên lãng. Đi đến những nơi chưa từng đi, những con đường từng mơ khi còn bé. Với một ngân sách ít ỏi, bạn vẫn có thể đi được rất nhiều nơi nếu tham gia cách chương trình thiện nguyện, những phong trào cộng đồng, vừa được nhìn ngắm những khung cảnh mới lạ, vừa giúp ích cho xã hội và học hỏi được bao điều trong cuộc sống. 3. Thất nghiệp là cơ hội thay đổi bản thân, trở thành một con người mới Đây là việc quan trọng nhất mà bạn nên làm ngay khi thất nghiệp. Cuộc đời ai cũng có những lúc chông chênh. Lần chông chênh đầu tiên có lẽ là 21-26 tuổi, khi nhận ra thế giới không chỉ có màu hồng. Lần thứ hai khoảng từ 42-47 tuổi, khi nhìn nhận lại cuộc đời và muốn đi tìm ý nghĩa cuộc sống. Lần thứ ba chắc sau 63 tuổi, khi đó không biết có còn sống không... Thất nghiệp và khủng hoảng tâm lý thường rơi vào những lúc chông chênh của cuộc đời. Nhưng chẳng lẽ làm việc cả đời. Sự sống là sự kết hợp của thời gian và năng lượng, không phải của nhu cầu và tiền bạc. Thất nghiệp cho bạn thời gian, cái bạn cần là tái tạo năng lượng. Vậy thì hãy nâng cấp bản thân về cả 3 mặt Thân - Tâm - Trí. - Chăm sóc Thể chất: Tập thể dục chỉ cần có thời gian, không cần đến tiền. “Mất tiền là mất ít, mất thời gian là mất nhiều, mất sức khỏe là mất tất cả”. Chúng ta đang còn hai thứ quan trọng nhất, thời gian và sức khỏe. Nếu nghĩ rằng nhiều tiền để ăn ngon sẽ được khỏe mạnh thì lầm to; ăn ít, điều độ và khoa học mới là cách cải thiện sức khỏe tốt nhất. Khi vật chất thiếu thốn là lúc tinh thần lên cao, trí óc đường như linh hoạt hơn khi không vướng bận hình thức. Thực hành một lối sống xanh, thuận tự nhiên, ăn ít vừa đỡ tốn tiền lại có lợi cho sức khỏe. Thậm chí, có một số phương pháp thanh lọc và chữa bệnh dựa trên chế độ ăn ít. Dậy sớm tập thể dục, chiểu rảnh tập tiếp, sức khỏe nâng cao, bệnh tật đẩy lùi, tinh thần sảng khoái, tiền bạc nào mua được. - Nuôi dưỡng Cảm xúc: chăm sóc thái độ tốt hơn mỗi ngày, nhìn đời thân thiện hơn, học chú tâm vào từng hành động, từng suy nghĩ bạn sẽ thấy cuộc sống trong ta như thước phim quay chậm, vô cùng lãng mạn, vô cùng kỳ diệu. Khi thất nghiệp, chán đời, bạn thường không muốn tiếp xúc với ai vì chẳng có gì vui để khoe cả. Người mà ta gặp gỡ khi thành công, vui vẻ là bạn bè, đồng nghiệp; còn khi buồn rầu, khó khăn thì hay than vãn với gia đình và người thân. Thế nên cứ nghĩ đến anh chị em hay người thân là thấy chán chán vì toàn đem khổ tâm cho nhau. Nên những lúc thất vọng hay buồn đau, nên đến với thiên nhiên, ra công viên, thăm quan cảnh chùa, dậy sớm ngắm mây, tối tối đếm sao. Thiên nhiên là người bạn vô tư, không phán xét, luôn đồng cảm dù bạn buồn hay vui: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Khi thất nghiệp, bạn có thứ mà khi bận rộn bạn luôn khao khát, đó là thời gian dành cho mình. Thất nghiệp cho bạn được sống với chính bản thân, không cần bạn bè, không đồng nghiệp, không tiền bạc, mua sắm, không phải chạy theo xu hướng hay trào lưu nào cả, chỉ việc sống đúng với chính bản thân, một mình. - Rèn luyện Trí óc: đọc sách, đọc cả đời cũng không hết nên cứ từ từ chọn những nội dung mình quan tâm để nghiên cứu. Học những môn yêu thích mà mình chưa có cơ hội học. Internet trong lòng bàn tay, không tốn nhiều tiền, tự học luôn là cách học tốt nhất. Tham gia các lớp học phát triển bản thân, lớp Chánh Kiến, Lãnh đạo chính mình... online, offline đều có, có phí hay miễn phí cũng có, sáng sớm hay tối khuya có luôn. Tách mình ra khỏi vỏ kén bấy lâu nay, bước sang một con đường mới, có thêm nhiều bạn bè. Khi mình có lại sự tự tin, năng lượng tràn trề, bạn có thể vô tình va trúng ông sếp mới cũng nên. Thế là chưa học xong đã phải đi làm ấy chứ. Nếu thất nghiệp dài dài, cứ thử đọc hết mười mấy cuốn của tác giả Nguyên Phong, tư duy thay đổi hẳn, nhìn đời sâu hơn, nhìn người lâu hơn, nói chuyện hay hơn, hiểu biết hơn, thú vị hơn và đặc biệt thấy đời bớt khổ hơn. Đó là những thứ rất hay mà những ai còn đang bận đi làm chưa chắc thay đổi được, vẫn giữ tư duy cũ, ngày kêu tên Khổ mấy lần. Thời đại công nghệ phát triển như vũ bão. Mở mắt ra, ngày mai có thể là một trang sử mới của sự phát triển khoa học, công nghệ. Thế nên, kiến thức đã học lỗi thời bao lâu nay mà không hay. Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh hiện nay, bạn không chỉ cần kinh nghiệm mà điều quan trọng hơn đó là khả năng học hỏi, thích nghi môi trường mới và sáng tạo không ngừng. Điều đó cần chúng ta chủ động tiếp thu kiến thức, sẵn sàng làm không lương để học việc và không ngừng phát triển bản thân. Khi dòng đời xô đẩy, nếu ta là chiếc lá thì cứ xuôi theo. Nhưng chiếc lá thì vô tri, mà chúng ta thì có ý thức, thay đổi bản thân để không vô tri như chiếc lá. Trong cuộc chiến tranh giành vị trí tốt hơn người khác, bạn đã ở vị trí nào? Có hơn anh em không, có hơn bạn bè không, có hơn hàng xóm láng giềng không? Hay nhìn lên thì chẳng bằng ai và nhìn xuống cũng không ai bằng mình. Chúng ta chẳng ai hơn ai, đang ở ngang bằng trên bề mặt trái đất này, cùng hít chung một bầu không khí, mưa xuống đều lạnh và nắng chiếu đều nóng như nhau. Có thể nào, đây chính là thời điểm thích hợp để cho bạn thay đổi cuộc đời, sẵn sàng cho một sự chuyển mình mới trong tương lai. Vậy thì chúc mừng những người đang thất nghiệp, chúng ta có cơ hội thay đổi tư duy để có một cái nhìn mới về cuộc đời, khám phá những con đường mới, tìm kiếm một con người mới trong chính chúng ta. Thất nghiệp có thể mất nhiều thứ nhưng cũng sẽ được rất nhiều thứ nếu bạn biết sống ý nghĩa từng phút giây. Thất nghiệp nhưng không thất thế. Thế đứng trong xã hội này không phải địa vị, không phải danh vọng, không phải tiền bạc mà là cái “thế” đứng ở đâu cũng vững, dù giàu nghèo, dù vui buồn, tâm luôn vững vàng và tự tại. Nội dung: Từ Hân - Học viên Content 3 gốc khóa 3 Biên tập: Khánh Vi - Nhàn Lý Hình ảnh: Trang

  • Giáo dục là gì? Tại sao phải là giáo dục chuyển hoá 3 Gốc

    Giáo dục là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Giáo dục là con đường chân chính để mỗi cá nhân được phát triển, được vượt thoát ra những giới hạn bản thân. Đó là lí do mà người người quan tâm đến giáo dục, nhà nhà đầu tư cho giáo dục. Hiện nay, có rất nhiều tư tưởng giáo dục khác nhau từ Đông sang Tây, tuỳ thuộc vào mỗi người sẽ chọn cho mình một hệ triết lý giáo dục khác nhau để theo đuổi. Không có tư tưởng giáo dục nào là sai hay đúng hoàn toàn, quan trọng là nó giúp cuộc sống của bạn thay đổi ra sao. Trong bài viết này, Trang Xã Hội Học Tập 3 Gốc muốn gửi đến độc giả triết lý giáo dục đến từ một vị Thầy đã xuất hiện cách đây 2600 năm, đó là Đức Phật. Mời bạn đọc bài viết để khám phá xem triết lý giáo dục đó là gì nhé! MỤC LỤC 1. Giáo dục - con đường duy nhất phát triển con người 2. Tại sao phải làm giáo dục chuyển hoá? 3. Tại sao phải là giáo dục chuyển hoá 3 Gốc? 4. Tại sao GNH chọn giáo dục chuyển hoá 3 Gốc? *** 1. Giáo dục - con đường duy nhất phát triển con người Giáo dục hiện nay đang được hiểu theo một cách còn hạn hẹp, chưa bao quát - Trích lời sư Nguyên Tuệ Đầu tiên, giáo dục chỉ có trong nhà trường, ở đó có 2 đối tượng là thầy giáo và người học trò, là người truyền đạt kiến thức và người thu nhận kiến thức. Giáo dục không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ như vậy, mà giáo dục còn ở trong cuộc sống. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, hoạt động giáo dục là truyền đạt và tiếp thu, thì giáo dục còn xuất hiện cả trong gia đình, công việc, và trong xã hội. Trong gia đình, một đứa trẻ từ khi mới sinh ra đã tiếp thu kiến thức từ bố mẹ, ông bà truyền đạt. Trong công việc, một nhân viên cũng tiếp nhận kinh nghiệm từ đồng nghiệp đi trước hoặc sếp của mình. Trong xã hội, bạn cũng học hỏi cách giao tiếp, cách vận hành cuộc sống từ những người xung quanh. Không chỉ con người mà các loài vật cũng vậy. Gà mẹ dạy con cách mổ thức ăn. Đại bàng dạy con cách bay. Hoạt động này là gà mẹ, đại bàng đã truyền đạt kiến thức và con của nó tiếp nhận kiến thức. Thứ hai, đối tượng giáo dục không chỉ là cho con nít, mà giáo dục là hoạt động dành cho tất cả mọi người, từ mầm non, đến thiếu niên, đến trung niên… Miễn là bạn có tinh thần muốn học hỏi, muốn phát triển thì hầu như đều có thể tham gia vào việc học tập. Trẻ em thì học tập để phát triển những kiến thức nền tảng, người trưởng thành thì học tập để đáp ứng cho công việc chuyên môn, người trung niên thì học hỏi để khám phá thêm về cuộc sống. Đây là bản chất của giáo dục. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức thì lúc này cũng chỉ là giáo dục kiến thức, giáo dục thông tin. Cách thức cũ này không mang lại nhiều sự thay đổi. Giống như việc học nhiều, đọc sách hoài nhưng thấy bản thân mình sao không thay đổi, không phát triển gì hết. Và 2600 năm trước, Đức Phật - người thầy giác ngộ đã chỉ cho chúng ta cách thức giáo dục hiệu quả, đó là GIÁO DỤC CHUYỂN HOÁ. 2. Tại sao phải làm giáo dục chuyển hoá? Giáo dục cốt yếu nhất phải hướng đến một môi trường chuyển hóa sâu sắc cho tất cả mọi người. Tất cả đối tượng tham gia đều thật sự "tham gia" vào môi trường giáo dục. Đó chính là tinh thần tự giáo dục chính mình trong công việc và đời sống hàng ngày. Phật Giáo có đề cập đến tiến trình Văn - Tư - Tu (Học - Hiểu - Hành), có nghĩa là Thực học - Thực hành - Thực chứng những gì mình nghe-thấy-hay-biết, qua đó xóa bỏ được sự khổ đau, sai lầm trong tâm trí. Đây là tiền đề để có được một cuộc sống hạnh phúc. >>>Xem thêm video: Giáo dục chuyển hoá Nếu chỉ bị động tiếp nhận kiến thức từ người truyền đạt, thì bạn cũng chỉ mới được gọi là biết đến kiến thức đó mà thôi. Những điều học được chưa thật sự vào bên trong. Bởi vì bạn đã thiếu mất tiến trình Hiểu, sau Hiểu là tiến trình thực Hành sâu sắc. Tiến trình đúng để Học - Hiểu - Hành hiệu quả là Học chiếm 10%, Hiểu chiếm 20% và Hành chiếm 70%. Và 3 giai đoạn này nên được lặp đi lặp lại hàng trăm, hàng nghìn lần. Cách thức giáo dục chuyển hoá mà Đức Phật đã chỉ dạy là chân lý phổ quát dành cho tất cả mọi người, cho nên nếu ai thực hành đúng, đều có thể thành tựu được. 3. Tại sao phải là giáo dục chuyển hoá 3 Gốc? Tất cả chúng ta nếu đã là con người thì đều có những khổ đau, sai lầm không phân biệt độ tuổi, màu da, địa lý, bằng cấp, tôn giáo...Chúng ta khổ đau bởi vì mình thiếu hiểu biết về chính mình và đời sống xung quanh. Khổ đau là sự bất mãn khi một việc gì đó không hoàn thành, đó là sự khó chịu khi phải tiếp xúc với người mình không thích. Hay khổ đau là việc mình sợ mất những gì mình đang có, khổ đau đến tận cùng khi phải xa lìa người thân, người thương. Cho nên, chúng ta phải vun bồi 3 Gốc rễ (Đạo Đức -Trí Tuệ - Nghị Lực). Đây chính là nội lực vững vàng để chúng ta đương đầu với những khổ đau, sai lầm mà mình đã tạo, đang tạo và chưa tạo Phải Trí Tuệ để hiểu biết rõ ràng về nhân quả, vô thường, vô ngã, về cơ chế vận hành của tâm mình. Phải có Nghị Lực để dũng cảm đối diện với khó khăn, nhẫn nại để vượt qua và bình tĩnh mà xử trí cho phù hợp. Phải có tình Yêu Thương để không sống cho riêng mình, để sự ích kỷ không bon chen khiến ta đấu tranh với người khác, muôn loài. Cho nên, 3 Gốc phải được chuyển hoá sâu sắc thông qua tiến trình Học - Hiểu - Hành. Đây gọi là Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc. 4. Tại sao GNH chọn giáo dục chuyển hoá 3 Gốc? Hiểu được tầm quan trọng như vậy, nên cộng đồng GNH cũng lấy sợi chỉ đỏ “Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc” làm kim chỉ nam cho toàn dự án, để các dự án nhỏ bên trong cùng phát triển theo sợi chỉ đỏ này. Cộng hưởng hướng đi chung của cộng đồng GNH, Trang Học Tập 3 Gốc ra đời với sứ mệnh xây dựng một mạng lưới cộng đồng cùng học - cùng sẻ chia “Lấy truyền thông làm phương tiện giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”, trao gửi đến độc giả những bài viết giá trị về giáo dục chuyển hoá 3 Gốc. Do đó, lần đầu tiên bước vào đây bạn sẽ thấy ngay lộ trình 3 Gốc theo tiến trình Học - Hiểu - Hành. Cụ thể, Trang Xã Hội Học Tập 3 Gốc sẽ có 3 chuyên mục chính: 3 Gốc - Học: Tập trung vào triết lý 3 gốc thông qua Sách, Thầy (Hiền trí, Vĩ nhân...) 3 Gốc - Hiểu: Tập trung vào quan sát - phân tích - đúc kết về 3 gốc sau khi học lý thuyết 3 Gốc - Hành: Tập trung vào lên lộ trình thực hành và chuyển hoá 3 Gốc Theo sợi chỉ đỏ “Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”, tất cả đội ngũ của Cộng đồng GNH nói chung, GNH Talk và Trang Xã Hội Học Tập 3 Gốc nói riêng sẽ cùng tạo ra môi trường học tập chuyển hoá sâu sắc cho tất cả mọi người. Chân thành cảm ơn vì đã ở đây! Nội dung: Khánh Vi Biên tập: Nhàn Lý, Liên Thanh Hình ảnh: Ý Nhi Nguồn tham khảo: -Trí Tuệ Việt Nam -Sư Nguyên Tuệ - Gosinga -Kênh Youtube Trần Việt Quân >>>Tìm hiểu thêm: Giáo dục là vũ khí mạnh mẽ nhất để thay đổi thế giới

  • 4 giá trị dành cho người viết Content 3 gốc

    Lớp học Content 3 gốc như một hành trình mới mẻ cho những tâm hồn đang khát khao nguồn sống. Nơi Viết là một phương tiện để rèn luyện 3 giá trị gốc Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực, nơi chuyển hóa tâm hồn và phát triển tâm thức. Bởi mỗi khi đặt bút tuôn chảy những dòng suy nghĩ một cách tự nhiên, chúng ta có cơ hội được soi sáng lại chính mình. Mục lục 1. Nâng cao kỹ năng Viết 2. Vun bồi 3 gốc cho người viết Content 3 gốc 3. Thực hiện sứ mệnh đẹp 4. Đến với Trí Tuệ Khi bạn muốn tự thắp lên ngọn đèn soi sáng trong tâm, thì bốn lời hứa từ tâm trong mỗi buổi học sẽ dẫn lối cho bạn về con đường phía trước . Trong đó, lời hứa thứ tư có nội dung “Viết để chuyển hóa mình và lan tỏa điều tử tế”. Lời hứa ấy nhắc nhở chúng ta phải luôn nhận thức chuyển hoá chính mình mỗi ngày một tốt hơn, bởi chính sự chuyển biến ấy mới là chất liệu tuyệt vời để bài viết của bạn có thể chạm đến tâm hồn của người khác. Ta chỉ có thể cho đi những gì mình có, vậy hãy tạo ra những hệ giá trị tốt đẹp cho bản thân và sau đó lan tỏa đến cộng đồng thông qua những con chữ. Đến với lớp học Content 3 gốc, bạn sẽ bất ngờ bởi những điều mình nhận được nhiều hơn cả mong đợi. Sau đây là 4 giá trị Content 3 Gốc muốn dành cho bạn. Nâng cao kỹ năng Viết Viết từ lâu đã có một vai trò quan trọng trong đời sống: viết để học, để giao tiếp, để tạo nội dung, viết nhật ký, viết để diễn đạt thay lời muốn nói. Người cầm bút mỗi ngày viết, mỗi ngày soi sáng tâm, mỗi ngày nâng cao giá trị của bản thân. Ngòi bút trong tay bạn được tự do tuôn chảy theo từng dòng tâm thức, không chần chừ, không ngại ngần, không vướng bận, chỉ cần chân thật và tự nhiên như đối diện với chính mình. Nội dung sẽ được sáng tỏ khi ta đi tìm thông điệp ý nghĩa, kết nối với nội tâm người đọc, sắp xếp logic theo nhân quả và tìm những giải pháp có giá trị. Khi ấy, bài viết của bạn sẽ được nâng tầm để trở thành một sản phẩm truyền thông hay một tác phẩm sáng giá. Thật thú vị khi bạn không chỉ nâng cao kỹ năng viết mà còn có thể giải quyết được khó khăn, trăn trở của mình chỉ với một bài viết, và hơn nữa còn nhân bản được giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Vun bồi 3 gốc cho người viết Content 3 gốc Người viết Content 3 gốc xây dựng 3 giá trị cơ bản để trở thành một nhà văn 3 gốc, đó là Đạo đức - Trí Tuệ - Nghị lực, cũng là cốt lõi tạo nên vẻ đẹp của những con người sống tử tế, biết yêu thương cộng đồng và thiên nhiên. Chất liệu của 3 gốc không chỉ giúp ta sáng tỏ hơn trong từng câu chữ mà còn giúp ta suy nghĩ sâu sắc hơn, sáng suốt hơn và cẩn trọng hơn trong cả lời nói, hành động trong đời sống. Nếu 3 độc tham sân si là nguồn cơn của mọi nỗi khổ trên đời thì 3 gốc là giải pháp chuyển hóa những khổ đau ấy để nội tâm mạnh mẽ, đẹp đẽ và tự tại hơn. Dù có rất nhiều triết lý nhân sinh trong xã hội thì 3 gốc vẫn là nền tảng vững chắc để giúp chúng ta biến cuộc đời mình trở nên có giá trị bằng cách thấu hiểu chính mình. Thực hiện sứ mệnh đẹp Người viết Content 3 gốc mang trong mình một sứ mệnh, đó là kết nối Đời với Đạo. Thông qua những câu chuyện có thật, những trải nghiệm đáng giá, viết sẽ chạm đến tâm hồn của bạn đọc bởi những bài học nhân văn của Đạo. Những giá trị tinh hoa từ cội nguồn trong bài viết 3 gốc có sự thức tỉnh kỳ diệu đối với những cuộc đời đang lạc lối. Do đó, một bài viết mang hệ tư tưởng và triết lý đúng đắn có sức lan tỏa và thực hiện sứ mệnh cao cả đưa Đạo vào đời. Đến với Trí Tuệ Người viết content 3 gốc biết sống trong tỉnh thức, biết lấy việc thiện làm giàu cho tâm hồn, biết cho đi với tấm lòng vô tư và biết thanh lọc vọng tưởng hay phiền não để trở về tâm không rỗng lặng. Chẳng được gì khi tâm không đòi hỏi và cũng chẳng mất gì khi tâm không vướng bận. Viết với tâm không mong cầu hay chấp trước sẽ khơi nguồn ánh sáng đến với trí tuệ. Khi trí tuệ khởi sinh, cũng là lúc ngòi bút sẽ tìm thấy những chân thật của cuộc đời. Content 3 gốc, nơi học Viết để biến những điều đơn giản trở nên giá trị, để đời đẹp như đạo, để hiểu thương, để tìm lại chính mình và sống một cuộc đời ý nghĩa. Nội dung: Từ Hân - Học viên Content 3 gốc K3 Hình ảnh: Ý Nhi

  • Nhật ký rèn nghị lực của Xí Xọn và Kính Cận

    Rèn nghị lực đâu chỉ là đi xuyên qua những thử thách lớn lao. Vượt qua được những ham muốn rất nhỏ, những thói quen cố hữu tưởng chừng vụn vặt cũng là một sự chiến thắng không hề dễ dàng. Câu chuyện của Xí Xọn và Kính Cận sẽ giúp độc giả phần nào thấy được sự gian nan trong từng khoảnh khắc nhỏ, thấy được thử thách tâm khi phải lựa chọn giữa con tim và lý trí, giữa kỷ luật và dễ duôi, giữa nỗ lực và buông xuôi… Mời bạn cùng 3goc.vn đọc và suy ngẫm nhé! Một buổi sáng trời trong xanh, dịu nhẹ, mây trắng lững lờ trôi thong dong trên bầu trời. Xí Xọn và Kính Cận ngắm cảnh, thưởng trà và trò chuyện. - Xí Xọn: Hôm qua cô chủ thức xem phim “Đi đến nơi có gió”. Phim đang hot ghê, hay lắm, cảnh sắc Vân Nam tuyệt đẹp. Cậu có biết không? Gương mặt Xí Xọn hớn hở. Ngược lại Kính Cận buồn xo. - Kính Cận: Thế cậu có biết hôm sau cô chủ không đủ sức dậy sớm đi làm, đến công ty trễ giờ không? Vì mải mê xem phim, vì cậu khuyến khích cô chủ xem nữa, xem mãi, chẳng có điểm dừng đấy. Bao lần cô chủ quyết tâm không thức khuya, đi ngủ sớm, dậy sớm mà kết quả vẫn y nguyên. Cậu cứ trỗi lên làm mất hết nghị lực của cô chủ. - Xí Xọn: Cậu cứ khó tính quá à. Cuối tuần xả hơi một tí, xem phim giải trí chút có sao đâu! - Kính Cận: Đi làm trễ giờ, bị phê bình, bị trừ lương mà không sao nữa hả? Tất cả là lỗi ở cậu đấy. Khuyến khích tính ham chơi ơcủa cô chủ. - Xí Xọn: Đâu phải lỗi tại tớ đâu, chuyện nhỏ xíu hà, cậu cứ làm quá lên ấy chứ. - Kính Cận: Nếu cậu không rủ rê, “quyến rũ” cô chủ theo lối vô tổ chức thì có phải cuộc sống của cô chủ đã tốt hơn không. Câu chuyện muôn thuở giữa Xí Xọn và Kính Cận dường như chưa bao giờ có hồi kết. Xí Xọn và Kính Cận là hai phần trong cơ thể: Xí Xọn đại diện cho cảm xúc, sự hồn nhiên, không kỷ luật; Kính Cận là lí trí, tính nghiêm túc, nghị lực của bản thân. Tranh cãi hoài bất phân thắng bại, cuối cùng hai đứa quyết định theo dõi nhật ký cuộc sống của cô chủ để xem theo lối sống của Xí Xọn không kỷ luật hay có nghị lực như Kính Cận thì tốt hơn. *** Nhật ký ngày… tháng… năm… Dặn lòng mỗi ngày đều phải dành 30 phút - 1 giờ để tập thể dục, thế mà tan làm, bạn rủ rê đi chill ở quán cà phê mới mở, mọi lời tự hứa chợt bay biến lúc nào không hay. Quán đẹp, có view ngắm hoàng hôn lãng mạn. Đồ uống ngon, phục vụ dễ thương. Sao vẫn cảm thấy áy náy quá nè. Lại thêm một ngày lỡ hẹn với việc tập thể dục, bỏ bê việc luyện tập đều đặn. Đây là lần thứ ba mình bỏ tập trong hai tuần vừa qua rồi. Áy náy quá mà lại tặc lưỡi một hôm chắc không sao đâu! Hu hu Mình lại như vậy rồi, một việc nhỏ mà chưa quyết tâm làm được. Nhật ký ngày… tháng… năm… Shopee sale đậm, cậu em í ới bảo: “Em có mấy voucher giảm giá hời, chị cần mua gì nói em nghen”. Cơn ghiền mua sắm trỗi lên “dụ dỗ”. Có tiếng nói nhỏ trong đầu cất lên: “Đừng mua nữa, đồ nhiều lắm rồi, mua nữa vừa dùng không hết vừa tốn kém”. Lại có một tiếng nói vang vọng mạnh mẽ hơn: “Thích gì thì cứ mua đi. Phải chiều chuộng bản thân chứ!” Và kết quả là… Một cái click mở ra bạt ngàn thứ xinh đẹp:Túi, ba lô, giày, quần áo, váy, đồ đi biển... Ngoảnh đi ngoảnh lại giỏ hàng đầy ắp và con số tài khoản hao gầy đi trông thấy, tỷ lệ nghịch với đống hàng được chọn. Lại một tháng nữa mê mải mua và mua không kìm nén được. Lương vừa về đã vội chia xa. Làm sao để có thể ngăn thói quen mua sắm vô tội vạ này bây chừ? Nhật ký ngày… tháng… năm… Bật máy tính làm việc, lại thói quen cũ mở facebook ra xem. Lướt new feed từ người này qua người kia xem ảnh đi du lịch, nấu ăn, cắm hoa, đám cưới... Mê mải xem đến khi nhìn lại đồng hồ đã mất 30 phút. Biết bao nhiêu lần quyết tâm bỏ thói quen lướt facebook, tiktok chỉ chú tâm làm việc mà không được. Chuyện tưởng nhỏ, dễ dàng mà thực chẳng nhỏ tí nào. Anh bạn “dễ dãi” cứ rù rì rủ rê mở lên xem một tí thôi, một tí thôi. Và anh bạn “nghiêm khắc” cật lực hò hét không được vào facebook, không được xao lãng rồi cũng đành xịu lơ chịu thua. Thế đó, bỏ đi một thói quen xấu, đâu có phải dễ dàng khi không đủ nghị lực để thắng. Nhật ký ngày… tháng… năm… Blogger Chi Nguyễn và rất nhiều anh chị mình theo dõi vẫn luôn nói nguyên tắc khi làm việc là khoảng một tiếng đồng hồ cần đứng dậy đi lại cho mắt nghỉ ngơi, vận động cơ thể một chút. Trong lòng cũng luôn nhắc nhở bản thân như vậy nhưng khi ngồi vào máy tính, tật “ngại” trỗi lên. Có khi chẳng nhớ đến, hay đang dở dang làm gì đó không muốn buông tay. Lại tiếp tục ngồi hoài. Dù anh bạn lí trí có nhắc nhở thế nào cũng vô ích. Còn anh bạn hồn nhiên thì chỉ dễ tính đồng tình sao cũng được. Ngồi hoài một chỗ, không dứng dậy, không cho mắt nghỉ ngơi rất có hại cho cơ thể. Biết vậy mà vẫn chưa thể từ bỏ thói quen không tốt này… Nhật ký ngày… tháng… năm… Hầu như mọi người ai cũng có thói quen ngồi vắt chéo chân, mà không biết tác hại cực lớn. Tư thế ngồi này có thể gây nguy cơ đau lưng, cổ, tổn thương dây thần kinh. Mình đã đặt quyết tâm mỗi lần ngồi sẽ để hai chân thẳng tiếp giáp xuống đất, tránh việc ngồi vắt chéo chân. Một chuyện tưởng cực kỳ đơn giản như trở bàn tay, hoá ra chẳng hề dễ dàng tí nào. Chút chút lại quên. Chút chút lại thói quen cũ. Chân lại vắt chéo đung đưa nghe chừng thoải mái lạ. Quyết tâm là một chuyện. Ý chí là một chuyện. Thực hiện được hay không lại là chuyện khác, cần rất nhiều sự nghiêm khắc với bản thân. Nhật ký ngày… tháng… năm… Đồng hồ reng reng 4h30, mơ màng chẳng nghĩ gì, với tay tắt bụp rồi lại chìm vào giấc ngủ. Đến lúc tỉnh dậy thì ôi thôi quá giờ. Kế hoạch mỗi sáng dậy sớm đọc sách, tập thể dục, đi dạo hít thở khí trời vẫn đang nằm ở dự định. Hôm cố gắng lắm mới lôi nổi hai con mắt mở ra. Hôm lại mơ mơ màng màng trong giấc mộng ngọt ngào nào đó. Quên khuấy luôn một buổi sớm tinh mơ đọc sách đang chờ. Với tay tắt báo thức thì dễ hơn nhiều là bật dậy thật nhanh. Thậm chí có hôm để điện thoại thật xa, ngỡ rằng dậy tìm kiếm điện thoại cũng đủ tỉnh giấc nồng. Ai ngờ… Cứ tưởng rèn nghị lực ý chí phải là cái gì đó lớn lao lắm, hoá ra những việc cỏn con, bé nhỏ như này mới thực sự là “thử thách”. *** - Kính Cận: Đọc nhật ký rồi, cậu thấy chưa, thoải mái tự do làm theo mọi thứ mình muốn tốt hơn hay có kỷ luật với bản thân thì tốt hơn? - Xí Xọn (Mặt xịu xuống): Tớ hiểu rồi. Để cô chủ tốt hơn mỗi ngày thì tớ không được khuyến khích sự “vô tổ chức” trong cô chủ nữa. Cậu cũng cần cố gắng để ngăn tớ lại nhé. Từ giờ hai đứa mình sẽ sống thật hoà thuận giúp cô chủ sống tốt, kỷ luật bản thân từ những việc nhỏ nhất. - Kính Cận: Đồng ý! Hai đứa khoác vai nhau, cùng nở nụ cười thật tươi. *** “Khi bạn nghiêm khắc với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ dễ dàng. Khi bạn dễ dàng với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ khó khăn” (Zig Ziglar) Trong cuộc sống, cách rèn nghị lực không phải là việc gì đó thật lớn lao, vĩ đại. Rèn nghị lực, quyết tâm bắt đầu từ những điều nho nhỏ đời thường. Vượt lên những thói quen chưa tốt, kỷ luật với bản thân, chiến thắng bản thân từ những việc nhỏ nhất chính là cách rèn nghị lực ý nghĩa, quan trọng với mỗi người. Nội dung: Bùi Hồi - Học viên content 3 gốc khóa 4 Biên tập: Khánh Vi - Nhàn Lý Hình ảnh: Tuệ Tâm

  • Viết là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người hướng nội

    Khi người hướng nội viết là lúc họ được sống với sự tĩnh lặng mình yêu thích, phát huy sức mạnh của sự tập trung đến từ bên trong, trao đi giá trị bằng con chữ thông qua sự thăng hoa của bộ óc sáng tạo. Nhiều người cho rằng người hướng nội là kẻ yếu thế trong thế giới náo nhiệt. Trái với định kiến phổ biến này, sự cô đơn của họ có sức mạnh và giá trị riêng. Khoảnh khắc ở một mình là thời điểm lý tưởng để những người ngại giao tiếp bên ngoài kết nối với chính mình, tập trung cao độ và để bộ óc sáng tạo thăng hoa. Thường thì người hướng ngoại có xu hướng tập trung vào bề nổi, hướng ra bên ngoài với sự sôi động và sở thích kết nối nhiều người. Điều đó khiến người hướng ngoại có vẻ được yêu thích hơn trong xã hội hiện đại. Người hướng nội lại đam mê được tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng. Khoảnh khắc riêng tư giúp họ nạp lại nguồn năng lượng sau những buổi hẹn hò, xã giao ngoài xã hội, tìm lại sự cân bằng cho cuộc sống bình dị của mình. Như vậy, mỗi xu hướng tính cách đều có ưu nhược điểm và sự khác biệt. Biết cách phát huy điểm mạnh - khỏa lấp điểm yếu thì cơ hội thành công vẫn chia đều cho tất cả mọi người. Một trong những yếu tố để thành công - hiệu quả dù bạn hướng nội hay hướng ngoại, đó là lựa chọn công việc phù hợp với tính cách tiềm ẩn của chính mình. Theo những bài trắc nghiệm về tính cách cũng như quan sát trong cuộc sống, chúng ta thấy VIẾT là một công việc phù hợp với những người có tính hướng nội, đặc biệt là nhà văn, những nhà sáng tạo nội dung (content marketing). Tại sao lại vậy? Câu trả lời nằm ở việc: Viết thường yêu cầu người làm có khả năng tập trung trong yên tĩnh, tư duy sâu sắc, suy nghĩ kỹ lưỡng để truyền tải ý tưởng và cảm xúc của mình. Người hướng nội thường thích làm việc một mình, có thể tập trung vào công việc mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Họ thường suy nghĩ kỹ lưỡng, cẩn trọng, tập trung vào chi tiết và có khả năng nhận thức sâu sắc về con người và thế giới xung quanh. Hơn nữa, việc viết thường hiệu quả khi thực hiện trong một không gian yên tĩnh, thoải mái, tránh xa sự ồn ào của đời sống hàng ngày. Không gian này vừa giúp đạt được sự tập trung vừa thỏa mãn sở thích tĩnh lặng của người hướng nội. Chính vì vậy viết lách là công việc phù hợp với người hướng nội, giúp họ phát huy được điểm mạnh của mình là khả năng truyền đạt thông tin qua ngôn ngữ tư duy. Vậy làm thế nào giúp người hướng nội có thể tìm đúng môi trường để phát huy được điều đó? Có rất nhiều những khóa học viết, nhưng nếu bạn tìm kiếm một môi trường không chỉ cung cấp kiến thức, kỹ năng mà còn giúp phát triển tâm thức và chuyển hóa sâu sắc thì khóa học Content 3 gốc của GNH Talk là lựa chọn cực kì phù hợp. Là người hướng nội học viết, bạn sẽ nhận được nhiều giá trị: Môi trường viết giúp người hướng nội phát huy khả năng độc lập về tư duy, thoải mái sáng tạo mà không bị ràng buộc về các quy định. Chính vì vậy bạn sẽ làm việc năng suất và cho ra hiệu quả tốt hơn. Viết giúp bạn lấy lại năng lượng cân bằng sau khoảng thời gian hướng ra bên ngoài tương tác với mọi người. Viết cũng là cách giúp bạn thấu hiểu chính mình, lắng nghe quan điểm của mọi người, sắp xếp thành những bài viết chất lượng, phù hợp với độc giả bạn hướng tới. Khi bạn hướng nội, bạn thích quan sát mọi thứ từ xa, tập trung lắng nghe và suy nghĩ về những thứ diễn ra xung quanh mình một cách thấu đáo trước khi phát biểu hay hành động. Vì quen với việc ở một mình, quan điểm của bạn cũng ít bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Sự tập trung trong thời gian ở một mình, bạn có cơ hội thăng hoa với những bài viết chất lượng. Người hướng nội cũng sẵn tư duy logic, vì vậy viết giúp bạn có cơ hội Học - Hiểu - Hành cách diễn đạt những kiến thức, vốn sống cá nhân thành các bài viết hội tụ đủ 3 giá trị cốt lõi CHÂN - THIỆN - MỸ Môi trường của GNH Talk là nơi có thầy - bạn chung tam bảo: Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực. Điều này rất phù hợp với những người hướng nội coi trọng chất lượng bạn bè và kiến thức tinh hoa, mong muốn phát triển bản thân theo chiều sâu và hướng thiện. Mình cũng là một người hướng nội nhờ Content 3 gốc để SỐNG sâu sắc - sáng tạo - nghệ thuật. Đây là hành trình thử thách với nhiều gian khó nhưng vô cùng xứng đáng để bồi đắp niềm tin vững vàng và trao giá trị của bản thân. Nội dung: Phương - Học viên Content 3 gốc khóa 5 Hình ảnh: Phạm Liên

  • 3 cách chia sẻ với người thân những tinh hoa mình đã học

    Khi bạn đăng trên facebook một khung hình sống ảo hay một mẩu chuyện mua vui, hàng trăm lượt yêu thích, nhưng nếu chia sẻ về một kiến thức tinh hoa, chỉ vài người quan tâm. Điều ấy cho thấy, đạo lý không phải là một điều dễ dàng tiếp nhận, đôi khi chỉ dành cho những người có đủ duyên. Vậy tạo duyên như thế nào để ai cũng có thể tiếp cận được những điều giá trị? Mời độc giả blog 3 gốc cùng tìm hiểu "3 cách sẻ chia với người thân những tinh hoa mình đã học" qua bài viết của chị Từ Hân - Học viên lớp Content 3 gốc nhé! Mục lục 1. Chia sẻ bằng lời nói 2. Sẻ chia bằng hành động 3. Chia sẻ bằng Viết Những giá trị tinh hoa như tư duy Nhân Quả, quy luật Vô Thường hay bốn sự thật của cuộc đời Tứ Diệu Đế đã giúp ta thấy được bản chất chân thật của thế gian. Ai cũng có những nỗi khổ, không sinh già bệnh chết thì ái khổ biệt ly, và từ đó nhận thức được mục đích của cuộc đời đó là chỉ có hiểu biết mới thoát khổ. Chúng ta học cách chấp nhận khó khăn, buông bỏ tham sân si để sống một cuộc đời tỉnh thức, bình an và hiểu biết hơn. Khi hiểu được những triết lý ấy, chúng ta muốn chia sẻ với bạn bè, người thân nhưng không phải ai cũng nghĩ như những gì ta nghĩ. Có khi, ta lại trở thành một kẻ dạy đời, một người giáo điều, thậm chí là một tên kỳ lạ . Tại sao vậy? Bức tường vô minh không dễ gì phá vỡ. Ngay cả bản thân ta bao lâu vẫn loay hoay trong những khó khăn vụn vặt, cũng từng vô tình trước những lời dạy, lời khuyên của người khác bởi không biết lắng nghe, không biết hay dở và cũng chẳng biết đúng sai. Hơn nữa, những thói quen hay tập khí lâu năm đã ăn sâu vào trong tâm thức, nên để khiến cho ai đó thay đổi, sống khác đi không phải là điều dễ dàng. Chia sẻ bằng lời nói Bất cứ sự thay đổi nào cũng cần có nhân duyên của đúng lúc, đúng nơi và đúng người. Chưa kể việc ngôn từ ta nói ra có thông dụng, gần gũi và có dễ hiểu không. Thế nào là đúng lúc, đúng nơi, đúng người? Đừng vội can dự vào vấn đề của người khác khi họ chưa sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ. Có thể, họ còn ổn lắm, chưa đủ khó khăn để muốn thay đổi, chưa đủ đau để phải ngừng lại, chưa đủ khổ để chịu nghe ai đó khuyên răn. Thật lạ đời, chỉ khi con người ta thật sự khó khăn và đau khổ, họ mới thực sự thức tỉnh. Hãy chờ đến lúc, họ sẵn sàng nói ra những nỗi đau dấu kín trong lòng, dám đối diện với chính mình, đó gọi là đúng lúc. Và không phải ở đâu hay nơi nào cũng có thể đưa ra những lời giáo điều hay những triết lý nếu người ta không thực sự lắng nghe. Do đó, để có thể chia sẻ đúng nơi thì đó là nơi đủ tĩnh, có thể lắng để chia sẻ từ tận đáy lòng, có thể nghe để đón nhận những nỗi niềm chôn dấu của họ. Để chọn được đúng người thì phải thuận cảnh tùy duyên. Phật chỉ độ người hữu duyên, hà cớ gì mình cứ cố tác duyên với những người không có phận, kể cả với người thân hay người nhà. Bởi người nhà cũng có những mối duyên thuận nghịch khác nhau, có khi con cái nói cha mẹ lớn tuổi không nghe, nhưng đứa cháu khuyên ông bà lại chịu. Người hữu duyên có thể là người có nhiều cộng nghiệp với ta, họ có những nỗi đau giống ta. Nỗi đau thì có thể như nhau nhưng thái độ mỗi người mỗi khác. Nên đừng cố gắng thay đổi người khác dù bạn nhìn thấy rõ vấn đề của họ. Mỗi người sẽ có cách giải quyết riêng, chỉ cần cho họ thấy nguyên nhân thực sự, họ sẽ tự có năng lực chuyển hóa riêng. Chỉ cần bạn thấu hiểu, ở bên và chú tâm lắng nghe những chia sẻ bằng sự chân thành. Nếu ta không đồng cảm với họ thì chẳng khác nào lại làm tổn thương họ thêm lần nữa. Thế nên, để có được sự tin tưởng thì trước hết bản thân mình phải sống thật, hơn nữa phải khiêm tốn, không vì những hiểu biết của mình mà chê cười những khuyết điểm của người khác. Sẻ chia bằng hành động Nhưng cho dù cho bạn đã chọn đúng lúc, đúng nơi và đúng người thì chưa chắc đã thay đổi được ai đó, chưa chắc họ đã làm theo những chỉ dẫn của bạn. Cách tốt hơn là hãy tự mình chuyển hóa, tự mình làm gương, phương pháp này trong giáo dục cổ xưa gọi là Thân giáo. Tự mình nâng tầm bản thân thành một phiên bản tốt hơn ngày hôm qua, để ai cũng có thể nhận thấy những thay đổi tốt đẹp từ bạn, họ sẽ ghi nhận, chú ý và cảm mến. Để có thể vận dụng được thân giáo, chúng ta cần phải có biểu hiện của Chánh Niệm và Chánh Kiến. Nuôi lớn tình thương bên trong bằng chánh niệm, nghĩa là quan sát, lắng nghe cử chỉ, hành vi và thái độ, để có thể nghe thấu, hiểu sâu tâm tư của những người thân yêu mỗi khi họ gặp phiền não. Khi đã biết thương, ta chẳng ngại chi những ẩm ương của họ, nghĩa là thương cả những nông cạn hay sai lầm của họ, lắng nghe cả những giận hờn vô lý. Liệu thương đã đủ chuyển hóa ai đó hay chưa nhưng ít ra, ta cũng khơi gợi được tình thương bên trong họ. Rèn luyện nội lực bên trong bằng chánh kiến, nghĩa là trang bị những hiểu biết đúng để có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho những khổ đau của những người mình thương yêu. Đó là cách tuyệt vời nhất để thân giáo này truyền tải những thông điệp tinh hoa, thức tỉnh một tâm hồn khát khao bình yên như ta đã từng được soi sáng. Chia sẻ bằng Viết Nếu nhỡ may, thân mình chưa đủ pháp, chưa đủ hiểu biết để có thể diễn đạt mạch lạc những điều cần nói thì hãy viết. Mượn con chữ để viết về những trải nghiệm đã diễn ra trong cuộc đời, đúc kết những bài học giá trị, truyền tải những châm ngôn thức tỉnh của người nổi tiếng và kể lại những bài pháp hay của những vị Thầy. Nếu bạn đã từng học Content 3 gốc hoặc lớp Viết hiểu mình hãy sử dụng những kiến thức tinh hoa để viết những điều đơn giản trở nên giá trị, viết những điều phải đời đẹp đạo, viết để hiểu thương và lan tỏa những điều tử tế. Không phải ai cũng có thể dễ dàng đón nhận, nhưng một bài viết giá trị sẽ là phương thuốc chữa lành cho những tâm hồn bị tổn thương, có thể giúp ích cho những cuộc đời hoang mang đang lạc bước trên con đường chuyển hóa. Trước khi ai đó tìm thấy hạnh phúc, chắc hẳn họ cũng đã từng khổ đau. Trước khi một tâm hồn trở nên tươi đẹp, chắc hẳn nó đã từng vụn vỡ. Vậy thì khi ta muốn chia sẻ với ai đó về những điều kỳ diệu phải chờ những thời điểm kỳ diệu, khi cái cây bị gãy thực sự muốn vươn mình sống lại. Nội dung: Từ Hân - Học viên Content 3 gốc khóa 3 Biên tập: Khánh Vi Hình ảnh: Nguyễn Hùng

  • Halloween - bạn muốn hóa trang hay tẩy trang?

    Một vài năm gần đây, Halloween trở nên phổ biến với giới trẻ Việt Nam. Dường như sức hút của lễ hội không chỉ thể hiện ở những màn hóa trang kỳ quái mà ẩn đằng sau đó là khao khát được sống thật, được trải nghiệm điều mới lạ mà không sợ phán xét, chối bỏ, dị nghị. Vậy thì Halloween có thật sự là lễ hội "hóa trang" để trở nên ghê rợn, xấu xí? Hay là ngày "tẩy trang" để được sống thực là chính mình? Mục lục 1. Từ lễ hội hóa trang Halloween… 2. …đến những màn hóa trang xuyên cuộc đời 3. Đẹp đẽ lan tỏa - xấu xa nhận ra 4. Lời nhắn gửi Từ lễ hội hóa trang Halloween… Halloween có từ 2000 năm về trước, bắt nguồn từ Kitô giáo với mục đích xua đuổi tà ma và chào đón những người thân đã mất quay trở về. Tuy nhiên trải qua hàng nghìn năm, du nhập vào nhiều nền văn hóa, không phải ai cũng lưu giữ ý nghĩa này. Khi vào Việt Nam, lễ hội hóa trang đơn thuần chỉ mang tính giải trí, vui chơi, không còn màu sắc của tôn giáo và lễ nghi nữa. Thường thì con người thích hóa trang thành hoàng tử - công chúa, đàn ông thành công, phụ nữ thành đạt (những hình mẫu đẹp, chính diện) nhưng trong lễ hội khác thường này, mọi người lại bị cuốn hút bởi việc biến mình thành những nhân vật rùng rợn lượn lờ trên đường phố: phù thủy, ma quỷ, bộ xương khô, con vật kinh dị, nhân vật hoạt hình gớm ghiếc… Dường như đây là ngày duy nhất người ta không sợ xấu, thích thú với diện mạo kỳ quái nhưng cũng không kém phần hài hước của mình. Đây là dịp mong chờ của các tín đồ thời trang khi được hóa thân thành nhân vật mình thích hay trải nghiệm cảm giác lạ, thỏa sức sáng tạo những hình ảnh độc đáo, khác lạ và ấn tượng. Sự nhộn nhịp, vui vẻ, náo nhiệt khiến ta bất chợt tự hỏi: Tại sao con người có lúc lại thích thú với những hình ảnh mang tính phản diện? Những lát cắt xấu xí ngày thường ta cố gắng che đi để phô ra những điều đẹp đẽ, lộng lẫy phải chăng có lúc khiến con người căng thẳng, mệt mỏi, nhàm chán? Để rồi khi có một khoảnh khắc được “đảo vai” ta không ngần ngại muốn chớp lấy. Hàng ngày ta sợ những điều khác thường bị chê bai, ngày Halloween ta có thể “tẩy trang” để làm những điều mà ngày thường người khác cho là điên rồ. Vậy thì rốt cuộc ta đang HÓA TRANG hay đang TẨY TRANG để được là chính mình? …đến những màn hóa trang xuyên cuộc đời Sau một ngày Halloween vui nhộn, ta trở về với cuộc sống đời thường: hiện diện với sự nghiêm túc, chỉn chu, phù hợp với xu thế đám đông, không còn những chiếc mặt nạ muôn hình muôn vẻ để tiếp tục hành trình mưu sinh, đối diện với những áp lực của mình. Ta TẨY TRANG nhưng dường như lại HÓA TRANG vào những vai diễn chính diện với đầy đủ những phẩm chất theo quy chuẩn xã hội: Một người sếp thành đạt - một người nhân viên mẫn cán; một người hướng ngoại vui vẻ - một người hướng nội trầm lặng; một người cố khoác lên mình chiếc áo đồng phục để không dị biệt với thế giới xung quanh mình… Vì sống với quy chuẩn xã hội, tuân thủ thước đo đám đông, rất ít khi ta dám phá cách, thể hiện cá tính và đặc biệt không muốn bộc lộ mặt trái của mình. Thực tế ta “đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” (Bức tranh - Nguyễn Minh Châu) nhưng ta lại chỉ muốn người khác nhìn thấy diện mạo thiên thần nên tâm niệm “tốt đẹp phô ra - xấu xa đậy lại”. Mải mết phô vẻ đẹp - nỗ lực che đậy xấu xa, ta chẳng thể được là chính mình trong từng dòng cảm xúc. Muốn mặc một chiếc áo nhưng sợ không hợp tuổi, muốn bước ra vùng an toàn nhưng sợ cười chê, thèm một cuộc đời tự do nhưng lại chẳng biết làm thế nào để tự lo, thậm chí chẳng biết bản thân thật sự cần gì vì không hiểu nổi chính mình. Sống với những chiếc mặt nạ, hóa trang mình trong những vai diễn không hồi kết khiến chúng ta mệt mỏi, căng thẳng. Bề ngoài luôn cố tỏ ra mình là thiên thần nhưng đâu biết rằng sự kìm hãm và chịu đựng bên trong có thể là mầm mống của ác quỷ (tham sân si). Làm sao để cân bằng? Làm sao để dung hòa giữa 2 ranh giới? Đẹp đẽ thì lan tỏa - xấu xa thì nhận ra Một trong những ý nghĩa của lễ hội Halloween từ ngàn xưa đó là không muốn linh hồn người chết trở về nhập vào người sống nên họ tự hóa trang hình hài ma quỷ. Người ta tin rằng, để tránh khỏi những linh hồn tà ác thì phải ngụy trang thành một linh hồn độc ác. Điều đó chẳng phải cũng giống như cuộc sống của chúng ta, cái xấu cũng thèm khát được ngụy trang trong vỏ bọc đẹp đẽ? Nhiều khi chúng ta tin, để “đối đầu” với xấu ác, mình đáp trả bằng một sự xấu ác hơn? Nhiều khi ta nhầm lẫn rằng sống thật với chính mình là phô bày tất cả sự xù xì của bản thân dù điều đó làm tổn thương người khác. Không phải ai cũng nhận ra, sống thật là soi mình trong sự đa chiều, thừa nhận trong mình có ác quỷ để chuyển hóa dần thành thiên thần. Nếu thiên thần có sức hút như vậy, tại sao ta không dùng vẻ đẹp của nó để đồng cảm và chuyển hóa ác quỷ? Dùng chính tình thương - trí tuệ - sự nhẫn nại để cảm hóa lòng tham, sự ích kỷ, mê mờ? Bởi thiên thần và ác quỷ chẳng ở đâu xa, vốn dĩ vẫn tồn tại trong ta và được biểu hiện qua cảm xúc 3 gốc và cảm xúc 3 độc (hạt giống tâm đã có từ khi ta đến với thế giới này) “Khoe” đẹp đẽ để tô vẽ sự hào nhoáng- “đậy chặt” xấu xa để giấu sự bất toàn, cả một đời hóa trang, ai rồi không có lúc cảm thấy bức bối và đau khổ? Không được lựa chọn nơi sinh ra nhưng ta được lựa chọn cách để sống: Lựa chọn hóa trang cồng kềnh hay tẩy trang gọn nhẹ, chọn sống ảo với thế gian hay sống thật với chính mình, chọn chăm chút bề ngoài hay nâng tầm bên trong…Lựa chọn không hề dễ dàng nếu tự ta không thấu hiểu bản thân, không nhận diện được đâu là hạt mầm 3 gốc - đâu là hạt giống 3 độc vẫn âm ỉ nhân đôi tế bào trong tâm hồn mình. Người ta thường dùng thần số học, DISC, sinh trắc vân tay, tử vi…để hiểu bản thân nhưng còn 1 công cụ cũng giúp hiểu bản thân không kém đó là quay vào bên trong tĩnh lặng và lắng nghe tiếng nói tâm hồn mình. Muốn biết mình đẹp ở đâu - xấu chỗ nào, ta cần quay vào bên trong bằng tất cả sự tĩnh lặng và tỉnh thức. Không phải ai cũng có năng lực ngồi thiền, nhất là người mới bắt đầu, nên có một công cụ hữu ích để “tôi đi tìm tôi” đó là VIẾT. Viết giúp ta chậm lại, neo vào từng khoảnh khắc, chạm vào từng dòng suy nghĩ. Tuy nhiên nếu chỉ viết thôi là chưa đủ, để có năng lực nhận diện hạt mầm HOA (tốt đẹp, thiện lành) - soi tỏ hạt giống CỎ (tham lam, ích kỷ) , để biết cách TƯỚI TẨM hay LOẠI BỎ, ta cần VIẾT 3 GỐC. Nếu viết đơn thuần có thể khiến ta rơi vào tự cao khi chỉ thấy được mặt lợi hại, tích cực của mình thì viết 3 gốc là tấm gương soi mình khách quan - đúng sự thật như nó vốn là. Nếu viết đơn thuần che đi những xù xì gai góc rồi khiến ta rơi vào trạng thái của kìm nén và chịu đựng thì viết 3 gốc giải tỏa những căng thẳng, nhận diện rác và chuyển hóa thành hoa. Nếu viết đơn thuần là “tốt đẹp khoe ra - xấu xa đậy lại” thì viết 3 gốc cho ta hiểu “đẹp thì lan tỏa - xấu thì nhận ra” Đẹp lan tỏa để giúp đời - xấu nhận ra để sửa mình. Con đường viết 3 gốc chính là hành trình chánh kiến lại bản thân, giải mã chính mình để chuyển hóa sâu sắc. Đến với viết 3 gốc, bạn chẳng cần hóa trang, chẳng cần khoác lên mình những vai diễn quá sức, hãy cứ là mình, một ĐÓA HOA với phiên bản DUY NHẤT tự trang điểm cho mình và tô điểm cho đời. Lời nhắn gửi Thật khó để bỏ đi lớp hóa trang ngay tức khắc nhưng nếu bạn vẫn cần trang điểm thì hãy chọn cho mình một loài nước tẩy trang tốt, để sau một ngày mỏi mệt, bạn có khoảnh khắc thư giãn, cho da của mình nghỉ ngơi, để mai lại tiếp tục trang điểm trong một ngày dài. Còn nếu bạn chưa thật sự hài lòng với những lựa chọn của mình, hãy tham khảo dòng nước tẩy trang không chỉ làm sạch sâu mà còn giúp trẻ hóa tâm hồn, cân bằng cuộc sống, vun bồi sự trưởng thành có tên là Content 3 gốc tại https://talk.gnh.vn/content3goc —--- Nội dung: Nhàn Lý - Học viên Content 3 gốc khóa 1 Biên tập: Liên Thanh - Admin lớp Content 3 gốc & Viết hiểu mình

  • Cách sống chậm giữa thế gian vội vã

    Có khi nào bạn tự hỏi rằng tại sao lúc nào bản thân cũng hối hả, chạy đua với thời gian? Tại sao lúc nào bản thân cũng quay cuồng trong nhịp điệu tất tả, bận rộn? Làm thế nào để ta sống chậm lại giữa dòng đời vội vã này? Mục lục 1. Chớp mắt đã hết một ngày 2. Chúng ta cần hiểu Sống chậm là gì? 3. Làm thế nào để sống chậm giữa thế gian vội vã? Chớp mắt đã thấy hết một ngày Mỗi chúng ta, ai cũng như ai, đều trải qua một ngày với hai tư giờ đồng hồ không hơn không kém. Sáng thức giấc, vội vàng nấu ăn sáng, chuẩn bị đồ ăn trưa, chở con đến trường giữa dòng xe cộ đông đúc, tấp nập. Hết đoạn đường trắc trở đầu tiên, lại thêm một chặng thứ hai hối hả tới chỗ làm. Lại ì ạch trên con đường ngập trong xăng xe, khói bụi, tiếng còi inh ỏi. Đầu óc căng lên, váng vất dưới ánh nắng mặt trời lúc tám giờ sáng. Đến chỗ làm, nhanh nhanh chóng chóng ăn qua quýt bữa sáng và bắt đầu công việc. Lại tiếp tục tất bật, vội vã với rất nhiều giao dịch cần xử lý. Nếu thuận lợi, bạn may mắn có một ngày khá suôn sẻ. Nếu không may, có thể là một ngày nhức đầu, mệt mỏi với công việc, đối tác, sếp, đồng nghiệp. Tối về lại một guồng chạy hớt hải, đón con, tắm rửa cho con, nấu ăn tối, dạy con học.... Khi những công việc không tên tạm hết, bạn nhìn lại đã đến giờ đi ngủ. Bạn chẳng có thời gian cho bản thân, để có thể nghỉ ngơi, thư giãn, nạp lại năng lượng hay đơn giản là làm điều gì đó nhẹ nhàng mình yêu thích. Đã bao giờ bạn chậm lại một nhịp, hít thở thật sâu và tự hỏi: Tại sao lúc nào ta cũng hối hả? Làm thế nào có thể sống chậm lại giữa dòng xoáy cuộc đời tất bận này? Chúng ta cần hiểu Sống chậm là gì? Sống chậm là lối sống hướng về chất lượng trong từng khoảnh khắc, từng phút giây, không chạy theo số lượng bên ngoài, cảm nhận từng chi tiết cuộc sống. Sống chậm là cách tận hưởng từng phút giây với tất cả giác quan để có thể cảm nhận giá trị tinh thần, kết nối với cảm xúc của bản thân và xung quanh. Sống chậm là chú tâm vào một việc ngay tại thời khắc hiện tại, không phân tâm từ cái này qua cái khác. Sống chậm là nguồn nước tưới tắm cho tâm hồn được nở hoa. Đã khi nào bạn chậm lại một chút, hít thở thật sâu, nhắm mắt cho mình được thực sự thư giãn? Bạn đã thực sự nhìn lại và hiểu rằng tại sao mình cần sống chậm lại, dù chỉ một nhịp thôi? Sống chậm lại một chút, bạn mới có thể tĩnh lặng tâm hồn, nhìn sâu vào đời sống, nhìn sâu vào vấn đề để chiêm nghiệm cuộc sống. Nếu chỉ hời hợt lướt qua, ta chỉ có thể thấy lớp vỏ bọc bên ngoài cạn cợt. Ta chỉ thấy bữa cơm được mẹ nấu sẵn, ta có thể vô tình buông lời chê bai món này mặn, món này nhạt, món này chưa ngon mà nào biết gia vị mẹ nêm nếm trong bữa ăn là tất cả tình yêu, quan tâm. Hãy chậm lại một nhịp, tập nhìn sâu sắc hơn, trân quý và biết ơn từng điều bé nhỏ ta may mắn sở hữu. “Khi ăn cơm, nhìn món ăn trên bàn, hãy thấy cả quá trình đi chợ, gửi xe, lựa rau, chọn củ, về nhà, gọt rửa, nấu nướng, chiên xào, dầu nóng, mồ hôi rịn trên trán, nêm nếm tới lui… để thấy thương người nấu. Để thấy món ăn này không chỉ là một món ăn, mà là một món quà đáng Trân Quý. Để không chê này, không bình phẩm nọ. Thay vào đó, ta Thấy Biết Ơn.” Sống chậm lại một chút để có thể đúc kết những bài học cuộc sống mỗi ngày. Mỗi người ta gặp, một cuốn sách ta đọc, một câu nói hay, một lời bài hát, một cái cây,... đều có thể đem đến cho ta những giá trị, những bài học ý nghĩa. Cây thông không giống những loài cây khác. Nó lựa chọn cho mình cách sinh trưởng chậm rãi, mỗi năm chỉ cao thêm một mấu. Chính điều này giúp cây trưởng thành vững chãi, chắc chắn và có thể chịu đựng gió sương ngàn năm. Để có thể tồn tại theo nhịp điệu riêng này, cây chọn sống ở vùng đất đá, dù vất vả nhưng có thể tránh cạnh tranh các loài khác và sống rất trường thọ. Cây đã dạy cho chúng ta bài học về sự lựa chọn, sự chậm rãi sống theo tốc độ của riêng mình. Chỉ khi biết cách chậm lại, không trôi dạt theo những lắng lo thì bạn mới có thể thấu suốt chân lý trong từng mảnh nhỏ cuộc đời. Sống chậm lại giữa cuộc đời hối hả giúp bạn sống tỉnh thức trong từng khoảnh khắc. Bạn sẽ chậm rãi nhận biết từng việc mình làm, nấu bữa ăn, uống ly nước, nói chuyện với người thương, cắm lọ hoa, pha ấm trà buổi sớm mai,... nhẩn nha, bình tĩnh, tận hưởng. Không phải đang ở bên người thương mà mắt mải nhìn điện thoại, cuộc trò chuyện rơi rớt giữa hư không. Chỉ cần chầm chậm thế thôi. Bạn sẽ thấy cuộc sống trôi qua thật đẹp. Bạn đang có mặt ở đó, bạn đang hiện diện trong từng phút giây và trân quý biết ơn từng hơi thở, từng mảnh nhỏ trong đời mình. Làm thế nào để sống chậm giữa thế gian vội vã? Chỉ cần bạn muốn, bạn có thể chạm tay tới khoảnh khắc bình yên, cân bằng trong tâm với sống chậm. Bằng cách xác định được điều thực sự có giá trị, có ý nghĩa mà bạn muốn theo đuổi. Kiên trì trên con đường thực hiện mong muốn của bản thân. Thực hành thiền định. Mỗi ngày hãy dành thời gian thiền định cho tâm hồn an tĩnh, để có thể nhìn sâu vào bên trong tâm. Tập chánh niệm trong tất cả mọi việc, tận hưởng niềm vui nho nhỏ giá trị. Hòa mình vào thiên nhiên như dành thời gian chạy, đi bộ, vào rừng, đi biển, hít thở bầu không khí trong lành. Kết nối với tự nhiên sẽ khiến tâm hồn thư giãn, nhẹ nhàng bỏ quên hết bộn bề, mệt mỏi. Biết ơn và biết đủ. Với tâm thái luôn mở rộng lòng mình biết ơn vạn vật, con người, hài lòng với những thứ mình có, bạn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc, không đòi hỏi, không đua chen, không so sánh, chạy theo đời, theo người trong hối hả để bằng người này, người kia. Viết lên tiếng nói nội tâm. Một điều thực sự đơn giản, dễ dàng, gần gũi mà ai cũng có thể làm được để thực sự Sống Chậm chính là VIẾT. Viết giúp ta lưu dấu những cảm xúc, từng câu chuyện, trải nghiệm mỗi ngày. Điều ý nghĩa ta xác định được trong đời, cảm giác chú tâm trong thiền định, niềm vui sống hài hòa cùng thiên nhiên, tâm hồn tràn ngập lòng biết ơn,... hẳn ta muốn lưu giữ và nhìn lại. Nhờ viết, chỉ đơn thuần dùng ngòi bút giúp ta ghi lại tất cả, mỗi khoảnh khắc, cùng ta lưu dấu cuốn sách tâm hồn mình, đánh thức cội nguồn cảm xúc, trái tim biết rung cảm, lắng nghe thấu hiểu tiếng nói nội tâm. Viết cùng ta chậm lại, lắng sâu đúc kết những bài học giá trị trong cuộc đời. Đôi khi việc bạn cần làm chỉ là “bước chậm lại giữa thế gian vội vã”. Chậm lại, hít thở, chậm lại cảm nhận, chậm lại để yêu thương. “Bạn có cảm thấy thế gian xung quanh mình đang xoay chuyển quá vội vàng? Nếu có hãy tạm dừng một bước. Để tự hỏi, là do thế gian này vội vàng hay do chính tâm trí bạn đang quá bận rộn?” (Đại đức Hae Min). Và hãy Viết mỗi ngày để bản thân được chậm lại giữa thế gian vội vã… Nội dung: Bùi Hồi - Học viên Content 3 gốc khóa 5 Biên tập: Khánh Vi - Nhàn Lý Hình ảnh: Hoàng Minh Tuấn

  • 3 loài hoa phái nữ mê nhất ngày 20/10

    Là phụ nữ, ai cũng thích ôm trong tay những bông hoa tươi đẹp và rực rỡ. Niềm hạnh phúc còn nhân đôi khi đóa hoa ấy được người thân yêu trao tặng những dịp đặc biệt. 20/10 ngày, mời bạn cùng blog 3 gốc tìm hiểu xem những loài hoa nào đủ sức “đốn gục” trái tim của phái nữ, bạn nhé! Mục lục 1. Phái nữ kiêu sa - ai cũng thích hoa 2. Đừng chê chị em - mê hoa “đồng tiền” 3. Hãy sống như hoa - tỏa hương cho đời 4. Lời nhắn gửi ngày 20/10 Phái nữ kiêu sa - ai cũng thích hoa Có mấy ai không rung cảm trước sắc thắm của những bông hoa tươi, đặc biệt khi đó là một phụ nữ yêu cái đẹp? Phụ nữ với bản tính dịu dàng, lãng mạn, tinh tế thường rung rinh trước sự e ấp của đóa mẫu đơn; vẻ đẹp kiêu kỳ, lộng lẫy của hoa hồng; sắc rạng ngời của thủy tiên vàng; tím màu thủy chung của đóa thạch thảo; sự thanh cao, quý phái của hoa lan; sắc tinh khôi, trong trẻo của cẩm tú cầu; hoang dại nhưng lịch thiệp của địa lan… và rất nhiều loài hoa ý nghĩa khác. Phụ nữ yêu hoa không chỉ bởi hoa tô điểm mọi không gian thêm rực rỡ mà còn hé lộ tính cách, ước mơ, khao khát của mỗi người. Đóa hoa tuy cuộc đời ngắn ngủi, thậm chí sớm nở tối tàn nhưng phái nữ vẫn luôn trào dâng cảm xúc khi được người thân yêu trao tặng, bởi điều đó khiến họ cảm thấy mình được trân trọng và nâng niu. Đừng chê chị em - mê hoa “đồng tiền” Hoa tươi đẹp nhưng có người gạt đi rằng “Tặng hoa làm gì khi chúng sẽ khô héo và lụi tàn?”. Thật ra phụ nữ nào cũng thích được tặng hoa, nhưng lại không muốn lãng phí vì cuộc sống nhiều mối bận tâm, trách nhiệm, lo lắng cho người thân. Vì vậy nhiều phụ nữ chuyển sang yêu loài hoa thực tế và thiết thực hơn, đó là hoa “đồng tiền”. Hoa “đồng tiền” có lợi thế là không tàn phai, sẽ được tận dụng tối đa để mua những thứ mình thích hoặc chăm lo cho gia đình. Nếu như hoa tươi tượng trưng cho giá trị tinh thần thì hoa “đồng tiền” thể hiện giá trị vật chất. Nhiều người cho rằng, như vậy hơi thực dụng; cũng có người thấy rằng làm vậy hài hòa (Khi những đóa hoa được tạo bằng tiền vừa đẹp lại vừa có thể làm những việc có ích khác). Được tặng hoa nào cũng thật hạnh phúc nhưng nếu: Cuộc sống bận rộn, lỡ một ngày người thân của bạn quên tặng hoa; cuộc đời vô thường, lỡ một ngày người bạn yêu đổi thay, bạn chẳng nhận được bông hoa nào vào ngày đặc biệt, khi ấy bạn có buồn? Liệu có loài hoa không tàn phai, không phải đợi chờ cũng chẳng khiến mình kỳ vọng rồi hụt hẫng? Có loài hoa nào cùng mình tô điểm đến hết cuộc đời? Có loài hoa nào chỉ dành riêng cho một mình mình trên đời? Ngày hôm nay, hãy tận dụng đóa “đồng tiền” để “đầu tư” cho phát triển bản thân bằng việc tham gia các khóa học vun bồi 3 gốc, mua những cuốn sách tinh hoa để tưới tẩm tâm hồn mình. Hãy trở thành người phụ nữ đủ trí tuệ, tận dụng duyên bên ngoài để vun bồi sự vững chãi bên trong, sống một đời rực rỡ như những đóa hoa. Hãy sống như hoa - tỏa hương cho đời “Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh” Vốn dĩ, bản thân mỗi người phụ nữ đều là một bông hoa với phiên bản duy nhất. Chỉ là không phải ai cũng nhận ra, vì mải mê hướng ra bên ngoài, chối bỏ giá trị của bản thân, hiểu lầm mình cần nhiều vật trang trí mới có thể rực rỡ và tạo sự chú ý. Phụ nữ ôm trên tay bó hoa thật đẹp nhưng phụ nữ đẹp nhất khi không dựa dẫm vào ai dù trải qua bao sương gió. Phụ nữ được người bạn đời nâng niu thật hạnh phúc nhưng phụ nữ hạnh phúc nhất khi hiểu mình và tự cân bằng cảm xúc: không vui quá đà khi nhận quà - không quá bi khi mất đi điều mình trân quý. Chẳng cần vì ai mà nở rộ, chẳng cần vì ai mà lụi tàn, chỉ vì mình mà sống đẹp - vì đời mà tỏa hương, đó là cuộc đời của một đóa hoa. Nếu bạn muốn sống cuộc đời như một đóa hoa, hãy chậm lại một nhịp, tĩnh lặng quay vào bên trong để hiểu mình, nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn giá trị. Còn nếu bạn cảm thấy việc tự tìm kiếm thật gian nan và mờ mịt, hãy đến với hành trình Viết hiểu mình; hoặc sâu sắc hơn là dành 1 bông hoa "đồng tiền" để tham gia khóa viết Content 3 gốc, đắm mình trong từng con chữ để: giải mã bản thân, để từng cánh hoa tử tế trong bạn bừng nở - lan tỏa đi muôn phương… Khi ấy bạn sẽ là đóa hoa vô giá, không bao giờ héo úa, không bao giờ tàn phai, làm đẹp cho mình - cho đời bằng sức sống mãnh liệt và bền vững từ nội lực bên trong. Lời nhắn gửi ngày 20/10 Là phái nam, đừng ngần ngại tặng đóa hoa tươi thắm cho những người phụ nữ xung quanh mình nhân ngày 20/10. Đóa hoa đó có thể là bông hoa đang khoe sắc, là một món quà nhỏ, là một nụ cười, là lời ái ngữ, là cử chỉ đầy yêu thương…chỉ cần từ tâm, cũng đủ khiến một nửa thế giới rung rinh và hạnh phúc! Là phái nữ, trước khi yêu 1 loài hoa, hãy yêu chính mình; trước khi gieo hạt mầm hoa, hãy nuôi dưỡng hạt giống thiện lành bên trong, bởi bản thân mình chính là đóa hoa đẹp nhất. Đừng chờ ai đó “đốn gục” mình, hãy chủ động “đốn tim” cuộc đời bằng sự tỏa hương bằng lời ái ngữ, bằng những con chữ. Đừng ngần ngại viết câu chuyện về đóa hoa bên trong bạn, để loài hoa duy nhất trên đời mang hơi thở - sức sống của bạn sẽ tô điểm cho cuộc đời thêm đẹp tươi —----------- Nội dung: Nhàn Lý - Học viên Content 3 gốc K1 Biên tập: Liên Thanh - Admin Content 3 gốc & Viết hiểu mình Hình ảnh: Hoa Hồi

  • Giao tiếp, vì sao cần thiết?

    Giao tiếp là chìa khóa để mỗi chúng ta chạm vào con tim của ai đó. Khi có thể đào sâu vào bên trong và thấu hiểu chính mình, ta dễ dàng “đọc vị” nội tâm và thuyết phục người khác. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết cách nói và viết sao cho hiệu quả; không phải ai cũng nhận ra nguyên nhân mình nói rất nhiều nhưng đọng lại trong tâm trí người chẳng được bao nhiêu;... Blog 3 gốc mời bạn cùng suy ngẫm về chủ đề GIAO TIẾP để hiểu vì sao giao tiếp rất cần, vì sao ta càng nói càng xa, làm sao để nói cho phục và rèn luyện như thế nào để hiệu quả trong bán hàng, quản lý nhân sự hoặc trong kết nối với người thân hàng ngày, bạn nhé! Mục lục 1. Giao Tiếp - Vì Sao Rất Cần? 2. Giao Tiếp - Càng Nói Càng Xa! Nói bằng thói quen, áp đặt suy nghĩ Nói không thấu hiểu, khổ ta mệt người Lời hay mà nói khó nghe - Nhọc tâm tốn sức chẳng mang lợi gì 3. Giao Tiếp - Nói Sao Cho Phục? 4. Giao Tiếp - Rèn Luyện Cách Nào? 5. Đúc kết Giao Tiếp - Vì Sao Rất Cần? Một hoạt động mà con người làm mỗi ngày là giao tiếp, để thấu hiểu, trao đổi thông tin, thiết lập mối quan hệ và hoàn thành trách nhiệm cuộc sống. Và khi đối thoại trên các vai trò khác nhau, chúng ta không ngừng thuyết phục người khác hiểu, tin và chấp nhận ý kiến của mình. Cha, Mẹ thuyết phục con cái nghe lời vì tương lai tươi sáng. Lãnh đạo thuyết phục Nhân Viên tin vào tầm nhìn phát triển vì sự sống còn của doanh nghiệp. Người bán thuyết phục Khách Hàng tin vào chất lượng sản phẩm để nhanh chóng chốt đơn. … Giao Tiếp - Càng Nói Càng Xa! Tuy nhiên, hành động thiết yếu, gần gũi như vậy lại là nguyên do dẫn đến phần lớn sự đứt gãy và mất kết nối trong cuộc sống. Thay vì xây dựng được một sự đồng nhất về góc nhìn và niềm tin, không ít lần chúng ta lại đẩy mọi người ra xa hơn, khiến họ chán ngán, mệt mỏi và đề phòng khi mình cất giọng. Các mối quan hệ cũng dần trở nên khô cứng, gượng gạo, mất đi sự chân thành. Nhìn lại ý nghĩa giao tiếp và thực trạng rất nhiều người đang trải qua, vì sao nên nỗi? Vì sao chúng ta không thể có được sự kết nối như mình mong muốn? Vì sao chất lượng cuộc sống của chúng ta cứ giảm dần đều như chất lượng các mối quan hệ? Một góc nhìn của riêng mình thì bởi vì, chúng ta đã quá quen nói “điều mình muốn” thay vì “điều người khác cần nghe”. Nói bằng thói quen, áp đặt suy nghĩ Quan sát một chút, “nói” giao tiếp bằng ngôn từ hay phi ngôn từ là OUTPUT - một hành động hướng ra bên ngoài và mang lại sự ảnh hưởng đến người khác, dù là chủ ý hay vô tình. Và muốn truyền tải, cho đi những thông điệp chất lượng, đòi hỏi phải không ngừng “nạp dữ liệu” để trau dồi vốn từ, kiến thức và quan trọng nhất là tư duy. Bởi lẽ, giao tiếp là cách thức để diễn đạt những điều mỗi người nghĩ. Nhưng thực tế thì ngược lại, chúng ta vẫn thường “nói” bằng thói quen, bản năng và định kiến mà hiếm khi phản tỉnh lại những điều mình đang trao đi. Dần dà, những lối mòn tư duy đó khiến chúng ta có xu hướng “áp đặt” khi giao tiếp. Để rồi, khi lời nói đã không còn hiệu nghiệm, những “vũ khí” khác như độ tuổi, vai vế, chức vị, bằng cấp, danh hiệu, kinh nghiệm,... được mang ra để tăng “sức nặng” cho lời nói lại vô tình tạo nên sự "xa cách" trong mối quan hệ. Nói không thấu hiểu, khổ ta mệt người Liệu rằng siêng đọc, chăm tìm hiểu và chủ động tiếp nhận nhiều thông tin chất lượng thì có giúp lời nói có sức hút hơn không? Ừ thì cũng chưa chắc. Ví dụ, như khi nhận thấy đứa bạn thân tham gia vào một vụ làm ăn rất rủi ro, bạn lập tức can ngăn, dùng những dẫn chứng sắc bén cùng kiên trì khuyên nhủ để giúp bạn mình “tỉnh ngộ”. Cứ tưởng đã thành công trong vai trò "quân sư", nhưng đứa bạn chẳng những không nghe mà còn "block", quay lưng và nghỉ chơi mình. Đôi khi, việc tốt nhất chúng ta cần làm không phải là cứ bám vào luận điểm hay góc nhìn của mình. Như câu chuyện ở trên, nếu chậm lại một nhịp, bạn có thể hiểu ra, người bạn thân đâm đầu vào công việc kinh doanh bất chấp bởi vì đã quá mệt mỏi bởi cái nhìn coi thường của gia đình. Vậy nên, người bạn đó mới quyết tâm tìm kiếm một cơ hội để chứng minh bản thân như vậy. Và cứ nghĩ đứa bạn chí cốt sẽ ủng hộ và cho mình lời khuyên. Ai ngờ đâu chỉ nhận lại những lời đắng cay và phản bác! Đôi khi, chúng ta chỉ cần chậm lại một nhịp, quan sát điều người mình yêu quý cần để có có cách tiếp cận khéo léo hơn. Lời hay mà nói khó nghe - Nhọc tâm tốn sức chẳng mang lợi gì Sau cùng, một lý do chính để những quan điểm, góc nhìn và gửi gắm không chạm đến nhau vì cách thức truyền tải. Bạn có một góc nhìn đa chiều và thực tế, bạn cũng đủ hiểu điều mình yêu quý trăn trở nhưng mỗi lần bạn nói thì lại mang đến sự lặng thinh bởi câu từ lạnh lùng, thái độ lấn át hay giọng điệu buồn ngủ, khiến mỗi lần nói là có tác dụng “dập tắt mọi câu chuyện”. Giống như một món ăn ngon mà được đóng gói sơ sài, cẩu thả và không hấp dẫn cũng đem đến cảm giác không tốt cho người nhận. Hay dùng "tuyệt chiêu" mà “vận công” không đúng cũng dễ bị “tẩu hoả nhập ma”. Giao Tiếp - Nói Sao Cho Phục? Suy ngẫm về quá trình giao tiếp sao cho hiệu quả, tạo dựng mối quan hệ êm đẹp thì chẳng đơn giản chút nào! Bản thân mình cũng đã và đang trải qua không ít trăn trở trong quá trình kết nối với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè; không ngừng đi tìm lời giải cho những bất đồng gặp phải. Đến hiện tại, sau khi trải nghiệm hơn 7 năm với lĩnh vực nhân sự và giao tiếp với hàng ngàn người, mình nhận thấy bí quyết thuyết phục người khác cũng tương đồng với các bước “marketing” cho một sản phẩm, BIẾT - THÍCH - TIN - MUA. Để phù hợp hơn với quá trình đối thoại, mình “chuyển ngữ” 4 bước trên thành CỞI MỞ - LẮNG NGHE - TIN TƯỞNG - THUYẾT PHỤC. Và chúng ta thường thất bại khi thuyết phục ai đó bởi vì không đi tuần tự từng bước mà cứ vội đòi hỏi người khác phải chấp nhận ngay mọi điều mình nói. 1. Trước hết là dùng ngôn từ, cử chỉ và biểu cảm phù hợp để mỗi người biết về nhau và có ấn tượng tốt ban đầu. Dần dà mới tạo dựng được sự kết nối, cởi mở giãi bày suy nghĩ bên trong. Hẳn nhiên, bạn sẽ ngại chia sẻ góc nhìn riêng với những người xa lạ hay chẳng muốn trò chuyện với một người mang cái nhìn dò xét với những điều mình nói ra, phải không nào!? 2. Sau khi đã thiết lập được một “không gian” an toàn để chia sẻ, chúng ta cần không ngừng lắng để "nghe", để hiểu được về nền tảng, tính cách, mong đợi của người mình đang giao tiếp, xác định “ngôn ngữ” phù hợp cho cuộc trao đổi. Dựa trên những thông tin thu lượm được, chúng ta có thể điều chỉnh linh hoạt để cuộc trao đổi đến từ sự thích thú sẻ chia từ mọi người thay vì đi vào ngõ cụt chỉ có người nói, người nghe. Một tình huống thường thấy khi không đủ lắng nghe là mỗi người chỉ nói cái mình muốn, theo cách của mình. Dẫn đến vấn đề không được giải quyết mà chỉ làm căng thẳng hơn. 3. Khi quá trình giao tiếp dần đi vào chiều sâu và mọi người tích cực chia sẻ góc nhìn, việc tiếp theo là bạn cần dùng sự hiểu biết, trải nghiệm thực tế cùng góc nhìn đa chiều để xây dựng lòng tin cho người nghe về ích lợi của quan điểm, sản phẩm, góc nhìn của mình. "Nói có sách, mách cũng phải có chứng" chứ cứ nói bằng cảm nhận cá nhân “tôi cảm thấy thế…”, “anh cho là vậy…”, thì khó mà lay chuyển được niềm tin sắt đá bên trong mỗi người. 4. Và trong suốt quá trình truyền thông, chúng ta phải "tỉnh", phải luôn “lắng nghe” trạng thái năng lượng, ngôn từ của bản thân và sự đón nhận của người mình giao tiếp để biết chắc mình mang đến giá trị tích cực, để biết điều mình đang truyền tải đang thực sự len lỏi được vào bên trong suy nghĩ của người nghe. Mình từng chứng kiến đôi ba trường hợp nói ít còn "tỉnh", nói nhiều lại hăng quá nên dẫn chứng từa lưa, quay sang áp đặt rồi trách móc người khác. Như vậy thì chẳng khác nào "xe đang ngon trớn mà lại đâm đầu xuống vực". Khi thực hiện đúng bốn bước CỞI MỞ - LẮNG NGHE - TIN TƯỞNG - THUYẾT PHỤC, chúng ta chẳng cần dùng “thủ thuật” đắc nhân tâm hay gồng mình chứng minh nữa mà người khác sẽ đón nhận những gì bạn truyền tải một cách tự nhiên, để “tự thuyết phục” bản thân họ. Vì họ tự biết, điều đó có giá trị với chính mình. Giao Tiếp - Rèn Luyện Cách Nào? Để thuần thục các bước trên cũng không phải chuyện dăm bữa mà đòi hỏi quá trình rèn luyện và không ngừng đối thoại với bản thân. Trong nhiều cách, mình dùng cách viết để quán chiếu và phản tỉnh những trải nghiệm trong mỗi ngày sống. Thú thật, đầu óc mình không quá nhanh nhạy và không phải lúc nào cũng nghĩ ra được cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống, dẫn đến những xích mích đáng tiếc trong cuộc sống. Trải qua nhiều lần mâu thuẫn hay mệt mỏi, mình viết lại để học cách viết thấu hiểu chính mình, mạnh ở đâu, yếu chỗ nào, cách mình truyền tải có vấn đề gì và những điều mình chưa làm được cho người khác, chưa đúng ý mình trong quá trình trao đổi. Bên cạnh đó, khi viết ra những trải nghiệm sau mỗi cuộc giao tiếp không như ý, mình hiểu nhiều hơn về tâm lý, về góc nhìn và mong đợi của mọi người xung quanh, một cách tự nhiên. Và một giá trị mình nhận thêm từ viết là nâng cao được cách sắp xếp ý tứ, câu từ và lập luận của bản thân. Sau một quãng thời gian phản tư chính những câu từ viết ra, mình nhận thấy những thói quen chưa tốt trong quá trình truyền tải như câu từ còn dài, lập luận lan man và ngôn từ hơi cứng nhắc. Qua đó, mình tìm cách để chắt lọc, tổ chức và mài giũa sắc bén hơn những thông điệp muốn truyền tải. Qua một thời gian thử và sai, trải nghiệm và đúc kết, dù chưa nói xuất sắc được như các diễn giả hàng đầu nhưng ngôn từ mình phong phú, cảm xúc ổn định và cách truyền tải được khéo léo hơn nhiều. Khi nói cùng “ngôn ngữ”, không áp đặt quan điểm và linh hoạt biến chuyển để kết nối với người nghe, mình nhận lại sự đồng thuận, tin tưởng nhiều hơn, dù hao tổn ít năng lượng hơn rất nhiều. Đúc kết Như một nhà tâm lý học nổi tiếng đã từng nói, khổ đau của con người trong đời sống phần lớn đến từ mối quan hệ giữa người với người. Chìa khóa để “mở khóa” những ràng buộc và dày vò trong mọi mối quan hệ chẳng ở đâu xa xôi cả, nó vẫn nằm đó, bên trong mỗi người, chờ được khám phá. Gần vậy nhưng không có nghĩa là dễ chạm đến. Bởi nó tùy thuộc vào bạn, có dấn thân vào chuyến độc hành quay vào bên trong để thấu mình, hiểu người hay không! Chuyến đi dài sẽ đòi hỏi chút kiên nhẫn để lắng nghe, nhiều nỗ lực để đối diện những tổn thương và lối mòn tư duy đang che lấp chiếc chìa khóa mở ra cuộc đời an yên và đầy tỉnh thức của mình! Nhưng mình tin, nếu không bỏ cuộc, bạn sẽ tìm ra cách để sống cuộc đời giá trị, và nhiều yêu thương hơn. Nội dung: Tấn Vinh - Học viên Content 3 gốc khóa 3 Biên tập: Khánh Vi - Nhàn Lý Hình ảnh: Trang

bottom of page